Đọc hiểu bài thơ Xó bếp
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy
Bài thơ Xó bếp của Nguyễn Duy là một tác phẩm đầy cảm xúc, mang đậm phong cách trữ tình sâu lắng và những chiêm nghiệm về cuộc sống. Qua hình ảnh chiếc bếp cũ kỹ nơi góc nhà, bài thơ không chỉ gợi lên những ký ức thân thuộc về gia đình, tuổi thơ mà còn ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc. Bếp lửa – biểu tượng của sự ấm áp, tình yêu thương, sự hy sinh lặng thầm – đã trở thành điểm tựa cho những suy tư của tác giả về giá trị của những điều giản dị nhưng thiêng liêng trong cuộc đời.
Với ngôn ngữ mộc mạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, Xó bếp không chỉ khơi gợi trong lòng người đọc những hoài niệm mà còn giúp ta trân trọng hơn những điều nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số đề đọc hiểu bài thơ Xó bếp có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Bài thơ Xó bếp
Nơi ấy
mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
đàn con lóc nhóc khóc cười
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sắn
xoa xít hít hà... thơm bùi cháy họng
lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
lép bép lửa tàu cau
râu tôm nấu với ruột bầu
húp suông
Nơi ấy
vùng ta còn đun rạ đun rơm
cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
con cá kho dưa quả cà kho tép
việc vặt giúp bà ta từng quen tay
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu
âm ỉ lòng ta đến bao giờ
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Mặt trận dời vào sâu
ngày mai ta dừng chân nơi nào
khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy...
2. Đọc hiểu Xó bếp - trắc nghiệm
Xó bếp
Nơi ấy
mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
đàn con lóc nhóc khóc cườibuổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sắn
xoa xít hít hà… thơm bùi cháy họng
lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
lép bép lửa tàu cau
râu tôm nấu với ruột bầu húp suông
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm
cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
con cá kho dưa quả cà kho tép
việc vặt giúp bà ta từng quen tay
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu
âm ỉ lòng ta đến bao giờ
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Mặt trận dời vào sâu
ngày mai ta dừng chân nơi nào
khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…
Mặt trận đường 9 – Nam Lào, 1971
(Trích Xó bếp, Tập thơ Mẹ và Em, Nguyễn Duy, NXB Thanh Hoá, 1987)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ lục bát xen lẫn tự do
D. Thể thơ bảy chữ
Câu 2. Nơi ấy trong đoạn trích là nơi nào?
A. Hiên nhà
B. Căn buồng cũ
C. Xó bếp
D. Mái lá đơn sơ
Câu 3. Dòng nào nêu đúng những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3?
A. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho chuối xanh; quả cà kho cá; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
B. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; thịt ba chỉ kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
C. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
D. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế khoai; gạo mùa độn ngô; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
Câu 4. Nhà thơ nghĩ về “Nơi ấy” trong hoàn cảnh nào?
A. Trong một cuộc chiến dữ dội
B. Khi đang cô đơn, lạc lõng, một mình nơi xứ người
C. Khi đang lênh đênh nơi biến khơi vô cùng, vô tận
D. Khoảng thời gian trước khi mặt trận dời vào sâu, người lính không biết trước ngày mai ra sao
Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh xó bếp?
A. Đó là nơi tầm thường, nhỏ bé nhưng chứa đầy kỉ niệm của người lính chiến với người yêu hiền dịu nơi quê nhà.
B. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng liêng để người lính chiến luôn hướng về với tất cả tin yêu.
C. Đó là nơi ấm áp, yêu thương tình cảm gia đình thiêng liêng mà vợ chồng, con cái sum vầy, hạnh phúc.
D. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, thiêng liêng với bao tình cảm bà cháu quấn quýt, yêu thương.
Câu 6. Tác dụng của thể thơ được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Phù hợp với xúc cảm mãnh liệt, cồn cào khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về quê hương xứ sở.
B. Phù hợp với xúc cảm thiết tha, nồng nàn khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về người yêu bé nhỏ nơi quê nhà.
C. Phù hợp với mạch xúc cảm tự do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về xó bếp, nơi bé nhỏ, đơn sơ mà chứa đựng bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
D. Phù hợp với mạch xúc cảm tự do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về người bà mỗi sớm chiều nhóm lên ngọn lửa..
Câu 7. Hình ảnh bóng bà và mẹ trong đoạn thơ sau biểu tượng cho điều gì?
… bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
A. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến.
B. Sức mạnh dân tộc trong hoàn cảnh gian nan.
C. Quê hương, đất nước trong những tháng năm bom đạn.
D. Những vất vả, nhọc nhằn và những yêu thương vô tận của những người bà, người mẹ Việt Nam.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8: Nêu tác dụng của phép điệp “Nơi ấy”.
Câu 9: Nội dung hai dòng thơ: đâu biết những gì chờ ta đằng kia/ chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy… có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 10: Anh/chị có cho rằng “Những vật bé nhỏ đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỷ niệm tuyệt vời” không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
3. Đọc hiểu Xó bếp - đề 1
1. Xác định cấu tứ của bài thơ Xó bếp?
Bài thơ "Xó Bếp" thể thơ tự do
Bài thơ được chia làm 4 phần
+ Khổ 1 Sự vất vả của mẹ nơi xó bếp
+ Khổ 2 Những món ăn quen thuộc được gợi về nơi xó bếp
+ Khổ 3 Miêu tả việc đun rạ đun rơm
+ Khổ 4. Hình ảnh người mẹ lúc nhớ lúc quên
2. Nội dung 2 dòng thơ: đâu biết những gì chờ ta đằng kia/chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy có ý nghĩa gì với anh/chị?
Nội dung 2 dòng thơ "Đâu biết những gì chờ ta đằng kia/Chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy" có ý nghĩa nhấn mạnh sự không biết trước tương lai và sự bắt đầu của cuộc sống từ một điểm không biết trước. Đây có thể là một tình huống mới, một ngã rẽ trong cuộc đời, hoặc một sự thay đổi đột ngột. Ý nghĩa của hai dòng thơ này có thể là sự nhấn mạnh về sự bất ngờ và không thể đoán trước của cuộc sống.
3. Anh/chị có cho rằng Những vật nhỏ bé đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỉ niệm tuyệt vời không? Vì sao?'
Câu hỏi "Những vật nhỏ bé đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỉ niệm tuyệt vời không? Vì sao?": là một câu hỏi chủ quan và phụ thuộc vào quan điểm và trải nghiệm cá nhân. Một số người có thể tin rằng những vật nhỏ bé có thể lưu giữ những kỉ niệm tuyệt vời bởi vì chúng có thể mang lại những kỷ niệm, cảm xúc và ý nghĩa đặc biệt. Những vật nhỏ bé có thể kỷ niệm một sự kiện quan trọng, một người thân yêu hoặc một khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách mỗi người đánh giá và gắn kết với những vật nhỏ bé.
4. Viết đoạn văn (10-12 câu) ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Xó bếp” của Nguyễn Duy
" Xó bếp" của Nguyễn Duy là nơi khởi nguồn, nơi gắn liền với tình yêu thương, nơi những bữa cơm gia đình chan chứa tình cảm gia đình. "Nơi ấy" mà tác giả nhắc đến rất nhiều lần đó là một xó bếp quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của những người con. Đặc biệt nơi ấy lại có người mẹ, người bà. Tính từ láy “nhễ nhại” kết hợp với “mồ hôi”. Mẹ lao động lam lũ cực khổ, mồ hôi chảy nhẹ nhàng ướt lắm máu để nuôi con khôn lớn từng ngày. Một loạt tính từ “lóc nhóc”, “nhá nhem”, “len lén”, “xó xỉnh” để chỉ bầy con thơ. Không chỉ vậy bài thơ còn ghi lại những hình ảnh khoai sắn, một loại lương thực cứu đói gắn bó với những miền quê Việt Nam. Dù khó khăn về vật chất, cái nghèo cứ bám lấy thì vẫn có thể ánh lên những niềm vui khi gia đình có thể quân quần bên nhau. Cũng tại nơi ấy từ láy “nhá nhem” được lặp lại một lần nữa. Đó là một buổi chiều tối, khi không gian đang dần trở nên mờ ảo. Đó là ranh giới giữa quên và nhớ, hai từ hoàn toàn đối lập nhau. Bài thơ “xó bếp” cũng được coi như một lời tri ân khi xó bếp là nơi khởi đầu của cuộc đời tác giả.
4. Đọc hiểu Xó bếp - đề 2
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ Xó bếp?
Tác giả (cũng chính là người con trong tác phẩm)
Câu 2: Nêu những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3 của văn bản Xó bếp.
Những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3: Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Nơi ấy
Nhá nhem giữa quên và nhớ
Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
Mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
Tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Trả lời:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Nơi ấy, bóng bà và mẹ
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng liêng để người lính chiến luôn hướng về với tất cả tin yêu.
+ Những vất vả, nhọc nhằn và những yêu thương vô tận của những người bà, người mẹ Việt Nam
+ Tạo sự diễn đạt sinh động, gợi hình gợi cảm, gợi sự sâu lắng, suy tư, trăn trở và gợi nhiều xúc cảm cho bạn đọc.
Câu 4: Nhận xét cảm xúc nổi bật của nhân vật trữ tình qua văn bản Xó bếp?
Cảm xúc của nhân vật trữ tình được gợi lên từ hình ảnh xó bếp nghèo nàn, đơn sơ, mà ấm áp yêu thương. Từ nỗi nhớ về xó bếp, lần lượt những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn bên mẹ, bên bà hiện về. Cũng chính từ những kí ức ấy gợi tác giả nghĩ về ngày mai nơi sa trường, nhưng không hề sợ hãi mà đầy động lực từ chính xó bếp đơn sơ.
Câu 5: Qua văn bản Xó bếp, anh/chị có cho rằng “Những vật bé nhỏ đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỷ niệm tuyệt vời” không? Tại sao?
Em đồng ý với quan điểm văn bản đưa ra. Bởi đôi khi, những vật bé nhỏ đó có thể gắn với những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời con người. Vật bé nhỏ đó có thể là chứng nhân cho một tình huống mà con người ta không bao giờ có thể quên được. Vật bé nhỏ đó có thể là vật có ý nghĩa quan trọng với thế giới tâm hồn của ai đó, cũng có khi lại là kỉ vật của một người thân yêu,…
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)

Bài viết hay Ngữ văn 11
Soạn Văn 11 Con đường mùa đông trang 64
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
Đoạn văn phân tích làm rõ đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian qua đoạn trích Lời tiễn dặn
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
(Chuẩn) Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ