Năm mới chúc nhau đọc hiểu
Bộ đề đọc hiểu Năm mới chúc nhau
Năm mới chúc nhau là một bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương, được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, mang đậm chất trào phúng, châm biếm đặc trưng của ông. Qua những lời chúc Tết tưởng như vui vẻ, tác giả đã khéo léo phơi bày một xã hội đầy bất ổn, nơi giá trị đạo đức bị đảo lộn, con người sống chạy theo vật chất và danh lợi. Tiếng cười trong bài thơ không đơn thuần là hài hước mà mang sắc thái chua chát, thể hiện nỗi lòng của một nhà nho yêu nước, bất lực trước thời cuộc.
Trong bài viết này, Hoatieu xin gửi đến các em bộ đề đọc hiểu bài thơ Năm mới chúc nhau, giúp các em hiểu sâu hơn về nội dung, nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Đọc hiểu Năm mới chúc nhau - Đề 1
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
-(Trần Tế Xương)-
Câu 1: Xác định thể thơ
Câu 2: Chỉ ra 3 từ thể hiện những lời chúc của nhân vật "nó" trong bài thơ
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng cặp đại từ "nó - ông" trong bài thơ
Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Gợi ý
Câu 1: Thể thơ Thất ngôn
Câu 2: Trăm tuổi, bạc đầu râu, sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Câu 3: Nó” là đại từ chỉ để gọi một lớp người có vị trí thấp hơn mình, vừa xa cách, vừa mang tính miệt thị coi thường.
=> Xưng ông một cách trịch thượng, hạ những kẻ nhố nhăng xuống hàng đứa, nó, Tú Xương trực tiếp bộc lộ một cái nhìn khinh thị.
Câu 4: Châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than, Tú Xương gióng một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán.
Đọc hiểu Năm mới chúc nhau - Đề 2
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
-(Trần Tế Xương)-
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Liệt kê những lời chúc của nhân vật “nó” trong văn bản?
Câu 3: Việc sử dụng cặp đại từ “nó-ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?
Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Trả lời:
Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm
Câu 2: Những lời chúc của nhân vật “nó” trong văn bản là: trăm tuổi bạc đầu, mua tước, mua quan, cái sự giàu, lắm con.
Câu 3: Việc sử dụng cặp đại từ “nó-ông” trong văn bản biểu thị thái độ coi thường, khinh rẻ, căm tức của tác giả với đám quan lại thờ xưa.
Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất tham lam, sự lố bịch, đểu giả của bọn quan lại thời ấy.
Đọc hiểu Năm mới chúc nhau - Trắc nghiệm
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
-(Trần Tế Xương)-
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Thuyết minh.
Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?
A. Thơ bát cú.
B. Thơ tuyệt cú.
C. Thơ bài luật.
D. Thơ trường đoản cú.
Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?
A. Cái sự giàu.
B. Cái sự sang.
C. Trăm tuổi bạc đầu.
D. Cho ra cái giống người.
Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó – ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?
A. Coi thường, khinh rẻ, giễu cợt.
B. Coi trọng, nể phục, tán đồng.
C. Vui vẻ, phấn khởi.
D. Thất vọng, buồn đau.
Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:
A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”.
B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ.
C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức.
D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn.
Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:
A. Có lãi cao.
B. Nhiều người mua tước, mua quan
C. Đó là nghề của “ông”.
D. Thời tiết.
Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?
A. Hành vi.
B. Thái độ.
C. Nhận thức.
D. Nhân cách.
Câu 8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
>>> Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất tham lam, đểu cáng của bọn quan lại.
Câu 9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
>>> Hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt là:
+ Chúc Tết đầu năm.
+ Lì xì mừng tuổi mới.
Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
>>> Thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản là:
- Giữ gìn nhân cách, phẩm chất của mình, có thái độ rõ ràng, quan điểm chính trực trước những tiêu cực trong xã hội.
- Phát huy và gìn giữ những phong tục, tập quán, những nét văn hóa của đất nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều lớp 11
-
Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
-
Tống Trân Cúc Hoa đọc hiểu (3 đề)
-
Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
-
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn

Bài viết hay Ngữ văn 11
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm hiểu về tác giả Puskin
Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?
Đọc hiểu Tuổi trẻ là đặc ân vô giá
Trình bày suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề