Phân tích bài thơ Thu vịnh
Phân tích bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến
- 1. Bài thơ Thu Vịnh nói về gì?
- 2. Dàn ý Phân tích bài thơ Thu vịnh
- 3. Phân tích bài thơ Thu vịnh lớp 8
- 4. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài Thu vịnh
- 5. Phân tích bài thơ Thu vịnh ngắn gọn
- 6. Phân tích Thu vịnh - mẫu 1
- 7. Phân tích Thu vịnh - mẫu 2
- 8. Phân tích Thu vịnh học sinh giỏi
- 9. Phân tích bài thơ Thu vịnh ngắn nhất
Nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh kiệt tác về mùa thu với nền trời xanh ngắt cao vời vợi cùng với làn nước biếc càng như tô đậm thêm vẻ đẹp yêu kiều của bức tranh thu. Dưới đây là tổng hợp những bài phân tích bài thơ Thu vịnh hay nhất, phân tích bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã được Hoatieu tổng hợp lại xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo.
Thiên nhiên mùa thu mang vẻ đẹp nguyên sơ, thanh thoát, tĩnh lặng gợi cho tâm hồn thi nhân những cảm nhận tinh tế, đắm say, tức cảnh sinh tình. Vẻ đẹp của bức tranh thu trong bài thơ Thu vịnh gợi cho ta suy nghĩ về vai trò to lớn của thiên thiên với cuộc sống của con người. Sau đây là một số mẫu phân tích bài thơ Thu vịnh cùng với dàn ý phân tích bài Thu vịnh chi tiết sẽ giúp các em nắm được cách viết bài phân tích tác phẩm sao cho hay.
1. Bài thơ Thu Vịnh nói về gì?
Thu vịnh là một bài thơ viết về mùa thu hay tiêu biểu của tác giả Nguyễn Khuyến nằm trong chùm thơ thu của ông. Thu vịnh gợi tả tinh tế cái thanh cao, thanh đạm, thanh nhẹ cùng cái thanh trong, thanh sáng để chúng hợp lại với nhau tạo thành linh hồn thần thái của một bức tranh thu rất đặc sắc của làng cảnh Việt Nam. Thu vịnh mở ra một bức tranh thu với những nét đẹp tiêu biểu như nền trời cao xanh vời vợi cùng với màu nước biếc đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đất trời vào thu tuyệt đẹp. Thông qua đó tác giả cũng cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.
2. Dàn ý Phân tích bài thơ Thu vịnh
1. Tổng
Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.
2. Phân tích
a) Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thu
Hình ảnh “Trời thu xanh ngắt...”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa thu, “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu. Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu. “Hắt hiu”: diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu.
Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt.
b) Thực: Cảnh trăng nước của mùa thu
Màu sắc (nước biếc) hoà hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh “trông như tầng khói phủ” làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh “Song thưa để mặc ánh trăng vào” quen thuộc mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến “để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở.
Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hoà nhập của con người với ihiên nhiên. Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng.
c) Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu
Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh.
Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.
d) Kết: Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ
“Nhân hứng” tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. “Toan cất bút” nghĩa là định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ.
“Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai?
Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã “dũng thoái” treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữu cho được cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ “cái tôi” của mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. “Thẹn với “ông Đào” là một cách nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn của ông trước lương tâm của mình “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.
3. Hợp
Bài Thu vịnh tả tổng quát về mùa thu, chứ không nói một đặc cảnh “uống rượu” hay “câu cá”, nhưng ta vẫn thấy nét thu đặc biệt của Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong cảnh sắc mùa thu này, ta thấy khá rõ được tâm hồn thanh cao và khí tiết của một người: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết”. Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ (trích bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến).
3. Phân tích bài thơ Thu vịnh lớp 8
Chế Lan Viên đã từng khẳng định:
“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”
Phải chăng đúng như lời thơ trên, hành trình “nhặt chữ” của mỗi thi nhân để tìm ra vàng đời thơ ca, chính là luôn đem đến cho bạn đọc những âm vang tinh tế nhất mà cuộc sống gửi lại. Để rồi bọc lấy gom góp nên trang thơ của riêng mình, Nguyễn Khuyễn cũng là một trường hợp đặc biệt như vậy với những trau chuốt mỗi ngày thu lượm từng giọt ngọc long lanh để tạo nên giếng nhạc độc đáo cho đời thơ mà ông có, một trong số giọt ngọc long lanh, đẹp đẽ ấy không thể không kể đến “Thu vịnh”, bản tình ca êm đềm, trong veo.
Nhắc tới mùa thu là ta sẽ nhớ tới hình ảnh hoa cúc nhuộm vàng cả con đường, sương bay bay, gió nhè nhẹ se lạnh, hay gót chân thời gian ấy bỗng gõ cửa thơ ca Trung đại phải gắn liền với :
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Tỳ bà- Bích Khê)
Thế nhưng ở Nguyễn Khuyến bóng dáng nhẹ nhàng, yêu kiều của tiết trời đặc biệt này lại được báo hiệu thật bất ngờ khi:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Phải chăng với trái tim phồn hậu, đa cảm mọi rung động cuộc đời đều có thể biến thành trang thơ chẳng thế mà, nét thu đến bất ngờ gõ cửa khiến nhi nhân ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, có khi mơ màng, lúc lại buồn man mác, khơi gợi nên nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm tưởng con người. Thế nên, Nguyễn Khuyến đã gửi gắm hồn mình vào cảnh sắc đó nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu, với nét đậm đà trong màu “trời” bỗng “ Xanh ngắt”. Có ai, viết về mua thu mà day dứt, đau đáu dành riêng tình cảm cho cái màu “xanh” thăm thẳm, xanh trong, mở ra một không gian rất rộng, cao như thi nhân Tam Nguyên Yên Đổ vậy không? Chẳng thế mà, đây chưa phải lần duy nhất ông đem cho thơ hương vị say mê, phảng vào trong tiết trời thu cái màu đặc trưng này:
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm)
Hay ở “Thu điếu”:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Cả ba bài thơ của Nguyễn Khuyến thật bất ngờ khi đều dùng sắc xanh đậm đà, ngây ngất một màu để làm nền cho mùa thu, báo hiệu bước chân dòng thời gian đang về với đất trời. Thế nhưng có lẽ “Thu vịnh” mang cái đặc biệt hơn khi còn được mở ra không gian ba chiều như thành từng “tầng” nối tiếp nhau, chồng nên nhau thêm bao la, thăm thẳm, chẳng đếm rõ được có bao nhiêu, con số cụ thể như thế nào chỉ biết “mấy” hết lớp này lớp khác đan vào nhau để ôm lấy bầu trời thu thật dịu dàng. Và rồi nhà thơ đưa ánh mắt xuống gần hơn gom lại trong dáng điệu nơi “Cần trúc lơ phơ” ít ỏi, mỏng manh, thanh nhã thôi nhưng vẫn hiện nên đầy khí khách như đang một mình với những chiếc lá sót lại chống chọi bước chân thời gian. Không phải là “khóm trúc” mà là “cần trúc”, là cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu đang đong đưa khe khẽ trước gió thu “hắt hiu”, lành lạnh, thổi rất nhẹ không vội vàng nhưng cũng chẳng lưu luyến, gợi lên chút cảm giác hững hờ tựa bước chân nàng thiếu nữ kiêu sa vừa bước qua. Bóng dáng ấy lại khiến ta nhớ đến hình ảnh rặng liễu năm nào trong thơ Xuân Diệu khi chào đón thu sang:
Rặng liễu điều hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Rõ ràng cùng nhắc tới hương vị của mùa thu qua hình ảnh thiên nhiên, cây cỏ, thế nhưng nếu Xuân Diệu đem đến hơi thở buồn bã, thê lương, gấp gáp, giục giã để níu chân thời gian đến nghẹn ngào trong sự tang tóc qua hàng liễu ủ rũ như người con gái soi mình xuống dòng sông xanh. Thì Nguyễn Khuyễn lại khác, có buồn, cô đơn gửi qua các từ láy “lơ phơ”, “hắt hiu” mà vẫn cứng cỏi, dẻo dai tựa bóng dáng người quân tử nơi cây trúc thanh mảnh in trên nền trời cao bao la. Khiến tất cả vạn vật dường như đều yên tĩnh đến mức chẳng một giọt âm thanh nhỏ nào lay động nổi sự vang vọng của không gian. Đó cũng chính là biệt tài trong cách dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh mà nhà thơ Nguyễn Khuyến có được đem chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả, để rồi thi nhân mới chỉ nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu ẩn lấp nơi trang thơ vậy!
Nguyễn Khuyến vốn được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”, có lẽ bởi vì thơ của ông không tìm kiếm cái đẹp xa xôi, bóng bẩy mà chỉ dung dị ở hồn quê Việt qua lũy tre, sóng nước, ao làng. Thế nên, sự dung dị ấy đã được tác giả đem đến gửi tặng bạn đọc trong bóng dáng bức tranh mùa thu qua những khoảnh khắc thời gian thay đổi rất độc đáo:
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Chỉ với vài nét chấm phá rất nhẹ nhàng, ta đã đã bắt gặp cả hồn thu trong ánh mắt thi nhân giờ đây chợt gần hơn, không còn xa xôi nơi nền trời, cần trúc, mà đã sát bên màu “nước biếc” xanh trong. Phải chăng, ao thu vốn đã đẹp, mộng mơ đầy thi vị nay lại in nền trời “xanh ngắt” xuống dòng nước tạo thành tầng mây như “tầng khỏi phủ”, từ đó gợi ra cái nét hài hòa, mượt mà, trong trẻo hiếm thấy. Hay khi khí trời bắt đầu se lạnh vào sáng sớm hoặc chiều tối, trên mặt ao hồ, sông nước có một lớp sương mỏng trông như khói phủ, không phải “làn” mà lại là “tầng” khiến không gian cũng vì thế mà cao vời vợi, sâu thăm thẳm thấm vào tận tim ta. Ngôn từ câu thơ đã đẹp, ý thơ rất hay, song cái đẹp, cái hay ấy lại bắt nguồn ở cách sử dụng tinh tế, uyển chuyển qua nghệ thuật so sánh “như”, khiến người đọc càng có nhiều liên tưởng thi vị hơn trên nền nhạc của bản tình ca mùa thu mà Nguyễn Khuyến đã chắp bút tạo nên. Để rồi, từ cách ví von độc đáo, rất thơ này ta bỗng chợt nhớ đến chút “khói sóng" trong nét vẽ Thôi Hiệu đã viết năm nao:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Có lẽ dù giống nhau trong tâm tưởng khi cùng viết về sự mông lung, vô định của khói sóng trên sông, song Thôi Hiệu lại đem đến cho mỗi chúng ta cảm giác buồn, đượm màu sắc chia li giữa người ở kẻ đi chính trong làn sương mờ ảo ấy. Còn với Nguyễn Khuyễn thì lại khác, chất thơ của ông dụng dị, nhẹ nhàng, phảng phất trong hơi lạnh của gió thu là phong cảnh đượm tình, quấn quýt nơi thiên nhiên vào thời điểm sớm ban mai tinh khôi. Để rồi ngay sau đó, ông chợt nhận ra hương thu không chỉ quện vào nhau trong khoảnh khắc đầu ngày mới, mà còn giao hòa khi tiết trời ủ mình chờ trăng lên. Do đó, nhìn từ mặt ao, theo nét thơ của thi sĩ ta đến với căn nhà nhỏ có “song thưa” như đang mời gọi, mở cửa mà đón trăng vào phòng, khiến khung cảnh thu càng thêm thơ mộng khi được dát lên mình màu trắng bạc của vầng nguyệt trên cao, thắp sáng không gian đêm. Rõ ràng thi nhân luôn trong trạng thái mong ngóng, chờ đợi trăng đêm bước vào trang thơ qua khung cửa nhỏ, nhưng thời điểm bắt gặp người tình bé nhỏ ấy của vạn thi nhân thì Nguyễn Khuyến lại buông lời “để mặc”, phải chăng đó là sự thờ ơ có chủ ý để che đi cái bối rồi trước vẻ đẹp quá mĩ miều của thiên nhiên mà thơ ca và cuộc đời có hàng trăm ý, vạn từ cũng chẳng thể diễn tả hết được. Rồi cứ thế trăng mở ra thành một bề rộng, mặc kệ giới hạn bởi khung cửa sổ, song thưa mà vẫn mênh mông ở tinh thần, âm điệu, trái tim nhà thơ.
Tiếng ca cuộc đời chỉ reo vào lòng người những âm vang về lẽ sống tươi đẹp nhất khi trái tim ta đủ rộng để rung nạp ý thơ, người nghệ sĩ chỉ có thể gieo vần trên trang giấy vào lúc tâm hồn đã đồng điệu tha thiết hơn nơi trần thế đúng như Puskin từng nói “Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi”. Vậy nên, có lẽ chính những vần thơ được bén rễ từ đời mà Nguyễn Khuyến gửi trao, đã giúp ta hiểu rõ hơn những âm sắc trong thế gian này một cách đẹp nhất khi nhận ra sự thâm trầm, đầy thổn thức bên bước đi của dòng thời gian:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không, ngỗng nước nào
Có lẽ thời gian đã làm nhòa đi dòng kí ức, xóa bỏ những mộng mơ, nhiệt huyết của đời người và đôi lúc nó khiến ta đau nhói khi nhận ra những mất mát quá khứ không thể lấy lại trong dòng chảy hiện tại. Chẳng thế mà, khoảnh khắc điểm tô cuộc sống của Nguyễn Khuyến như một vài mảnh ghép vội vã, tưởng chừng lúng túng khi là trưa nắng vàng của nền “trời xanh ngắt”, lúc lại trở về khung cảnh sáng sớm “khói phủ” mờ hơi sương, rồi “đêm trăng” mơ màng, đó chẳng phải giây phút ông như muốn níu lại cái đẹp của thiên nhiên, đất trời trong khung thơ ghim mãi vào trái tim mình hay sao? Để rồi, bước đi của thời gian ấy cứ vô tình khiến thi nhân giật mình nhìn hiện tại, trông ra bờ giậu ngoài sân thấy “mấy chùm” hoa đã nở. Hoa nở thì đâu có gì lạ? Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa “năm ngoái” bật nở trong khoảnh khắc của mùa thu nay. Phải chăng hoa đơm bông từ năm này qua năm khác mà không tàn hay con người đang ở hiện tại như lùi hẳn về quá khứ mà luyến tiếc, xót xa ? Thế nên, sự trăn trở kiếm tìm câu trả lời của bạn đọc trên nền thơ bắt đầu hé mở khi hòa tấu cùng âm điệu theo nhịp 4/1/2, trong sự nghẹn ngào, thổn thức bởi tiếng nức nở nơi thi nhân. Từ đó, ta nghe như tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, cúc hay mai rõ ràng chỉ là cái đẹp xưa cũ, mỏng manh đã qua, khiến người đọc như thấy dáng người ngồi trầm ngâm, bất động trong dòng thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến đang chìm sâu vào quá khứ của tác giả. Câu thơ vì thế cũng mang nỗi buồn man mác. Để rồi, tâm hồn đang chìm trong quá khứ kia bỗng bị phá tan bổi âm thanh mùa thu qua một tiếng “ngỗng nước nào” trên trời đầy xa lạ. Thanh âm bất chợt vang lên không làm đất trời thêm rộn rã, bởi nó chỉ là “một” tiếng động xuất hiện nhanh rồi im bặt để trời thu càng rơi vào trầm mặc, cô liêu, tĩnh lặng, lạnh khắp không gian, đau cả lòng người, khiến ta nhớ đến câu thơ đầy triết lý mà đại thi hào Nguyễn Du từng đúc kết bên trang thơ của mình:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo tình
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Quả thật đúng như Nguyễn Du nói, nếu niềm vui ào ạt thì điệu thơ Nguyễn Khuyến chẳng ão não, cô đơn thăm thẳm như vậy, chỉ có thể nỗi buồn tràn từ đời phủ lấp từng âm vang câu chữ thì ta mới cảm nhận rõ cái thê lương mà lòng người mang theo đủ đầy đến thế. Chẳng thế mà, đứng trước cảnh vật, cảm nhận hương thu khiến tâm hồn thi sĩ bỗng dạt dào cảm xúc, song ông định góp nhặt vần đời làm thơ rồi lại ngập ngừng vì:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Thi nhân thẹn với ông Đào, thẹn điều gì? Ông Đào là nhân vật nào mà khiến cốt cách một bậc Tam Nguyên Yên Đổ cũng phải thẹn? Hóa ra, bởi ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh) một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều, đã từng đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có năm nào. Thế nhưng, xét đến cùng, về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, Nguyễn Khuyến lại còn đỗ đầu ba kì thi nên người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Thơ của Nguyễn Khuyễn cũng chẳng kém gì Đào Tiềm khi ông được coi như một trong những tác giả cổ điển lớn nhất của nước nhà với lời ngợi ca “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" Song có lẽ cái “thẹn” đáng kính ấy của Nguyễn Khuyến mà kim cổ chưa từng có, chắc hẳn do tự nhận mình thua kém về khí tiết với ông Đào, người đã từ quan một cách dứt khoát, trở thành nhân vật lừng danh trong giới chính trị Trung Hoa khi xưa còn được lưu danh thiên cổ muôn đời. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan vì thời thế lúc bấy giờ đất nước rơi vào tay giặc trốn triều đình tránh sao khỏi là công cụ sai khiến của thực dân. Do đó, về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo ở quá khứ, tiếng thơ ấy, nỗi thẹn kia thời khắc này giúp mỗi bạn đọc hiểu thấu hơn tấm lòng yêu nước, thương dân, nỗi niềm u uất của một nhân cách vĩ đại, khiến ta nhớ cái nỗi mặc cảm cao cả mà Phạm Ngũ Lão cũng từng cúi đầu:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhỉ mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì lúa thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)
Mặc dù, hai cái thẹn dù hướng tới chủ đích khác nhau, con người không giống nhau, song lại đều vương vấn một trái tim hướng về dân tộc, giang sơn, tổ quốc đáng trọng, trân kính, khiến mỗi chúng ta đều cúi đầu thán phục tận sâu trong tim mình.
Có thể nói, với bút pháp thủy mặc Đường thi cùng vẻ đẹp tuyệt bích của bức tranh thiên nhiên nơi tiết trời trong trẻo, thanh sơ, tĩnh lặng mà “Thu vịnh” đem tới chắc chắn sẽ mãi là một trong những bài thơ đỉnh cao viết về mùa thu, nơi làng cảnh trong nền văn học Việt Nam hôm nay, mai sau. Thế nên, dù Nguyễn Khuyến đã không còn trên cuộc đời nhưng ông và những vần thơ bất hủ của mình sẽ luôn sống mãi với thời gian đúng như William Wordsworth từng nói “Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người”.
4. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài Thu vịnh
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản Thu vịnh.
1. Mở bài:
- Văn học trung đại ghi dấu ấn với rất nhiều tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Cũng trong giai đoạn văn học này, có một tác giả rất đặc biệt với biệt danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam – Nguyễn Khuyến. Nhắc tới Nguyễn Khuyễn, ta không thể không nhớ đến chùm ba bài thơ thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) được coi là kiệt tác của thơ ca trung đại. Những thi phẩm này đã giúp Tam nguyên Yên Đổ bước lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu – một đề tài quen thuộc trong sáng tác của thi nhân từ cổ chí kim.
- Trong ba bài thơ thu, Thu vịnh là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng độc giả.
2. Thân bài: Phân tích những nét độc đáo, đặc sắc của bài thơ:
* Phân tích đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
+ Điểm nhìn của nhân vật trữ tình: từ dưới thấp hướng lên trên, thu gọn vào tầm mắt sắc xanh đặc trưng của bầu trời mùa thu cao, rộng.
+ Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là màu đặc trưng của bầu trời thu, màu xanh gợi ra vẻ cao, xa, rộng của bầu trời. Không gian như được đẩy cao lên nhiều tầng, nhiều lớp.
+ Với bút pháp lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh cùng với cách ngắt nhịp thường thấy trong thơ cổ điển, Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp để miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thu. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông, cao rộng, khoáng đạt của bầu trời mùa thu.
- Hai câu thực:
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
+ Điểm nhìn của nhân vật trữ tình có sự thay đổi so ban đầu: từ cao xuống thấp để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của bức tranh mùa thu nơi đồng bằng Bắc bộ.
+ Nghệ thuật đối trong 2 câu luận được sử dụng một cách tài tình.
+ Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu trong, xanh, đất trời hòa cùng một sắc. Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Câu thơ đã nêu lên đặc trưng của làn nưc[s mùa thu nơi đồng bằng Bắc bộ. Với cách miêu tả này, cảnh vật vừa quen quen thuộc, bình dị, vừa huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn.
+ Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa. Hơn nữa, từ “mặc” được tác giả sử dụng tài tình, nó thể hiện sự gần gũi, giao hòa giữa thiên nhiên và con người.
=> Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả. Nhà thơ nhận thấy vẻ cao xa, khoáng đạt của bầu trời thu, màu sắc đặc trưng và vẻ đẹp của làn nước thu, đêm trăng mùa thu. Qua đây, ta thấy Nguyễn Khuyến là người tinh tế, nhạy cảm, có tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với cảnh vật nơi làng quê.
- Hai câu luận:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
+ Cách sử dụng từ ngữ đặc sắc và tinh tế của tác giả: số từ (mấy, một),hình ảnh hoa năm ngoái, ngỗng nước nào nhằm nhấn mạnh nội dung cảm xúc mà thi nhân muỗn thể hiện.
+ Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Cụm từ “hoa năm ngoái” có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, chúng ta vẫn cảm nhận rất rõ tâm trạng u uất, hoài niệm về quá khứ của thi nhân. Thêm vào đó, tiếng ngỗng kêu lạc lõng trên không càng nhấn mạnh sự u uất, cô đơn, nhớ tiếc của nhà thơ, làm bừng tỉnh tâm hồn người thi sĩ, bừng tỉnh cả không gian mùa thu vốn thanh bình yên ắng, đem lại chút âm điệu đơn bạc, giải đi nỗi vắng lặng, tịch liêu.
+ Âm điệu câu thơ 4/1/2 kết hợp với phép đối được sử dụng tài tình, chuẩn chỉnh càng nhấn mạnh những chất chứa, bâng khuâng, suy tư, u uất khó giải tỏa. Nguyễn Khuyến ẩn ý về thực tại đáng buồn và tiếc nuối cho miền quá khứ đã đi qua.
- Hai câu kết
Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
+ Nếu như 6 câu thơ đầu thiên về tả cảnh mùa thu thì đến 2 câu cuối, tâm trạng của thi nhân được bộc lộ một cách rõ rệt.
+ Giữa khung cảnh thu đẹp và lãng mạn, thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc).
+ Câu cuối là điểm nhấn cảm xúc của bài thơ Nguyễn Khuyến thấy "thẹn" với Đào Tiểm mặc dù ông cũng chẳng thua kém gì về học thức và tài năng. Có lẽ Nguyễn Khuyến thấy hổ thẹn khi thua ở cái khí tiết của một bậc quân tử phải có, Đào Tiềm sẵn sàng từ quan khi chán ghét, cũng chẳng màng đến thế sự, cứ ung dung làm thơ, sống thanh tao ẩn dật. Còn Nguyễn Khuyến ông, lại vẫn không thể từ bỏ công danh mà ra làm quan dưới thời Pháp thuộc, khi từ quan rồi cũng chẳng thôi được cái mối ân hận khi làm quan buổi rối ren, đầy nhục nhã, ấy chính là căn nguyên của chữ "thẹn" nơi cuối bài. Nhưng cũng chính những câu thơ tỏ lòng như thế ta mới thấy được một nhân cách cao cả, một tấm lòng đầy chân thành của người quân tử, không trốn tránh sự thật mà sẵn sàng thừa nhận, nhận để biết mà không thôi tự vấn và tha thứ cho lỗi lầm xưa cũ, người như thế thật đáng trân trọng biết bao.
*Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của ngôn từ
- Sự phát triển của hình tượng chính
+ Cảnh vật có sự vận động, chuyển đổi luôn phiên với đặc trưng riêng của cảnh vật nơi làng quên Bắc bộ đã làm bật lên vẻ đẹp của bức tranh thu với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
+ Hình tượng nhân vật trữ tình: 4 câu thơ đầu khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước nhưng đến 4 câu sau, ta thấy nhân vật trữ tình chất chứa nhiều tâm sự (tiếc nuối quá khứ, xót xa cho thực…). Qua đây, ta thấy dù trong hoàn cảnh nào, Nguyễn Khuyến vẫn thể hiện mình là một người luôn nặng lòng với dân với nước.
- Tính độc đáo của các phương tiện ngôn ngữ
+Sử dụng thể thơ thất ngôn Đường luật ngắn gọn, súc tích.
+ Hình ảnh thơ bình dị, quen thuộc, mang nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ.
+ Màu sắc đường nét trong thơ hài hòa, thanh nhã.
+ Điểm nhìn đa dạng khiến cảnh thu được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau.
+ Nhiều biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt tài tình đặc biệt là nghệ thuật đối nhằm làm nổi bật bức tranh thu và tâm trạng nhân vật trữ tình.
*Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với các sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- Thu vịnh là mùa thu làm thơ, Thu điếu là mùa thu câu cá, Thu ẩm là mùa thu uống rượu. Căn cứ vào tên gọi các bài thơ, chúng ta có thể hiểu rằng, bài thơ Thu vịnh là bài thơ vịnh cảnh mùa thu nói chung, còn hai bài thơ Thu điếu và Thu âm là cảnh thu được miêu tả trong tương quan với sự việc câu cá và uống rượu. Như vậy nét độc đáo của từng bài thơ là ở điểm nhìn nghệ thuật, là sắc thái tâm trạng khi đón nhận cảnh thu. Nhà thơ Xuân Diệu rất tinh tế khi nhận xét: “Trong ba bài thơ, bài này (tức Thu vịnh) mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu”.
- Ở cả ba bài thơ thu, ta đều cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, mang hồn cốt của làng cảnh đồng bằng Bắc bộ với những đặc trưng rất riêng: bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Qua chùm thơ thu, nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật, đầy ưu tư của mình.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ
- Thu vịnh là một trong những tuyệt phẩm về mùa thu, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và tâm sự thầm kín của tác giả Nguyễn Khuyến.
- Bài thơ cũng cho thấy tài năng Nguyễn Khuyến đã đạt tới mức điêu luyện, tinh tế.
5. Phân tích bài thơ Thu vịnh ngắn gọn
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 của nước ta. Các tác phẩm của ông mang đậm tính dân tộc và thấm đẫm hình ảnh làng quê Việt Nam mộc mạc. Nổi bật trong đó là chùm thơ Thu đã gợi tả lên một bức tranh phong cảnh mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá vàng. Đặc biệt với tác phẩm Thu vịnh, nhà thơ đã vẽ lên những nét đặc trưng tiêu biểu cho mùa thu nhưng bên trong lại ẩn chứa những tâm sự thầm kín về tình yêu quê hương đất nước.
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong “Thu điếu” và “Thu ẩm”, trời thu của Thu vịnh được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la “xanh ngắt”, “ mấy tầng cao” nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ làm cho người đọc có cảm giác cảnh mùa thu được chen lẫn với màu khói. Và chính cái cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Chỉ bằng vài nét chấm phá nho nhỏ của mùa thu đã khiến cho mùa thu như có hồn và sự hòa quyện giữa cảnh thu và lòng người đi vào trong lòng người đọc Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở, két hợp với hình ảnh ánh trăng- hình ảnh quên thuộc đều có ở mỗi làng quê, góp phần vừa tạo nên cảm giác gần gũi, vừa tạo cho người đọc có được có cảm giác thiên nhiên luôn luôn hài hòa và gần gũi với nhau. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?
Nếu như cảnh vật ở 4 câu thơ trên được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đầy cảm xúc của trái tim. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Và tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Cảm giác khi nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Và nếu như 4 câu thơ trên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp hài hòa thì đến 2 câu thơ này, là một nỗi u uất của lòng người trước cảnh vật thiên nhiên, là nỗi niềm xót xa, nẫu ruột, chết lòng.
Và rồi đến 2 câu thơ kết của của bài thơ là cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
“Nhân hứng” ở đây chính là hứng làm thơ trước cảnh mùa thu, “toan cất bút” định không viết nhưng trước cảnh đẹp thì lại tạo được hứng khởi để viết. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Có lẽ thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Với hướng văn đi từ cảnh đến tình, từ tình đến người và rồi là cái kết có chút lẳng lơ nhưng mà lại vô cùng kín đáo ẩn chứa rất nhiều suy tư của người đọc
6. Phân tích Thu vịnh - mẫu 1
Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.
Nguyễn Khuỵến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đỗ Phủ - đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với “Tam biệt”, “Tam lại”...). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ Thu vịnh mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uấn của thi nhân:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tảng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác họa với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?
Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc", thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhòa. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng" trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai . Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào". Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.
Cảnh thu thêm huyễn hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.
Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.
Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoát, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm của người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.
Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.
Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.
7. Phân tích Thu vịnh - mẫu 2
Mùa thu từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong các tác phẩm thi ca nhạc họa, bởi mùa thu mang một cái vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, có lúc mơ màng, có lúc lại buồn man mác, khơi gợi nên nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm tưởng con người. Và Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, với chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng ấy là Thu điếu, Thu vịnh và Thu ẩm, nói về ba thú vui nhân mùa thu tới. Trong đó Thu vịnh được xem là bài thơ mang nhiều nét thi vị đậm đà về cảnh sắc mùa thu nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu.
Thu vịnh có nghĩa là ngâm vịnh, ca tụng về mùa thu, tuy có một số quan niệm cho rằng nên hiểu là tác giả đang trầm ngâm ngắm mùa thu mà làm thơ nhưng nếu như thế thì chưa chính xác lắm. Cả bài là những vần thơ bay bổng, mới nghe mới đọc thì tưởng chừng chỉ đơn giản là tả về mùa thu, nhưng nếu đọc mà trầm ngâm thêm chút nữa mới biết nó cũng chứa nhiều nỗi niềm tâm sự của một con người yêu nước, thương dân.
Mở ra cảnh sắc mùa thu là hai câu thơ:
"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu."
Khung cảnh mùa thu hiện ra thật trong trẻo, khoáng đạt với hình ảnh bầu trời mang một màu mây xanh ngắt, cao vời vợi, tô điểm cho khung cảnh trống trải ấy, thi nhân vẽ vào một cần trúc "lơ phơ", mềm mại, uyển chuyển trong cái gió se se lạnh "hắt hiu". "Trời thu xanh ngắt" như chính thứ tình cảm sâu đậm của nhà thơ dành cho mùa thu nơi quê hương, một mùa thu của xứ Bắc, với nét riêng biệt ấy là "cần trúc lơ phơ" vẫn mang chút mềm mại, nhưng lại chẳng yếu đuối, lả lướt như liễu. Giọng thơ chậm rãi nhẹ nhàng, vương một chút buồn man mác nơi hai chữ "hắt hiu", phải chăng thi nhân có điều chi phiền lòng?
"Nước biếc trông như tảng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào"
Trên đã có "trời xanh" dưới lại có "nước biếc", cả hai thứ ấy đều mang một màu xanh trong trẻo, dịu dàng, liệu còn có phong cảnh nào xinh đẹp hơn thế nữa? Đôi khi người đọc vì không nắm rõ nghệ thuật "đảo trang" trong thơ ca(nghệ thuật đổi âm vận sao cho câu thơ được vần) mà thường hiểu lầm hoặc hiểu không rõ nghĩa của câu thơ này. Ở đây, ý thơ có nghĩa là làn sương tựa như khói đang là đà phủ trên mặt nước biếc. Chữ "biếc" ở đây không hẳn là nước có màu ấy thật, mà cũng có khi nhà thơ tưởng tượng ra rồi viết vào cho bay bổng lại tiệp vần với nhau. Tương tự, ở câu dưới chữ "thưa" cũng được đưa vào nhằm mục đích này. Ta chợt nhận ra cảnh mùa thu trong bài được tác giả tinh tế lướt qua hai khoảng thời gian sáng và tối, ban ngày thì thấy trời xanh, nước biếc, ban đêm thì lại ngó thấy cảnh ánh trăng vàng, dịu nhẹ len lỏi từng song cửa. Trăng với mùa thu là hai thực thể rất hay song hành cùng nhau trong những bài thơ, bài văn nói về mùa thu và hơn thế nữa trăng còn là người bạn tri kỷ của thi nhân, đêm khuya thanh vắng, thi nhân chẳng có ai bầu bạn, đành làm bạn với trăng sáng, âu ngắm trăng làm thơ cũng là một thú vui tao nhã. Và cũng nhờ có ánh trăng này mùa thu trong thơ của Nguyễn Khuyến có thêm chút gì đó mộng mơ, lãng mạn hơn cũng vừa thanh tao, nhã nhặn.
"Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"
Cụm từ "hoa năm ngoái" có lẽ chúng ta không nên hiểu là hoa đã nở từ năm ngoái mà đây hẳn là tâm trạng của tác giả đang hoài niệm quá khứ, một cái quá khứ nào đó còn kéo dài trong tâm hồn của thi nhân đến ngày hôm nay, mang đến trong điệu thơ những nỗi u hoài, trầm buồn của tác giả. Hẳn rằng ấy là một ký ức ngọt ngào tựa như những đóa hoa trước giậu, khiến tác giả bỗng ngậm ngùi khi nhớ về. Trong cái không gian vốn trầm tĩnh, lắng đọng ấy bỗng nhiên bị xáo động bởi tiếng ngỗng trời, làm bừng tỉnh tâm hồn người thi sĩ, bừng tỉnh cả không gian mùa thu vốn thanh bình yên ắng, đem lại chút âm điệu đơn bạc, giải đi nỗi vắng lặng, tịch liêu.
Ở hai câu thơ cuối tâm trạng cảu nhà thơ được bộc lộ rõ hơn:
"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào"
Giữa khung cảnh trời thu đẹp và lãng mạn đến thế, thử hỏi liệu có thi nhân nào không rung động, vừa nhìn là muốn động bút làm một mạch mấy bài thơ, bài vịnh cho thỏa hứng. Nhưng chợt Nguyễn Khuyến xuất hiện một suy nghĩ rất lạ "thẹn với ông Đào", "Đào" ở đây là Đào Tiềm (tên khác là Đào Uyên Minh), vốn là một nhà thơ nhà thơ rất nổi tiếng thời Lục Triều (Trung Quốc), ông là người tài giỏi, từng đỗ tiến sĩ rồi ra làm quan, nhưng chán ghét chốn quan trường bẩn thỉu, nhũng nhiễu mà lui về ở ẩn. Vậy cớ gì mà Nguyễn Khuyến "thẹn", khi mà tính ra ông cũng chẳng thua kém gì về học thức và tài năng. Câu trả lời ấy là Nguyễn Khuyến thấy hổ thẹn khi thua ở cái khí tiết của một bậc quân tử phải có, Đào Tiềm sẵn sàng từ quan khi chán ghét, cũng chẳng màng đến thế sự, cứ ung dung làm thơ, sống thanh tao ẩn dật. Còn Nguyễn Khuyến ông, lại vẫn không thể từ bỏ công danh mà ra làm quan dưới thời Pháp thuộc, khi từ quan rồi cũng chẳng thôi được cái mối ân hận khi làm quan buổi rối ren, đầy nhục nhã, ấy chính là căn nguyên của chữ "thẹn" nơi cuối bài. Nhưng cũng chính những câu thơ tỏ lòng như thế ta mới thấy được một nhân cách cao cả, một tấm lòng đầy chân thành của người quân tử, không trốn tránh sự thật mà sẵn sàng thừa nhận, nhận để biết mà không thôi tự vấn và tha thứ cho lỗi lầm xưa cũ, người như thế thật đáng trân trọng biết bao.
Thu vịnh là bài thơ hay và đặc sắc, có mùi vị mùa thu miền quê Việt Nam thật rõ ràng và chân thực. Những câu thơ với nhịp điệu chậm rãi, mang chút suy tư, có chỗ hơi lạ lùng và khó hiểu đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về một mùa thu trong tâm hồn người thi sĩ. Đặc biệt qua những câu thơ bộc bạch ấy ta còn thấu hiểu hơn về nỗi lòng của tác giả, nỗi hổ thẹn cũng là niềm yêu nước, thương dân ẩn sâu trong tâm hồn của nhà thơ.
8. Phân tích Thu vịnh học sinh giỏi
Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.
Nguyễn Khuỵến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đỗ Phủ - đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với “Tam biệt”, “Tam lại”...). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ Thu vịnh mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uấn của thi nhân:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tảng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác họa với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?
Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc", thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhòa. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng" trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai . Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào". Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.
Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.
Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.
Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoát, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm của người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.
Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.
Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước của mình.
9. Phân tích bài thơ Thu vịnh ngắn nhất
Nguyễn Khuyến- một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, những khung cảnh, đời sống của làng quê được ngòi bút tinh tế của ông khắc lên vừa có hồn lại vừa vẻ nên được những bức ảnh làng quê vô cùng lãng mạn, trữ tình. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đã khiến cho biết bao tác phẩm của ông đi vào lòng người. Đặc biệt là chùm thơ thu, với Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm đã để lại những dấu ấn khá sâu đậm và đi vào lòng người bằng những hình ảnh, những nét đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. Và với bài thơ Thu vịnh, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong “Thu điếu” và “Thu ẩm”, trời thu của Thu vịnh được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la “xanh ngắt”, “ mấy tầng cao” nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ làm cho người đọc có cảm giác cảnh mùa thu được chen lẫn với màu khói. Và chính cái cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Chỉ bằng vài nét chấm phá nho nhỏ của mùa thu đã khiến cho mùa thu như có hồn và sự hòa quyện giữa cảnh thu và lòng người đi vào trong lòng người đọc Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở, két hợp với hình ảnh ánh trăng- hình ảnh quên thuộc đều có ở mỗi làng quê, góp phần vừa tạo nên cảm giác gần gũi, vừa tạo cho người đọc có được có cảm giác thiên nhiên luôn luôn hài hòa và gần gũi với nhau. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?
Nếu như cảnh vật ở 4 câu thơ trên được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đầy cảm xúc của trái tim. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Và tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Cảm giác khi nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Và nếu như 4 câu thơ trên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người có sự kết hợp hài hòa thì đến 2 câu thơ này, là một nỗi u uất của lòng người trước cảnh vật thiên nhiên, là nỗi niềm xót xa, nẫu ruột, chết lòng.
Và rồi đến 2 câu thơ kết của của bài thơ là cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
“Nhân hứng” ở đây chính là hứng làm thơ trước cảnh mùa thu, “toan cất bút” định không viết nhưng trước cảnh đẹp thì lại tạo được hứng khởi để viết. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Có lẽ thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Với hướng văn đi từ cảnh đến tình, từ tình đến người và rồi là cái kết có chút lẳng lơ nhưng mà lại vô cùng kín đáo ẩn chứa rất nhiều suy tư của người đọc
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nước nào có phần thuộc địa ở châu Phi rộng lớn nhất?
Bài viết số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính (6 mẫu)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ đọc hiểu (4 đề)
Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
Top 8 bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình siêu hay
Bộ đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
Đọc hiểu Tuổi trẻ là đặc ân vô giá
Gợi ý cho bạn
-
Các bài hát hay về Đoàn 2024
-
(Tuần 4) Đáp án thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024
-
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024
-
Lời bài hát Nàng - Nghi (MoiSong by MIXIGAMING)
-
Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng 7 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tài liệu
Lời bài hát Yêu sao nghề giáo viên (Lyrics, Hợp âm, Beat, Karaoke, Múa)
Cách copy dữ liệu nội dung file PDF sang Word
Có hai thùng dầu, nếu chuyển 2 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai
Lệnh ATC là gì?
Lập Hạ 2021 vào ngày nào?
Bài thu hoạch chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh