Tự tình tháng ba đọc hiểu
Tự tình tháng 3 đọc hiểu
“Tự tình tháng Ba” là tác phẩm in trong tập thơ “Chỉ em và chiếc bình pha lê biết” của tác giả Bình Nguyên Trang. Bài thơ đã khơi lên trong lòng độc giả những nỗi niềm đồng cảm sâu xa về tháng ba trong những miền nhớ.
Trong bài viết này, Hoatieu xin giới thiệu đến các em một số đề đọc hiểu bài thơ Tự tình tháng ba của tác giả Bình Nguyên Trang, kèm theo đáp án chi tiết. Những đề đọc hiểu này được thiết kế nhằm giúp các em nắm bắt sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thông qua việc phân tích và trả lời các câu hỏi, các em sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp của ngôn từ, cảm xúc và thông điệp mà tác giả gửi gắm, từ đó hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của bài thơ. Đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình học tập và cảm thụ văn học.
Tự tình tháng ba trắc nghiệm
Mùa xuân ơi
Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm
Tháng ba sương khói như lòng
Tôi thả tình tôi trên một dòng sông
Chiều đồng giao nhức màu hoa bèo tím
Mặc năm tháng ngày đêm
Kí ức xanh một vùng bến bãi
Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải
Dáng con đò gầy như dáng chị tôi
Vàng đi nắng ơi
Cho nỗi buồn tôi rạng ngời hy vọng
Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sóng
Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình
Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh
Cho bài hát hoài niệm về quê cũ
Dẫu tháng năm chưa bao giờ yên ngủ
Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn
Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm
Nỗi đau đáu của một người viễn xứ
Ngày đang mới trong một chiều đã cũ
Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh
(Trích: Tự tình tháng ba, Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, NXB Văn học 2003, tr.16 - 17)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
A. Phong cách ngôn ngữ hành chính
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2. Các phương thức biểu đạt của văn bản là:
A. Tự sự, nghị luận
B. Nghị luận, biểu cảm
C. Biểu cảm, tự sự
D. Thuyết minh, nghị luận
Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ.
B. Hiện đại.
C. Tự do.
D. Tám chữ.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Dáng con đò gầy như dáng chị tôi”?
A. Nhân hóa
B. Đối lập
C. So sánh
D. Ẩn dụ
Câu 5. Trong đoạn thơ, tháng ba được miêu tả như thế nào?
A. Sương mù
B. Mưa rào
C. Sương khói
D. Gió lùa
Câu 6. Màu hoa bèo trong đoạn thơ trên được miêu tả là:
A. Màu đỏ
B. Màu vàng
C. Màu xanh
D. Màu tím
Câu 7. Kí ức xanh trong bài thơ nghĩa là gì?
A. Kí ức tươi đẹp
B. Kí ức đau thương
C. Kí ức xanh biếc
D. Kí ức giàu sức sống
Câu 8. Con đò trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Dáng đầy đặn
B. Dáng thon gọn
C. Dáng mập mạp
D. Dáng tròn trịa
Câu 9 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu “Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm” trong đoạn thơ là gì?
Ý nghĩa của câu “Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm” là: Tác giả đã rời xa quê hương để tìm kiếm những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc nhằm giữ gìn trân trọng những kí ức xanh của mình và cả một vùng bến bãi. Nó cũng thể hiện tinh thần phiêu lưu, tìm kiếm và khao khát vươn tới những điều mới mẻ đầy ý nghĩa
Câu 10 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích.
+ Yêu mến thiết tha, gắn bó sâu nặng, đau đáu nhớ nhung về một miền quê lam lũ mà thơ mộng.
+ Đó là tình cảm đẹp đẽ của một con người có ý thức về cội nguồn; tình cảm ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc và xúc động.
Đọc hiểu Mùa xuân ơi Người gieo hạt trên cánh đồng kỷ niệm
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 2. Nhà thơ đã vẽ nên hoài niệm về tháng ba bằng những sắc màu nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Dáng con đò gầy như dáng chị tôi
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích.
Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả trong câu thơ "Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm", anh/chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa cho bản thân.
Gợi ý
Câu 1:
- Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: "Tôi"
Câu 2:
- Nhà thơ đã vẽ nên hoài niệm về tháng ba bằng những sắc màu: màu sương khói, màu hoa bèo tím, màu xanh kí ức, màu hoa cà hoa cải, màu nắng vàng, màu hoa gạo
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: So sánh (Dáng con đò gầy như dáng chị tôi)
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ
+ Tác giả thông qua đó thể hiện cảm xúc nhớ thương đối với sự vật và con người nơi quê nhà
Câu 4:
Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích chính là sự nhớ thương, gắn bó thiết tha đối với những cảnh vật chốn cũ. Không chỉ vậy đó còn là tình cảm dành cho đất nước, dành cho dân tộc nồng nàn, cao cả.
Câu 5:
Từ suy ngẫm của tác giả trong câu thơ “tôi đi xa để gần gũi ngàn năm”, có thể rút ra thông điệp ý nghĩa cho bản thân là: Dù chúng ta có đi xa đến đâu thì cũng không thể nào quên đi những giá trị truyền thống, những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Chúng ta cần phải luôn gìn giữ và phát huy những giá trị đó để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?
(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo
Phân tích bài thơ Thu vịnh
Soạn Văn 11 Cánh Diều bài Lời tiễn dặn
Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
-
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
-
Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều lớp 11
-
Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo
-
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn

Bài viết hay Ngữ văn 11
Đọc truyện Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
Soạn bài "Và tôi vẫn muốn mẹ"
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều