Trắc nghiệm Hóa 11 Kết nối tri thức có đáp án

Tải về

Trắc nghiệm Hóa 11 file word

File trắc nghiệm Hóa 11 sách mới được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là trọn bộ kiến thức môn Hóa học lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm tổng hợp kiến thức lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 theo từng bài cụ thể bám sát mạch nội dung của sách giáo khoa. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT có đáp án

CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT có đáp án

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT

Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

B. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. Xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt = 2vn.

B. vt = vn≠ 0.

C. vt = 0,5vn.

D. vt = vn = 0.

Câu 3. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,

A. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.

B. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi.

C. Phản ứng hoá học không xảy ra.

D. Tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.

Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.

B. Phản ứng nghịch đã dừng.

C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.

D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi.

Câu 5. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. Cân bằng tĩnh.

B. Cân bằng động.

C. Cân bằng bền.

D. Cân bằng không bền.

Câu 6. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là

A. Sự biến đổi chất.

B. Sự dịch chuyển cân bằng.

C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.

D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.

Câu 7. Cân bằng hóa học liên quan đến loại phản ứng

A. Không thuận nghịch.

B. Thuận nghịch.

C. Một chiều.

D. Oxi hóa – khử.

Câu 8. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp : “Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận ... tốc độ phản ứng nghịch”.

A.Lớn hơn

B. Bằng

C. Nhỏ hơn

D. Khác

Câu 9. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó

A. Không xảy ra nữa.

B. Vẫn tiếp tục xảy ra.

C. Chỉ xảy ra theo chiều thuận.

D. Chỉ xảy ra theo chiều nghịch.

Câu 10: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g); \triangle\(\triangle\)rH0298> 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. tăng nhiệt độ của hệ.

B. giảm nồng độ HI.

C. tăng nồng độ H2.

D. giảm áp suất chung của hệ.

Câu 11: cho cân bằng hóa học:

N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g)

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi

A. Thay đổi áp suất của hệ.

B. Thay đổi nồng độ N2.

C. Thay đổi nhiệt độ.

D. Thêm chất xúc tác.

Câu 12: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 13. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Câu 14. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:

A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.

B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.

C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.

D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời hai chiều trong cùng điều kiện.

B. Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn.

C. Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn.

D. Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100%.

.............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết 189 trang trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 4.191
Trắc nghiệm Hóa 11 Kết nối tri thức có đáp án
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm