Cấu tứ bài thơ Giải đi sớm
Cấu tứ bài Tảo giải
Bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) rút trong Nhật kí trong tù ghi lại một lần chuyển lao vô cùng gian khổ mà Bác phải nếm trải, qua đó ta thấy hình ảnh tuyệt đẹp của "ông tiên trong tù". Bài thơ Tảo giải là bài hát đi đày của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Chân tay bị xiềng xích mà vẫn ung dung lạc quan. Nó giúp ta khám phá vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Giải đi sớm, mời các bạn cùng tham khảo.
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú
Dàn ý phân tích cấu tứ bài Giải đi sớm
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam .
- “Ngục trung nhật kí” gồm 134 bài thơ chữ Hán, phần lớn viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ.
- “Tảo giải” I và II là bài thứ 41 và 42 của tập nhật kí trong tù. Bác Hồ đã viết hai bài thơ này trên đường chuyển từ nhà lao Long An (nhà lao thứ 6) sang nhà lao Đồng Chính (nhà lao thứ 7).
- Vẻ đẹp của bài thơ được gợi lên từ cấu tứ và hình ảnh thơ.
2. Thân bài:
* Nhan đề: Tảo giải có nghĩa là giải đi sớm, chính xác hơn là bị giải đi sớm. Bác ghi lại rất thực cảnh mình bị chuyển lao trong đêm khuya và vào lúc rạng đông. Nếu đứng riêng, mỗi bài thơ có một nội dung tương đối độc lập. Đứng chung dưới một đầu đề, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau.
* Khái quát về cấu tứ, phân tích và đánh giá tình cảm qua từng phần của bài thơ
- Bài thơ có cấu tứ độc đáo với mạch cảm xúc bắt đầu từ sự vận động của thời gian và sự đổi thay của cảnh vật, từ đêm tối đầy trăng sao nhưng lạnh lẽo đến ban mai ấm áp và tươi sáng. Thông qua đó thể hiện khí phách hiên ngang của người cộng sản Hồ Chí Minh. Trong lúc tăm tối nhất của cuộc sống tù đày, Người vẫn lạc quan tin tưởng, vẫn hướng đến một ban mai tươi sáng, nơi có đầy hơi ấm và chứa chan ánh sáng.
- Phần I: Miêu tả khung cảnh buổi sáng sớm, khi người tù bị chuyển lao. Thái độ của người đi xa hiên ngang kiên cường, sẵn sàng đối diện với mọi vất vả, mọi hiểm nguy. Thể hiện khí phách của người cách mạng trước ngục tù, đoạ đầy.
+ Hai câu thơ đầu mở ra khung cảnh thiên nhiên trên con đường chuyển lao trong một khoảng không gian, thời gian cụ thể: Không gian rộng lớn của trời đất, trăng sao và khoảng thời gian đêm tối gợi cho người đọc cảm giác hoang vắng, lạnh lẽo, gợi một nỗi buồn, sự cô đơn trong lòng người
+ Người bị giải đi từ rất sớm, giữa từng đợt gió lạnh đêm thu với dây trói, xiềng xích, đói khát, áo quần không đủ ẩm ... và bao nhiêu đắng cay, cơ cực. Phải có một bản lĩnh, một khí phách khác thường, người tù ấy mới có thể ung dung, tự tại, buông ra một câu thơ nhẹ nhàng đến thế.
- Phần II: của bài thơ nói về cảnh rạng đông. Không gian và thời gian đều có sự thay đổi, đó là kết quả của quá trình vận động, thể hiện niềm tin tưởng cách mạng của người tù. Người cộng sản đã vượt lên mọi khó khăn và tin tưởng vào tương lai tươi sáng. “Chinh nhân” đã trở thành “thi nhân”. Con người làm chủ hoàn cảnh của mình.
+ Tứ thơ của Hồ Chí Minh có sự vận động mạnh mẽ: Không gian vẫn rộng lớn nhưng không lạnh lẽo, hoang vắng mà ấm áp, tràn đầy sức sống.
+ Nếu phần I xuất hiện hình ảnh “chinh nhân” thì phần II xuất hiện “hành nhân”, bản dịch thơ đều dịch là “người đi” chưa nêu bật được sắc thái biểu cảm của lời thơ. Nếu chữ “chinh nhân” làm nổi bật gian khó, vất vả thì “hành nhân” làm bật lên cảm giác thư thái, tĩnh tại. Nếu “chinh nhân” làm bật lên khí phách anh hùng thì “hành nhân” ngời sáng tư chất một nghệ sĩ, một con người mở rộng lòng mình đón nhận cảnh vật thiên nhiên, đang dạo bước thưởng ngoạn thiên nhiên.
* Hình ảnh, chi tiết:
- Trong phần I: Hình ảnh trăng, sao gợi ra nét đẹp khoáng đạt, kỳ vĩ, lãng mạn. Không gian như được đẩy lên cao vời, rợn ngợp. Trong cảm nhận của người tù, trăng sao như nâng đỡ nhau, có sự giao hoà quấn quýt.
- Chinh nhân - hình ảnh trung tâm của bức tranh một người đi xa vì đại nghĩa, luôn ở tư thể sẵn sàng, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ.
- Trong phần II: Thiên nhiên rực rỡ màu sắc và ánh sáng, cảnh vật như được hồi sinh, được khoác một tấm áo mới căng tràn sự sống với màu hồng của rạng đông
+ Trên bức tranh thiên nhiên của một buổi bình minh rạng rỡ, chỉ có một hành nhân dạt dào thi hứng, chan hoà và say đắm trước vẻ đẹp của tạo vật. “Hành nhân” với “chinh nhân” tuy hai mà một. Chỉ có điều, ở bài một, đó là con người đang cất bước trên đường thắm, còn bài hai là con người như đã đạt tới chặng cuối cuộc hành trình.
* Nghệ thuật (Thể thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ…)
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Giọng thơ rắn rỏi, khí thơ mạnh mẽ, thể hiện tinh thần lạc quan, bản lĩnh kiên cường của Bác.
- Điệp từ “chinh” trong câu thơ thứ ba thể hiện bản lĩnh phi thường cùng tinh thần lạc quan của Bác.
- Hình tượng thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ màn đêm tăm tối ra buổi bình minh tươi sáng, từ sự lạnh lẽo đến ấm áp.
* Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật
- “Tảo giải” là một bài thơ đặc sắc. Tính nhật kí và hướng nội của bài thơ rất rõ nét. Cảnh đêm thu gió rét. Con đường đi đày xa lắc. Có trăng sao trên núi thu. Có cảnh bình minh tráng lệ và ấm áp. Và có tâm cảnh: “Hành nhân thi hứng hốt gia nồng”.
- Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị quân thù giải đi trong gió rét trên con đường xa, với tâm thế ung dung, lạc quan và yêu đời... là một hình ảnh đẹp mà người đọc cảm nhận được qua bài thơ này. Nét vẽ chấm phá về trăng sao, về rạng đông đã tô đậm chất trữ tình và sắc thái cổ điển của bài thơ “Tảo giải”.
3. Kết bài:
Bài thơ “Tảo giải” là bài hát đi đày của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Chân tay bị xiềng xích mà vẫn ung dung lạc quan. Nó giúp ta khám phá vẻ đẹp tâm hổn Hồ Chí Minh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)
Người đàn bà tóc trắng đọc hiểu
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
-
So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt
-
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
-
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
-
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao (4 đề)
-
Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
-
Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
-
Đọc hiểu Đời thừa Nam Cao
-
Cây tam cúc đọc hiểu
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
-
Đọc hiểu Kép Tư Bền (có đáp án)
-
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
-
Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
-
Tống Trân Cúc Hoa đọc hiểu (3 đề)

Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
Thuyết minh về Mùa xuân chín (có dàn ý)
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Tiếng hát con tàu
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?