Nắng trong vườn đọc hiểu
Đọc hiểu Nắng trong vườn
Thạch Lam là một trong những cây bút tài hoa của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, nổi bật với phong cách viết tinh tế, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Nắng trong vườn là một truyện ngắn tiêu biểu, thể hiện rõ chất thơ trong văn xuôi của ông. Tác phẩm không có cốt truyện gay cấn mà tập trung khắc họa những cảm xúc tinh tế, những rung động nhẹ nhàng của con người trước thiên nhiên, cuộc sống và kỷ niệm xưa cũ.
Hoatieu.vn xin chia sẻ đến các bạn Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn Nắng trong vườn được xây dựng nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung, nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. Qua các câu hỏi đọc hiểu, người học sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của ngôn ngữ, những suy tư triết lý nhẹ nhàng về cuộc đời và con người, cũng như bầu không khí bình yên, đầy hoài niệm mà Thạch Lam tạo ra trong tác phẩm.
Tóm tắt Nắng trong vườn
Câu chuyện là chuyện tình vào mùa hè giữa người con gái vừa tròn tuổi 15, 16 và cậu học trò 18 từ Hà Nội về quê nghỉ hè ở nhà người bạn cũ của cha trên đồn điền trồng sắn và trà. Vào khoảnh khắc mùa hè rực rỡ ấy, một chuyện tình trong veo chớm nở giữa chàng trai thị thành - Bình và cô thiếu nữ thôn quê - Hậu. Cả hai đã dành cho nhau những tình cảm thật đẹp, chàng trai đắm say trước vẻ đẹp dịu hiền của cô gái trong những buổi chiều ngập nắng và đầy thanh bình. Và rồi một tình yêu đơn sơ, trong trẻo cũng chẳng kéo dài được lâu, khi mùa hè kết thúc cũng là lúc Bình bắt đầu nhớ nhung cái hồn hoa của thành thị và rồi cô gái cũng hiểu được mình chẳng thể níu kéo bước chân của Bình. Hậu chỉ có thể nỗ lực trong vô vọng, níu kéo những cảm xúc yêu thương buổi ban đầu. Chuyện tình không nên duyên, những cảm xúc cũng vỡ vụn trong tâm hồn của chàng trai và cô gái trẻ. Có lẽ sẽ rất lâu họ mới quên được nhau, quên cảm xúc nồng cháy vào mùa hè năm ấy.
Đọc hiểu Nắng trong vườn có đáp án - đề 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều màu còn mờ lẫn trong màn sương trắng.
Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng ca một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.
Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt, và cỏ đã mềm nóng dưới gót chân, tôi thong thả xuống, đi len lỏi vào các vườn chè, sắn, rồi đến bờ sông Cong, tìm một chỗ bóng mát nghỉ ngơi. Tôi ngả người trên cỏ nằm mơ màng, đếm cái tiếng kêu của chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi.
Chiều đến, tôi lắng nghe luồng gió thì thào trong cành lá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc trên mặt sông. Tôi lần theo những con đường cỏ ướt để tìm trong bờ giậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngửng nhìn những vì sao lấp lánh trên không, dải ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông đội mũ đỏ.
(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến.
Câu 3. Nêu ngắn gọn tâm trạng của nhân vật tôi qua một ngày trải nghiệm ở miền quê.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.
Đáp án
Câu 1. Phương thức tự sự/Tự sự.
Câu 2. Biện pháp tu từ so sánh/ So sánh.
Câu 3. Tâm trạng nhân vật tôi khi trải nghiệm một ngày ở miền quê: náo nức, bình yên thư thái.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề chính như sau: Sự trải nghiệm đem lại hiểu biết, kinh nghiệm thực tế; đời sống bản thân phong phú, sâu sắc hơn.
Đọc hiểu Nắng trong vườn có đáp án - đề 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
“Gần hết mùa hè năm… tôi không rời bỏ Hà Nội một cách tự nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các kẽ lá đến nhảy múa trước mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tối chợt nhớ đến cảnh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.
Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nảy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trông toàn sắn và chè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.
Chiếc cặp cắp ở nách, tôi thong thả theo bờ sông Cong, chảy khuất khúc len giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông chải gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi, bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vụt bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo cho đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lẫn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dãy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào…”
(Trích truyện ngắn Nắng trong vườn của nhà văn Thạch Lam, NXB văn học, 2022)
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.
Câu 2. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh buổi chiều trong văn bản.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
“… Buổi chiều rất êm ả. Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại…”
Câu 4. Nhận xét về một tình cảm sâu sắc của nhân vật tôi trong đoạn trích.
Câu 5. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Đáp án
Câu 1. Ngôi thứ nhất xưng tôi
Câu 2. Hình ảnh, từ ngữ miêu tả buổi chiều trong văn bản:
+ Buổi chiều rất êm ả.
+ Về phía Tây, mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại.
+ Một đàn chim đi ăn về vụt bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa.
Câu 3. Biện pháp tu từ:
+ So sánh
+ Hình ảnh " mây trời rực rỡ những màu xán lạn, và nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một dải vàng nổi lên giữa một đồi ruộng đã bắt đầu tím lại "
Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi tả, hình ảnh mây và nắng trở nên nổi bật và sinh động hơn
+ Tạo nhịp điệu cho bài, cho bài văn có điểm nhấn và sự nổi bật ở phong cảnh thiên nhiên vào lúc chiều xuống.
Câu 4. Nhận xét:
+ Tình cảm sâu sắc với những quan cảnh đơn giản mà mộc mạc của thiên nhiên. Miêu tả theo trình tự từ lúc ở nhà đến lúc vào thành phố trong dịp nghỉ hè. Từ buổi sáng đến cảnh chiều, tình cảm và tâm trạng háo hức mong chờ của tác giả còn pha vào tính tìm tòi, yêu sự trải nghiệm và khám phá được bộc lộ rõ nét qua nhân vật trữ tình "tôi".
Câu 5. Thông điệp:
+ Sự giản dị và tươi đẹp của thiên nhiên và vạn vật. Là những hình ảnh gần gũi và quan thuộc nhưng hằng ngày ta không nhận ra vẻ đẹp của nói. Khi ta cho phép mình nghỉ ngơi, thả lỏng lúc này bản thân mới nhận ra cái đẹp dịu dàng tiềm ẩn của thiên nhiên đất trời, của đường phố, của những cảnh sống thân thuộc quanh ta.
Đọc hiểu Nắng trong vườn có đáp án - đề 3
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rở những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nỗi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. [...] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bửa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một cóng trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nỗi trắng mấy gốc trẻ cần cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đầu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẫn vào bóng tối, như những sự gia lệ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chi là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
(Nắng trong vườn, Thạch Lam)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể và giá trị ngói kể đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà văn?
Câu 2. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 từ trình bày cảm nhận của anh (chị) về chất thơ trong đoạn trích trên. Nếu rõ phương thức xây dựng đoạn văn.
Trả lời:
Câu 1.
- Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi, kể về những gì người kể nghe, thấy, cảm nhận được.
- Giá trị của ngôi kể: Thể hiện cái nhìn chủ quan của nhân vật trữ tình khi cảm nhận những vẻ đẹp của cảnh làng quê. Thông qua sự tỉnh tế của nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của cảnh vật và con người được miêu tả một cách rõ nét và sinh động.
Câu 2.
- Phép liên kết chính của đoạn trích là phép liên tưởng. Nhà văn Thạch Lam sử dụng những từ ngữ thuộc trường liên tưởng về thiên nhiên để xây dựng đoạn văn.
- Giá trị của phép liên kết: Liên kết chủ đề của đoạn trích là miêu tả cảnh vật ở thôn quê vào buổi chiều và buổi tối, thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà văn trước sự thay đổi của cảnh vật.
Câu 3.
Đoạn trích trong truyện ngắn Nắng trong vườn thể hiện những cảm xúc tỉnh tế của nhà văn Thạch Lam khi miêu tả cảnh vật thay đổi vào buổi chiều và buổi tối. Chất thơ toát lên trong đoạn trích thể hiện ở vẻ đẹp của cảnh vật trong những khía cạnh tỉnh tế nhất. Đó có thể là những ánh sáng còn sót lại của một ngày và cảnh những cánh chim tìm đi ăn về: Buổi chiều rất êm ả. Về phía tày, mây trời Tực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông nhe một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngừng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. Đó có thể là những cảm nhận tinh tế của nhà văn về sự lấn chiếm của đêm tối vào cảnh vật khi đêm xuống: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lę làng của cảnh ring nói chung quanh. Chất thơ của đoạn trích toát lên từ cách sử dụng những hình ảnh sinh động về cảnh vật thiên nhiên.
Nắng trong vườn trắc nghiệm
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào. Qua cửa, lên mấy bực vườn trè, tôi gặp ngay hai ông bà đang ngồi hóng mát ở giữa sân. Ông Ba thấy tôi reo to:
– A, cậu Bình đã lên. Từ lúc gửi giấy về, chúng tôi mong cậu mãi.
Bà Ba cũng ân cần hỏi:
– Sao cậu không đánh giây thép lên cho biết trước để ra đón?
Tôi ngả mũ chào, đáp lại lời hỏi thăm vồn vã của bà Ba, bà lạ bạn thân với mẹ tôi, hồi mẹ tôi còn buôn bán ở trên này.
[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
[…]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
D. Không có ngôi kể
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 3: Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi trưa
B. Buổi sáng
C. Buổi tối
D. Buổi chiều
Câu 4: Dòng nào sau đây miêu tả đúng ngôi nhà của ông Ba?
A. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng
B. Uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi
C. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng
D. Một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh
Câu 5: Khi được vợ chồng ông Ba mời dùng cơm, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?
A. Vui vẻ, nhưng miễn cưỡng
B. Thích thú, trân trọng
C. Vui vẻ, nhưng mệt mỏi
D. Thản nhiên, không quan tâm.
Câu 6: Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Phép liên tưởng
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép nghịch đối
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu không đúng về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích?
A. Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn
B. Giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha
C. Sử dụng hình ảnh nhiều hình ảnh ước lệ
D. Diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình
Câu 8. Câu Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố có tất cả bao nhiêu tính từ?
A. 2 tính từ
B. 3 tính từ
C. 4 tính từ
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén

Bài viết hay Ngữ văn 11
Vì sao khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"
Phân tích nghệ thuật đối trong bài Đọc Tiểu Thanh kí hay
Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia siêu hay
Năm gian nhà cỏ thấp đọc hiểu
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em