Đọc hiểu Chợ Đồng có đáp án

Chợ Đồng đọc hiểu

Nổi tiếng với chùm thơ thu đã đi vào lòng biết bao người đọc yêu thơ, Nguyễn Khuyến sau khi rời chốn quan trường lui về ở ẩn nơi quê nhà đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm thơ hay trong đó  có bài thơ Chợ Đồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu bài thơ Chợ Đồng có đáp án chi tiết  sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác  phẩm.

Đọc hiểu văn bản Chợ Đồng

Đọc hiểu văn bản Chợ Đồng

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

CHỢ ĐỒNG

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

Năm nay chợ họp có đông không?

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.

Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Thi nhân Việt Nam 1932-1941, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2000, Tr.214)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Thất ngôn từ tuyệt Đường luật.

C. Bảy chữ.

D. Tự do.

Câu 3: (0.5 điểm) Chợ Đồng họp vào thời gian nào?

A. Hai mươi bốn tháng Mười Một.

B. Hai mươi bốn tháng Chạp.

C. Hai mươi bốn thàng Giêng.

D. Hai mươi bốn tháng Hai.

Câu 4. (0.5 điểm) Chợ Đồng diễn ra trong thời tiết như thế nào?

A. Gió nhẹ, trời trong.

B. Dở trời, hơi rét.

C. Mưa bụi, hơi rét.

D. Dở trời, mưa bụi, hơi rét.

Câu 5. (0.5 điểm) Không khí phiên chợ miêu tả trong hai câu thơ sau cho thấy cuộc sống của nhân dân nơi đây như thế nào?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

A. Cuộc sống yên bình.

B. Cuộc sống tươi vui.

C. Cuộc sống sung túc.

D. Cuộc sống túng thiếu, nợ nần.

Câu 6. (0.5 điểm) Các từ láy có trong văn bản

A. Xao xác, nợ nần, năm nay.

B. Nợ nần, lung tung, xao xác.

C. Xao xác, lung tung, năm nay.

D. Nợ nần, năm nay, lung tung.

Câu 7. (0.5 điểm) Giọng điệu chung của bài thơ là:

A. Giọng điệu bi thương, ai oán.

B. Giọng điệu trầm lắng, suy tư, đượm buồn.

C. Giọng điệu thanh thản, nhẹ nhàng.

D. Giọng điệu tươi vui, khỏe khoắn.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. (0.5 điểm) Nhận xét tâm trạng của tác giả thể hiện trong văn bản.

Câu 9. (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ:

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung

Câu 10. (1.0 điểm) Hình ảnh thôn quê trong bài thơ Chợ Đồng có nét gì giống và khác so với hình ảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu?

Đáp án

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 7: B

Câu 8 (0.5 điểm):

Tâm trạng của tác giả thể hiện trong văn bản:

- Buồn, xót xa trước cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, nợ nần của người dân chợ Đồng.

- Hi vọng một cuộc sống tốt đẹp sẽ sớm đến với người dân nơi đây.

Câu 9 (1.0 điểm):

- Biện pháp nghệ thuật: đối lập

- Tác dụng: Gợi lên không khí của buổi chợ tan, người về xao xác, xen vào đó là âm thanh đòi nợ nhau của những người đi chợ. Qua đó, nhấn mạnh cuộc sống túng thiếu, nợ nần, đáng thương của dân quê. Phép đối còn làm cho lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

Câu 10 (1.0 điểm):

- Giống: Đều là khung cảnh thôn quê với những hình ảnh mộc mạc, quen thuộc của nông thôn Bắc bộ.
- Khác:

+ Cảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu là cảnh thu tĩnh lặng, êm đềm, dù phảng phất nỗi buồn nhưng vẫn là một bức tranh thu đẹp, thơ mộng.

+ Cảnh thôn quê trong bài Chợ Đồng dù có âm thanh ồn ào của cảnh chợ nhưng lại gợi lên một hiện thực nghèo đói, khổ cực của người dân nơi đây.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 192
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi