Viết bài tập làm văn số 1 văn thuyết minh lớp 9

Bài viết số 1 lớp 9 bao gồm 4 đề viết bài văn thuyết minh về cây lúa, thuyết minh về một con vật nuôi, Bài viết số 1 lớp 9 đề 2 thuyết minh về một loài cây, thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý bài viết tập làm văn số 1 lớp 9 kèm theo các bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 1 văn thuyết minh lớp 9 để các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình làm bài.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 9 đề 1: Thuyết minh về cây lúa

1. Dàn ý thuyết minh về cây lúa

I). Mở bài:

- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam

- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II) Thân bài:

1. Khái quát:

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.

- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:

a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.

- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.

- Có 2 vụ lúa: Chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: Phải trải qua nhiều giai đoạn:

- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.

- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng

- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.

- Ruộng phải sâm sấp nước.

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.

- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:

- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.

- Có nhiều loại gạo: Gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…

* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.

* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…

Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:

- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.

- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III) Kết bài:

- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt

- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

2. Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

3. Thuyết minh về cây lúa lớp 9

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Ca dao)

Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.

Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.

Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.

Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng.

Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.

Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.

Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.

Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.

Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao)

Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai tò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.

Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc nệm” giữ ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.

Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Thuyết minh về cây lúa ngắn

4. Thuyết minh về cây lúa ngắn

"Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”

Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.

Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam.

Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc.

Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được người nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng.

Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.

Cây lúa có hai màu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có màu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có màu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang màu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy.

Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc chắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc chắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để trở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.

Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau. Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần trở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 9 đề 2: Thuyết minh về một loài cây

1. Thuyết minh về cây tre

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"...

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thuở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.

Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

2. Thuyết minh về cây dừa

Dừa là loại cây dễ trồng ở nước ta. Xu hướng dùng hàng thủ công mĩ nghệ từ cây dừa ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Các sản phẩm từ dừa đang có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, đem nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của cây dừa rất lớn, đã hình thành cả công nghệ chế biến: Ngâm tẩm chống mối, tạo dáng, đánh bóng, phủ lớp nhựa chống thấm lên bề mặt sản phẩm.

Xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Giỏ xách, dĩa, chén, bình, tách, đũa, khay, hộp. Ở các nước phương Tây ngày càng được ưa chuộng.

Từ dừa có thể làm vô vàn thứ: cọng dừa tước bỏ lá, đan giỏ xách, làm chổi; gáo dừa làm than hoạt tính, làm chén, dĩa, tô, thân dừa lão làm đũa, làm cột nhà, vỏ dừa làm dây buộc. Mùa nắng nước dừa là một thứ giải khát tuyệt chiêu vừa sạch vừa bổ. Cơm dừa già làm nguyên liệu chế biến các món ăn và thức uống, nấu dầu dừa và chế biến xà phòng. Nước ta chê biến được nhiều sản phẩm như: bánh dừa, kẹo dừa, các loại mứt dừa và còn nhiều món ăn truyền thống dân tộc chế biến từ dừa: Bánh tét, chuối nướng.

Đặc biệt, nước dừa được tạo thành sản phẩm thông qua quy trình công nghệ sinh học. Nước dừa nuôi nấm men Saccharomyces tạo ra prô-tê-in đơn bào bổ sung nguồn đạm thực vật dùng cho người. Giấm ăn hoặc các sản phẩm nước uống lên men từ nước dừa như nước giải khát đóng chai, nước dừa có ga. Nước dừa còn chế biến thành rượu có hương vị đặc trưng. Nước cốt dừa tạo sữa dừa đóng hộp, sản phẩm chiết từ cơm dừa nạo chế biến sữa đặc có đường. Gần đây các nhà khoa học còn dùng vi khuẩn tạo ra thạch dừa.

Thạch dừa là đặc sản ăn vừa dai, vừa giòn, góp phần tăng cường các chất xơ giúp cơ thể bài tiết, kích thích tiêu hóa, gây cảm giác khoái khẩu.

Doanh nghiệp Trường Ngân ở Bến Tre đã thành công trong việc tìm được thị trường riêng cho sản phẩm của mình bằng hàng trăm mặt hàng gia dụng như: Giỏ xách đi chợ, giỏ đựng hoa (lẵng hoa) và đựng quà cáp, rổ rá, bình hoa, cùng nhiều chủng loại: Tách, chén, dĩa, khay trà và đồ dùng trang trí nội thất khác như: Voi khỉ, ngựa, gà, và các tranh treo tường.

Sản phẩm dừa của Trường Ngân đã có mặt tại một số cửa hàng lớn ở Đài Loan, Nhật, Mĩ, Ca-na-đa, từ những dụng cụ bếp núc, đồ gia dụng: Hộp đựng hành, tỏi, khay đựng trái cây, bộ bàn ghế nhỏ, đến những dụng cụ văn phòng: Hộp đựng viết, khay đựng giấy tờ, hộp đựng danh thiếp, kệ đựng sách báo, kệ đựng đĩa nhạc CD. Mỗi tháng cơ sở Trường Ngân xuất xưởng ít nhất là 30 sản phẩm từ cây dừa lão, chào hàng khách nước ngoài thu về một khoản tiền lớn.

3. Thuyết minh về cây bàng

Dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thương đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.

Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….

Nhưng đến bây giờ thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…

Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.

4. Thuyết minh về cây chuối

Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.

Cây chuối thuộc họ chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Cây chuối được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ,…Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho là tươi mới. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Nhiều hoa chuối có thể lên đến gần 20 nghìn cái. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi,.. lá chuối khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển.một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu,sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa,… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

5. Thuyết minh về cây vải

Nếu như đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn se lạnh, hoa đào hoa mai khoe sắc, thì dấu ấn riêng của mùa hè lại là hương vị thơm mát ngọt lành của hoa trái. Đó là hoa phượng đỏ rực một góc trời, là bằng lăng tím bâng khuâng cùng tà áo trắng, là cái ngọt thanh của dưa hấu hay ngọt bùi của khoai lang. Mùa hè còn là mùa của vải thiều-thứ vải chín từ cái nắng chang chang của khí hậu nhiệt đới đã trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của mảnh đất Việt Nam.

Vải là thứ cây thân gỗ, thuộc họ Bồ Hòn, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Du nhập về Việt Nam, vải được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hay Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Trung bình một cây vải cao từ 5 đến 10 mét. Tán vải xum xuê xanh mướt, bao phủ quanh gốc cây. Lá vải có hình lông chim, hai phiến lá hơi cụp lại từ gân chính, được xếp so le trên từng nhánh cành. Hoa vải có màu trắng xanh nhạt, mọc thành từng chùm, nổi bật giữa muôn vàn tán lá. Dưới cái nắng gay gắt, rực rỡ của mùa hạ, từng chùm hoa dần trở thành những chùm quả sai trĩu. Quả vải còn non có màu xanh lá mạ, vỏ sần. Khi vải chín thì chuyển dần sang đỏ thẫm, vỏ cũng trở nên nhẵn hơn. Hạt vải có màu đen tuyền, được bao phủ bởi một lớp cùi trắng mịn, mọng nước. Vải chín có vị ngọt rất riêng

Bởi vẻ thanh mát, ngọt lành, vải hấp dẫn từ cụ già đến em nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, vải được dùng làm đồ tráng miệng. Vào những ngày hè oi ả, vải ướp lạnh như một thức quà để giải khát. Khi tách riêng hạt còn có thể kết hợp với hạt sen để nấu thành chè. Ở một vài nơi, cây vải còn được xem như một loại cây cảnh, góp phần làm nên màu xanh tươi mát cho ngôi nhà. Thế nhưng, thuộc tính của vải vốn nóng, khi ăn nhiều có thể gây mụn nhọt trên da hoặc loét miệng. Bởi vậy, khi ăn vải nên ăn vừa đủ để có thể thưởng thức vị ngon riêng của thứ quả này.

Vải chín vào đầu mùa hạ, nên một vụ vải thường bắt đầu vào mùa Xuân. Khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, người ta đã chuẩn bị cho một vụ mới. Giữa tháng 3, vải đã bắt đầu ra hoa và dần kết quả. Thu hoạch vải thường vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Đây là thời điểm quả vải chín hoàn toàn và có vị ngọt sắt.

Giống như các loại cây khác, vải cũng cần có cách chăm sóc riêng. Khi trồng cần bới sẵn một hố nhỏ, sâu tầm 20cm, đặt cây con vào chính giữa hố rồi lấp đất. Điều quan trọng nhất chính là phải dùng tay để lấp và chèn đất cho thật chặt. Sau đó rào cẩn thận xung quanh để các tác nhân bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cây. Trong thời gian cây phát triển, cần chú ý tưới nước, bón phân, phun thuốc cho đúng thời điểm, liều lượng.

Ngày nay, khi Xã hội ngày một phát triển, vải nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu, được bày bán rộng rãi trên khắp cả nước. Quả vải, mà nhất là giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng có giá trị không nhỏ về mặt kinh tế, giúp hàng loạt hộ gia đình thoát nghèo, đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho ngành nông sản Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, bằng sự cải tiến về Khoa học kĩ thuật, những giống vải chín mọng, hạt nhỏ, cùi dày, phòng trừ sâu bệnh tốt đã thu hút rất khách hàng quốc tế, đưa vải Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thật chẳng sai khi nói: Vải là thứ quả nổi bật trong bữa tiệc đầy hương thơm vị ngọt của mùa Hè. Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi, gắn bó mật thiết với cái nắng rực rỡ ở Việt Nam, là thứ quà mà mỗi người con xa xứ khi trở về đều làm quà biếu. Hi vọng rằng, trong thời đại Khoa học Kĩ thuật ngày một phát triển, con người sẽ lai tạo ra nhiều giống vải ngon hơn, ngọt hơn, hấp dẫn hơn, để quả vải được đến gần hơn với mọi người mọi nhà, và thương hiệu Vải Việt Nam sẽ lan truyền trên toàn thế giới.

Thuyết minh về cây vải

6. Thuyết minh về cây xoài

Hoa quả là những món ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trên đất nước Việt Nam xinh tươi này, có vô vàn những loại quả tốt: mận, lê, táo, dưa hấu. Loại quả nào cũng tốt cho con người và những cây hoa quả như vậy đã thân thuộc với chúng ta từ lâu và đặc biệt phải kể đến một loại cây ăn quả đó là cây xoài.

Xoài là một loại cây ăn quả nhiệt đới, vẫn chưa biết chính xác nguồn gốc của loại cây này nhưng có tài liệu cho rằng đây là một loại cây xuất phát từ miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như là Myanma, Việt Nam, Malaysia. Cây xoài có phần rễ mọc sâu, bám chắc, thường tập trung ở phần đất cách gốc khoảng hai mét và thích nghi với vùng đất cát ẩm ướt. Cây xoài là cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, chắc, cao, màu nâu sẫm. Lá mọc đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá xoài có hình thuôn mũi mác, thơm, có màu xanh tươi tốt. Xoài nở hoa rất đẹp, hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa tủa ra trên cành xen vào những quả xoài chưa kịp chín. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa xoài nhỏ li ti, có màu vàng với búp nụ màu xanh. Mỗi hoa có năm lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài. Có lẽ, phần đáng được chú ý đến nhất ở cây xoài là quả xoài. Quả xoài có ba lớp, lớp vỏ mỏng bên ngoài khi ăn có thể gọt bỏ hoặc ăn không cần thiết vì phần này vẫn có thể ăn được, phần thịt bên trong dày và hạt trắng hình bầu dục ở trong cùng. Khi chưa chín, ở trên cây, xoài có màu xanh của lá cây, khi ăn có vị chua, chua nhiều hay chua ít tùy thuộc và mức độ sắp chín của trái xoài. Nhưng đến khi xoài đã chín, vỏ ngoài của xoài từ màu xanh đã chuyển thành màu vàng tươi bắt mắt, khi ăn không còn vị chua mà vừa ngọt vừa mát. Xoài một năm có thể ra độ ba đến bốn đợt tùy theo giống, tuổi thọ của cây, thời tiết và tình hình dinh dưỡng cũng như sự chăm sóc tưới tắm của con người. Xoài có rất nhiều loại giống: Xoài cát Chu, Xoài cát Hòa Lộc, Xoài Tứ Quý, Xoài Tượng, Xoài Thanh Ca, Xoài Tím(loại xoài có vỏ màu tím),…

Cây xoài trong đời sống con người đã trở nên gần gũi và không thể thiếu. Xoài xanh có thể làm xoài dầm, một món hoa quả ngon. Khi ăn xoài xanh cũng có tác dụng chữa viêm họng và đặc biệt đây là một thức quả mà phụ nữ thai nghén những tháng đầu rất ưa thích khi thèm của chua. Còn xoài chín được dùng nhiều hơn, có tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc, suy nhược thần kinh, giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, nên các chị em phụ nữ vẫn thường chọn cho gia đình những trái xoài chín khi đi chợ. Vào mùa hè, khi dầm xoài chín ra làm sinh tố thì đúng là không còn gì ngon lanh bằng, vừa mát mẻ, vừa bổ dưỡng. Ta vẫn hay thấy quả xoài xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày tết như một biểu tượng về sự đủ đầy no ấm. Ngoài ra vỏ thân cây xoài có thể dùng để chữa ho, sưng cổ họng, đau răng, tẩy giun sán, khử trùng, lá xoài có thể dùng để chữa viêm da, viêm họng.

Tuy là một loại quả tốt nhưng nếu sử dụng quả xoài quá nhiều cũng có một số những hạn chế nhất định ví dụ như là tiêu chảy, nổi nhọt, sưng mủ. Cần lưu ý rằng không ăn xoài, nhất là xoài xanh vào lúc đói, dễ bị cồn ruột, người bị sốt, có vết thương thì không nên ăn xoài chín sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Cây xoài đã trở thành một loại cây rất quen thuộc với chúng ta, mang lại cho con người rất nhiều những lợi ích đáng kể. Trên đất nước mình không chỉ cây xoài mà còn rất nhiều những loại cây khác cũng rất có giá trị như vậy, biết được điều này, ta càng thấy tự hào vì non sông tươi đẹp.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 9 đề 3: Thuyết minh về một loài vật nuôi

1. Thuyết minh về con mèo

Từng ngày trôi, cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu bên cạnh chúng ta không có những người bạn động vật nhỏ. Em rất thích mèo và luôn tìm hiểu về chúng. Mèo là vật nuôi quen thuộc trong các gia đình từ xưa đến nay.

Mèo là động vật thuộc lớp thú, có bốn chân. Trên mình phủ một bộ lông dày, mượt mà. Mèo nhà có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo được nuôi đầu tiên ở châu Phi, sau được nuôi ở các nước châu Âu và các nước nước khác. Thời đại phát triển ngày nay thì người ta đã lai tạo nhiều giống mèo mới như: mèo tam thể. mèo lông xù, mèo mướp, mèo mun,... Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là trợ thủ đắc lực của mèo.

Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban ngày mắt mèo co lại, ban đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối. Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm.

Loại mèo rất sợ lạnh, nên chúng rất thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Do đó vào mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được chiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động. Thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau. Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ mồi thì móng duỗi ra.

2. Thuyết minh vè con Trâu

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.

3. Thuyết minh về con cá chép

Việt Nam ta có rất nhiều loại cá nào là cá chuối, cá rô, cá rô diếc, cá trôi… trong đó không thể quên kể đến cá chép. Loài cá này có rất nhiều dưỡng chất và là một thực phẩm ngon cho nhân dân nước ta. Một lần được thưởng thức cá chép thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được mùi vị của nó. Vậy nó có những đặc điểm gì mà được nhân dân ta ưa chuộng đến như vậy.

Trước hết là về chỗ ở và nguồn gốc của nó. Cá chép là loài cá nước ngọt, thường sống ở sông, hồ hoặc được nuôi trong đầm, ao…Cá chép có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Người phương Đông coi cá chép là loài cá quý…Chính vì là loại cá nước ngọt cho nên rất gần gũi với đời sống của nhân dân ta nên cũng rất được ưa chuộng để làm thực phẩm của nhân dân ta. Chúng ta có thể bắt gặp nó dễ dàng trên những mương sâu ở quê. Cá chép hoặc tự có hoặc do nhân dân nuôi trồng trong những ao đầm. Những con cá chép được nuôi trong đầm sẽ có kích thước cơ thể to hơn.

Thứ hai là về đặc điểm màu sắc của nó thì nó có màu vàng đen, sau đó thì có màu sẫm dần về phía đuôi lưng. Cái màu ấy của nó thật sự rất đẹp, chỉ cần nhìn một lần là biết là nó. Ngày nay thì có thêm con cá chép màu vàng đỏ rất đẹp. Vảy của cá chép thì rất to đều nhau, nhỏ dần xuống phía đuôi xếp đều nhau như những mái ngói màu vàng đen vì trải qua mưa gió.

Về thân hình cũng như những cánh vây của nó thì nó có một thân hình dài, không quá dài như cá chuối nhưng cũng đủ để được gọi là dài. Nó mang dáng hình thon thả. Cái đầu với những bộ phận giống như những con cá khác nhưng đặc biệt nó có đôi mắt to và sáng hơn. Cái miệng nho nhỏ và những mang trong có màu hồng nhạt rất đẹp, nó còn có hai cái râu ở miệng nữa. Cá chép có những vây như vây ngực, vây hông là những vây chẵn còn vây lưng, vây hậu môn thì là vây lẻ. Những chiếc vây nhỏ ấy như những cái xương được bao bọc bởi một lớp da mỏng khiến nó giống như cái mái chèo giúp cho cá có thể bơi được. Vận dung vay của cá mà con người chúng ta có thể chế tạo những dụng cụ bơi giống hình vay cá. Vây đuôi thì uốn theo vòng số tám để đẩy cá tiến lên phía trước. Có thể nói rằng nó có nhiệm vụ để làm cho cá định hướng bơi của cá. Tất cả các vây ấy có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá. Đặc biệt nhiệm vụ quan trọng đó là giúp cá tiến lên hoặc lùi xuống rẽ trái hay rẽ phải.

Cách thức kiếm thức ăn của cá chép là chúng sống ở những đáy hoặc giữa nước để kiếm thức ăn ở đó. Cá chép là một loại ăn tạp chính vì thế mà nó có thể ăn được rất nhiều thứ như: ăn giun, ốc, ấu trùng, côn trùng và cỏ nước. Trong ao nuôi, cá chép còn ăn cả phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép. Không những thế thì cá chép còn là một loại rất dễ nuôi vì ít bị bệnh.

Cá chép có công dụng rất lớn đó là một thực phẩm cho con người. Đặc biệt là người phụ nữ có thai thì thường ăn cá chép cho bổ. Thịt cá chép dai, thơm ngon có thể rán ăn chấm nước mắm tỏi, hoặc là nấu canh sốt cà chua, nấu canh dưa cá…

Không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà cá chép còn có cả những truyền thuyết nữa. Đó chính là truyền thuyết cá chép hóa rồng vượt thác biểu tượng cho sự vươn lên trong cuộc sống của con người. Đặc biệt trong ngày tết ông công ông táo thì cá chép gắn liền với phương tiện của các táo lên chầu trời. Chính vì thế mà ngày lễ ông công ông táo người dân Việt Nam thường mua cá về cúng tổ tiên sau đó thả chúng ra sông hồ.

Như vậy ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật của con cá chép. Những truyền thuyết của nó và những dưỡng chất của nó mang lại. Chính vì thế chúng ta nên bảo vệ loài cá này trước những hóa chất độc hại để từ đó cung cấp nguồn thực phẩm tươi sạch thơm ngon từ những con cá chép.

4. Thuyết minh về con lợn

Từ xa xưa, lợn là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.

Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi như: lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng có thân màu đen, hoặc đen khoang trắng, lông chúng thưa, mõm ngắn, bụng sệ khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo, có bốn chân nhỏ và thấp chính vì thế mà chúng di chuyển khá chậm chạp, ì ạch và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60-70 ki lô. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoắc tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.

Lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ, chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Trong các gia đình nông thôn, thường hộ nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm chục con, không chỉ nuôi lấy thịt, phân của chúng còn được tận dụng bón cho cây trồng.

Ngoài lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ, mõm dài,lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.

Hiện nay, khi Việt Nam càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới, quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn của nước Anh, chúng có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ và hai tai dựng, thân dài bụng thon gọn và bốn chân cao. Trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể lên tới 100 ki lô, cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới. Giống lợn này hiện nay hầu như đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng trên thị trường, Từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng,.. Hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết,.. Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.

Lợn là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, với xóm làng, vườn tược và quê hương Việt Nam.

5. Thuyết minh về con gà

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,… nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vảy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không sặc sỡ.như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêu “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhưng có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đối với gà thì hạt thóc hạt mạch… có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ăn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”… Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 9 đề 4: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em

Đề 4: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. Chọn lọc những bài văn thuyết minh di tích, thắng cảnh hay nhất.

1. Dàn ý thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích quê em

I. Mở bài

Giới thiệu chung về di tích, thắng cảnh ở quê em (vị trí, đặc điểm chung về di tích, danh lam thắng cảnh).

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Di tích đó được phát hiện, xây dựng vào thời điểm nào?

- Những sự kiện lịch sử, câu chuyện gắn liền với sự ra đời của di tích.

2. Nét đặc sắc

- Miêu tả những nét đặc sắc nhất, độc đáo nhất (về kiến trúc, ẩm thực, lễ hội…)

- Đôi nét về những cảnh quan thiên nhiên xung quanh

3. Vai trò, ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của địa phương

- Phương diện vật chất

- Phương diện tinh thần

III. Kết bài

Tình cảm của em đối với danh lam, thắng cảnh đó.

2. Thuyết minh nét đặc sắc di tích quê em - thành Cổ Loa

“Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.”

Mỗi khi nghe bài ca dao này, em không khỏi cảm thấy tự hào khi nghĩ về quê hương mình. Chắc hẳn, là một người dân Việt Nam, ai cũng đã từng nghe đến truyền thuyết về vua An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa với sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Trải qua năm tháng, thành Cổ Loa vẫn còn nguyên những giá trị về lịch sử, văn hóa.

Thành Cổ Loa được xây dựng vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng - vốn là một nhánh lớn của sông Hồng. Ở thời Âu Lạc thì vị trí của Cổ Loa nằm ngay tam giác châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu giữa đường thủy và đường bộ. Đây được coi là vị trí có thể kiểm soát được cả đồng bằng lẫn vùng núi nên được chọn làm kinh đô.

Có lẽ, nếu nói đến nét đặc sắc nhất khi nhắc đến thành Cổ Loa, ai cũng sẽ phải công nhận đó là ở kiến trúc của thành. Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên,căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành chỉ có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài là 8km, vòng giữa là 6,5km, vòng trong là 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m - 5m, có chỗ cao đến 8m - 12 m. Chân lũy rộng 20m - 30m, mặt lũy rộng 6m - 12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Thành có cấu tạo gồm ba phần: thành nội, thành chung và thành ngoại. Thành nội có hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m -12m, chân rộng từ 20m - 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc “Ngự triều di quy”. Kế tiếp là thành trung xây dựng theo một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m. Thành có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3m - 4m (có chỗ tới hơn 8m). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.

Bên trong thành là các khu đình, đền bao gồm: đền Thượng (đền thờ An Dương Vương) được dựng trên khu đất rộng 19.138,6m2. Tại vị trí lối lên cửa giữa của đền đặt đôi rồng đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạt. Trong đền còn lưu giữ năm tấm bia đá và năm mươi ba hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc. Kiến trúc đền bao gồm tiền tế theo kiểu ba gian, hai chái. Hệ khung kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Trên hệ mái đắp các đầu đao cong, tượng nghê chầu. Các bộ vì chính được làm theo kiểu giá chiêng, sơn son thếp vàng, chạm họa tiết “rồng vờn mây”; trung đường đấu mái liền với hậu cung, tạo thành dạng thức kiến trúc kiểu “chuôi vồ”, bên trong đặt tượng An Dương Vương, bằng đồng, nặng khoảng 200kg, đúc năm 1897. Tiếp đến là đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy) có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Đinh”, gồm đại đình và hậu cung. Đại đình gồm năm gian, hai chái. Kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài, với bốn góc đao cong vút. Các bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”, với sáu hàng chân cột. Hậu cung nối liền với đại đình qua bộ cửa bức bàn phía dưới và đấu mái ở phía trên. Các đề tài trang trí trên kiến trúc này mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu) nằm tọa lạc trên khu vực rộng 925,4m2. Mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung. Chùa Cổ Loa hay Bảo Sơn tự được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Bố cục mặt bằng nền theo dạng “nội Công, ngoại Quốc”, gồm các hạng mục với tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hậu cung, gác chuông, tháp mộ, cổng hậu, nhà Tổ, nhà ni, nhà khách. Chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự) được dựng vào thời Hậu Lê, trên diện tích rộng 4.922,4m2. Chùa quay hướng Nam, bao gồm các hạng mục: Tam bảo, tiền đường, thượng điện, nhà Mẫu, giải vũ, hành lang… Cuối cùng, đình Mạch Tràng: tọa lạc trên một khu đất cao, có diện tích 6.198,4m2, gồm các hạng mục tiền tế, đại đình và hậu cung.

Thành Cổ Loa có giá trị về nhiều mặt. Về quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Về văn hóa, thành Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa. Một bằng chứng về sự sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ.

Thành Cổ Loa chính là di tích lịch sử thể hiện nét đẹp không chỉ của quê hương em mà còn là của đất nước Việt Nam.

3. Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích quê em - vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một vùng biên đảo thuộc Bắc Bộ, phía Đông giáp với biển Đông, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với đảo Cát Bà. Với diện tích gần 2000 km2 và hàng trăm đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long của chúng ta đã được UNESCO công nhận hai lần là “Di sản văn hoá thế giới”, một lần vào năm 1994 và một lần vào năm 2000. Với hai lần danh dự ấy, vịnh đã vượt qua vạn dặm để thế giới biết đến nó, để có thể sánh vai với các đại danh lam khác trên địa cầu này, mà đất mẹ đã ban tặng cho con người.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt với hai mùa: mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô. Đây là một kiểu khí hậu đặc trưng cho khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Mưa nhiều gần như quanh năm nên chúng ta đã vô tình tạo nên các động thạch nhũ hùng vĩ. Với chiều dài, chiều cao, chiều sâu rất lớn, cùng với các tầng nối tiếp nhau, làm cho du khách tham quan cứ ngỡ đây là một mê cung khổng lồ. Ở vài tầng, người ta còn thấy những cột thạch nhũ bán kính gần hai mét. Lại có một số nơi, người ta thấy có những khối thạch nhũ, với dáng vóc như một ông lão đang ngồi câu cá, hay một con rùa già đang nằm đó suy nghĩ cùng với thời gian. Quả thật, đâu có ai ngờ, những hạt mưa bé nhỏ, tưởng chừng như vô hại kia lại có thể khoét núi, đục đất, gò đẽo đá thành những kì quan hùng vĩ đến thế.

Về ý nghĩa của tên vịnh, tôi cũng đã có lần tìm hiểu, tương truyền rằng ngày xưa, có một con rồng rất to lớn, trên mình của nó là những vây nhọn. Con rồng bay lên trời và thấy vùng đất xinh đẹp này thì rất thích và qua một vài biến cố, nó quyết định đáp xuống nơi này và hoá thành vịnh Hạ Long như ngày nay. Những chiếc vảy của nó hoá thành những ốc đảo nhỏ, nhô lên khắp mặt vịnh. Câu chuyện ấy được dân gian truyền đi với rất nhiều dị bản, song chi tiết con rồng là không thể sai. Những ốc đảo ấy, người ta lại truyền rằng: chúng có linh hồn và gắn bó với một truyền thuyết nào đó. Ông cha ta phải có đầu óc sáng tạo phi thường khi thổi vào đấy những thứ vô tri vô giác ấy một sức sống, một linh hồn.

Trong mắt những nhà khoa học thì vịnh Hạ Long là một núi kiến thức khổng lồ, chờ họ khai thác. Với các dạng địa hình và hoá chất tồn tại trong đất, đây đã trở thành một nơi nghiên cứu địa chất.

Không những vậy, đối với các nhà sinh học vịnh Hạ Long đang ôm trong nó một đa dạng sinh học khổng lồ với hàng trăm, hàng vạn các loài động thực vật, vi sinh vật sinh sống, trong đó có rất nhiều loài đặc trưng cho Việt Nam.

Nét nên thơ của vịnh Hạ Long cũng cuốn hút những thi sĩ. Nếu như ai đã từng ngắm trăng trên thuyền, đã từng có một lần đi trong sương sớm, hay dạo quanh hồ trong bóng xế tà thì chắc hẳn họ cũng muốn trở thành một thi sĩ để thể hiện lại nét lãng mạn, nét quyến rũ của vịnh Hạ Long. Một nét quyến rũ mà có lẽ chỉ với tự nhiên mới thể hiện được. Nét đẹp ấy không chỉ tác động đến con người Việt Nam mà nó còn lan xa, toả rộng đến khắp năm châu bốn bể và trở thành một biểu tượng đẹp của ngành du lịch Việt Nam.

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp về vật chất mà nó còn ẩn chứa một nét đẹp về tinh thần. Nếu đã có may mắn ghé thăm “Thần Rồng”, xin hãy im lặng để không làm tỉnh giấc vị thần ấy, và cũng để nghe được nhịp đập của sự sống, sức sống của tự nhiên và một tâm hồn Việt đang ẩn chứa đâu đó xung quanh “Thần Rồng”. Là những hậu duệ, ta phải biết gìn giữ “di sản văn hoá”, để nó có thể trường tồn với thời gian, để đời sau có thể ngắm nhìn một Hạ Long thực thụ, chứ không phải là một hình ảnh lu mờ của quá khứ; để con cháu ta có thể nghe được thiên âm của đất mẹ mà gió là đàn, đá là trống, nước là một giọng hát trong trẻo, tất cả cùng hoà vang khúc nhạc của sự sống, khúc nhạc của tự nhiên.

4. Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích quê em - kinh thành Huế

Huế được biết đến là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Tuy nhiên, nếu nói đến vẻ đẹp đặc trưng nhất ở Huế, chắc hẳn phải kể đến kiến trúc của Kinh thành Huế.

Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn bao gồm: Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng dựa trên sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình đa phần sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.

Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần 30 năm đến thời vua Minh Mạng. Kinh Thành được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520ha. Vòng thành có chu vi khoảng 10km, cao 6,6m và dài 21m. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây là ở của vua và hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành cũng là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Kế tiếp là Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực. Ngoài ra, còn có nhiều di tích khác bên trong kinh thành như: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ Thuật cung đình Huế...

Một vài nét độc đáo khác như: Cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ở đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.

Kiến trúc của kinh thành Huế đã trở thành một nét đẹp độc đáo thu hút khách du lịch khám phá và tìm hiểu khi đến với thành phố Huế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 545
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi