Bộ đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
Bộ đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án. Trong nội dung dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận để đánh giá năng lực học sinh môn Công nghệ 11.
Bộ đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1
1. Đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 số 1
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
A. l ┴(P’)
B. p = q = r
C. Đáp án khác
D. A và B đúng
Câu 2. Vẽ hình chiếu trục đo theo mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3. Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu?
A. Song song
B. Vuông góc
C. Xuyên tâm
D. Bất kì
Câu 4. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
A. P = r = q = 1
B. P = r = 0,5, q = 1
C. P = r ≠ q
D. P = r = 1, q = 0,5
Câu 5. Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu:
A. Song song
B. Vuông góc
C. Xuyên tâm
D. Bất kì
Câu 6. Hãy cho biết, hình chiếu nào dưới đây thuộc hình chiếu phối cảnh?
A. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
B. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ
C. Hình chiếu trục đo
D. Cả A và B
Câu 7. “Tô đậm các cạnh thấy của vật thể, hoàn thiện hình vẽ phác” thuộc bước thứ mấy trong phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 8. Chọn phát biểu sai?
A. Hình chiếu phối cảnh tạo ra cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần vật thể
B. Hình chiếu phối cảnh được chia làm 2 loại: hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và 2 điểm tụ
C. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt vật thể
D. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với 1 mặt vật thể
Câu 9. Đường gióng vẽ bằng nét:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét liền đậm
C. Nét liền mảnh
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 10. Chọn phát biểu sai:
A. “1:3” là kí hiệu của tỉ lệ thu nhỏ
B. “1:1” là kí hiệu của tỉ lệ nguyên hình
C. “2:1” là kí hiệu của tỉ lệ phóng to
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 11. Chữ số kích thước ghi bên dưới đường kích thước khi:
A. Đường kích thước nằm ngang
B. Đường kích thước thẳng đứng
C. Đường kích thước nằm nghiêng
D. Không có đáp án đúng
Câu 12. Hình dạng của nét lượn sóng là:
A. -------------------
B. ____________
C. _._._._._._._._._
D. Đáp án khác
Câu 13. 420x297 mm là kích thước khổ giấy:
A. A0
B. A1
C. A2
D. A3
Câu 14. Việc quy định khổ giấy liên quan đến:
A. Các thiết bị sản xuất giấy
B. Các thiết bị in ấn
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 15. Có mấy loại tỉ lệ:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Lề phải bản vẽ có kích thước:
A. 10 mm
B. 20 mm
C. Cả A và b đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 17. TCVN 8 – 20 : 2002 quy định:
A. Tên gọi nét vẽ
B. Hình dạng nét vẽ
C. Chiều rọng và ứng dụng nét vẽ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Có mấy loại nét vẽ thường dùng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19. Đường bao khuất vẽ bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét gạch chấm mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Trên bản vẽ kĩ thuật người ta thường làm gì để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong vật thể?
A. Mặt cắt
B. Hình cắt
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 21. Mặt cắt được thể hiện bằng:
A. Nét đứt
B. Nét liền đậm
C. Đường gạch gạch
D. Đường tâm
Câu 22. Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau về:
A. Vị trí trên hình chiếu
B. Đường bao
C. Ứng dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Hình biểu diễn của hình cắt một nửa có trục đối xứng vẽ bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét gạch chấm mảnh
D. Đáp án khác
Câu 24. Trên mặt cắt, các đường gạch gạch kẻ nghiêng bao nhiêu độ so với đường trục?
A. 30ᵒ
B. 45ᵒ
C. 60ᵒ
D. 90ᵒ
Câu 25. Trong hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng hình chiếu là:
A. Mặt tranh
B. Mặt phẳng vật thể
C. Mặt phẳng tầm mắt
D. Đáp án khác
Câu 26. Người ta phân loại hình chiếu phối cảnh theo:
A. Vị trí mặt phẳng vật thể
B. Vị trí mặt phẳng tầm mắt
C. Vị trí mặt tranh
D. Đáp án khác
Câu 27. Hình chiếu phối cảnh có mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể là:
A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 28. Trên mặt cắt, các đường gạch gạch kẻ:
A. Vuông góc với nhau
B. Song song với nhau
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Phần tự luận
Câu 1: Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo? (1điểm)
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba? (2điểm)
Đáp án đề số 1
Phần trắc nghiệm: 7 điểm
1 - C | 2 - B | 3 - A | 4 - D | 5 - C | 6 - D | 7 - A | 8 - D | 9 - C | 10 - D |
11 - D | 12 - D | 13-D | 14-C | 15-C | 16-A | 17-D | 18-D | 19-C | 20-C |
21-C | 22-D | 23-C | 24-B | 25-A | 26-C | 27-B | 28-B |
Phần tự luận: 3 điểm
Câu 1: (1 điểm)
- Một vật thể được gắn với hệ tọa độ vuông góc OXYZ với các trục tọa độ đặt theo ba chiều (dài, rộng, cao của vật thể).
- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo một phương chiếu l (không song song với P’, không song song với các trục tọa độ)
- Trên mặt phẳng P’ nhận được hình chiếu trục của vật thể và hệ tọa độ O’X’Y’Z’.
Câu 2: (2điểm)
Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:
- Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát
- Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng
Trong phương pháp chiếu góc thứ ba:
- Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát
- Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng
2. Đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 số 2
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Với vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu dùng hình chiếu biểu diễn thì hình vẽ sẽ:
A. Có nhiều nét đứt
B. Bản vẽ không rõ ràng
C. Bản vẽ không sáng sủa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Trên bản vẽ thường dùng mặt cắt, hình cắt để:
A. Biểu diễn hình dạng bên trong vật thể
B. Biểu diễn cấu tạo bên trong vật thể
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Mặt cắt có tên:
A. Mặt cắt chập
B. Mặt cắt rời
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Hình biểu diễn của hình cắt một nửa là:
A. Một nửa hình cắt
B. Một nửa hình chiếu
C. Một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu
D. Đáp án khác
Câu 5. Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét:
A. Nét đứt mảnh
B. Nét gạch chấm mảnh
C. Nét lượn sóng
D. Đáp án khác
Câu 6. Trên mặt cắt, các đường gạch gạch kẻ nghiêng bao nhiêu độ so với đường bao?
A. 30ᵒ
B. 45ᵒ
C. 60ᵒ
D. 90ᵒ
Câu 7. Trong chương trình công nghệ 11, hình chiếu nào đã được học?
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình chiếu trục đo
C. Hình chiếu phối cảnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hình chiếu phối cảnh vẽ bên cạnh hình chiếu vuông góc trong:
A. Bản vẽ thiết kế kiến trúc
B. Bản vẽ xây dựng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 9. Hình chiếu phối cảnh có điểm tụ song song với một mặt vật thể là:
A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 10. Vị trí của khung tên:
A. Góc phải phía trên bản vẽ
B. Góc phải phía dưới bản vẽ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 11. Bản vẽ kĩ thuật có lề nào kích thước 10mm?
A. Lề trái
B. Lề phải
C. Không bắt buộc
D. Đáp án khác
Câu 12. Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật được thể hiện bằng:
A. 1 nét vẽ
B. 2 nét vẽ
C. Nhiều loại nét vẽ khác nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Nét gạch chấm mảnh thể hiện:
A. Đường tâm
B. Đường trục đối xứng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 14. Đường bao thấy vẽ bằng nét:
A. Nét liền mảnh
B. Nét gạch chấm mảnh
C. Nét liền đậm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. TCVN 7284 – 2 : 2003 quy định khổ chữ và kiểu chữ của chữ Latinh viết trên:
A. Bản vẽ kĩ thuật
B. Các tài liệu kĩ thuật
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 16. 594x420 mm là kích thước khổ giấy:
A. A0
B. A1
C. A2
D. A3
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. p là hệ số biến dạng theo trục O’X’
B. q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’
C. r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 18 Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. l ┴(P)
B. p = q = r
C. l//(P’)
D. A và B đúng
Câu 19. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn:
A. 2 chiều vật thể
B. 3 chiều vật thể
C. 4 chiều vật thể
D. 1 chiều vật thể
Câu 20. Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu?
A. Song song
B. Vuông góc
C. Xuyên tâm
D. Bất kì
Câu 21. Mặt tranh là:
A. Mặt phẳng nằm ngang đặt vật thể
B. Mặt phẳng đặt vật thể
C. Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng
D. Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn
Câu 22. Theo vị trí mặt tranh, hình chiếu phối cảnh được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 23. “Nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ” thuộc bước thứ mấy trong phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Chọn phát biểu sai?
A. Hình chiếu phối cảnh tạo ra cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần vật thể
B. Hình chiếu phối cảnh được chia làm 2 loại: hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và 2 điểm tụ
C. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với 1 mặt vật thể
D. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt vật thể
Câu 25. Đường kích thước vẽ bằng:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mành
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 26. “2:1” là kí hiệu của:
A. Tỉ lệ phóng to
B. Tỉ lệ thu nhỏ
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 27. Chữ số kích thước ghi bên trên khi:
A. Đường kích thước nằm ngang
B. Đường kích thước nghiêng bên trái
C. Đường kích thước nghiêng bên phải
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 28. Nét liền đậm thể hiện:
A. Đường bao thấy
B. Cạnh thấy
C. Cả A và b đều đúng
D. Đáp án khác
Phần tự luận
Câu 1: Phân biệt các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ? (2điểm)
Câu 2: Hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng trong các bản vẽ nào? Tại sao? (1 điểm)
Đáp án đề số 2
Phần trắc nghiệm: 7 điểm
1 -D | 2 -C | 3 -C | 4 -C | 5 -C | 6-B | 7 -D | 8 -C | 9 -A | 10 -B |
11 -B | 12 -C | 13-C | 14-C | 15-C | 16-C | 17-D | 18-D | 19-B | 20-A |
21-C | 22-A | 23-D | 24-C | 25-B | 26-A | 27-D | 28-C |
Phần tự luận: 3 điểm
Câu 1: 2 điểm
Hình cắt toàn bộ | Hình cắt một nửa | Hình cắt cục bộ | |
Thành phần | Sử dụng một mặt phẳng cắt | Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. | Dưới dạng hình cắt và đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng. |
Biểu diễn vật thể | Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể | Biểu diễn vật thể đối xứng | Biển diễn một phần vật thể |
Câu 2: 1 điểm
- Hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc hoặc công trình kích thước lớn.
- Vì hình chiếu phối cảnh giúp người xem quan sát được thực tế công trình, quan sát điểm xa gần của vật thể như thực tế.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 11
Bài viết số 2 lớp 11 đề 2 (5 mẫu)
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một
Bộ đề kiểm tra Công nghệ 11 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án