Thuyết minh về tác phẩm chiếc lược ngà ngắn gọn
Bài văn thuyết minh về truyện ngắn Chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà là một truyện ngắn tiêu biểu gắn liền với tên tuổi nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một câu chuyện cảm động về tình cha con thiêng liêng bị chia cắt bởi chiến tranh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý thuyết minh về tác phẩm: Chiếc lược ngà giúp các em nắm được cách viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
1. Dàn ý thuyết minh tác phẩm Chiếc lược ngà
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và tác giả sáng tác.
2. Thân bài
a) Giới thiệu về tác giả:
- Cuộc đời.
- Sự nghiệp văn học.
- Giá trị văn thơ.
b) Giới thiệu về tác phẩm
- Tên gọi.
- Thể loại.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm.
2. Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn
Trong học kì một, em đã được học nhiều tác phẩm tự sự đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em mà ngay khi đọc tác phẩm, em đã cảm thấy thật sự xúc động về tình cảm cha con, đó là tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con.
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông đã tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn Chiếc lược ngà kể về tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu, khi ông Sáu mất ông đã trao cho ông Ba chiếc lược ngà. Ông Ba đã hứa rằng sẽ trao tận tay chiếc lược cho cô con gái của ông Sáu. Trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba được một cô gái giao liên rất trẻ dẫn đường. Đó là là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao. Hành lí và tư trang của ông chỉ có một vài tài liệu và kỉ vật của một người bạn ông. Đó là chiếc lược ngà để trao tận tay cô con gái. Cô gái giao liên đó chính là bé Thu - con của ông Sáu.
Khi trao lược cho bé Thu, ông Ba nhớ lại chuyện cũ đã xảy ra: hôm đó ông Sáu và ông Ba trở về thăm quê sau tám năm xa cách. Ngay từ xa, ông Sáu đã nhận ra đứa con gái mà ngày ngày ông đều mong muốn được gặp mặt. Tưởng rằng đứa con gái sẽ niềm nở vui vẻ đón cha nó nhưng ngược lại nó không nhận ra cha nó và nó đối xử rất lạnh lùng với ông Sáu. Trong một tình huống bất ngờ, do quá tức giận nên ông Sáu đã đánh vào mông bé Thu - con ông. Chính cái đánh này đã khiến ông Sáu phải hối hận. Khi mà bé Thu nhận ra cha cũng chính là lúc ông Sáu phải về chỗ tập kết. Chính đoạn này tình cảm cha con bộc lộ mãnh liệt nhất. Khi về nơi tập kết ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho đứa con thì ông đã hi sinh. Qua việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ kết hợp với những yếu tố bất ngờ hợp lí, lựa chọn ngôi kể rất thích hợp (do ông Ba làm người chứng kiến tất cả kể lại câu chuyện),... khiến sự việc trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục rất cao. Trong truyện, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng có ý nghĩa kết nối các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện của người cha đối với con vừa là biểu hiện tình cảm cha con sâu nặng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế. Bằng các nghệ thuật trên, tác giả đã diễn tả một cách cảm động tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông Sáu. Qua đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Sông có thể chảy mãi, dòng chảy hôm qua khác dòng chảy hôm nay. Nhưng những gì là nhân văn thì mãi ở lại. Và Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con, mãi ở lại trong trái tim người đọc.
3. Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lược ngà dài
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .
“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.
Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện về hai cha con anh sẽ còn sống mãi. Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại. Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi luỵ xaỷ ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.
Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông - giọng trầm ấm khoan thai - cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm. Ông Ba - người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy. Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rẳng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!
4. Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lược ngà hay
Khi con tát cạn biển Đông
Thì con mới hiểu tấm lòng của cha
Tình cảm cha con mãi mãi là đề tài sâu sắc và ý nghĩa. Nguyễn Quang Sáng thấu hiểu được vấn đề ấy nên đã có những bài văn viết về tình cha con rất đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông bắt đầu viết văn sau năm 1954 và đề tài chủ yếu là cuộc sống con người Nam Bộ. Ông sáng tác nhiều truyện ngắn nhưng tác phẩm tạo được tiếng vang nhất là truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong tình cảnh éo le của chiến tranh.
Chiến tranh đi qua nhưng mãi mãi để lại trong lòng mọi người một nỗi khiếm khuyết, một nỗi đau rất khó lành. Nó đã chia cắt con người ta rất nhiều thứ, như tình cảm gia đình, tình cha con hay tình mẫu tử. Thấu hiểu được nỗi đau khổ ấy, Nguyễn Quang Sáng đã viết nên một câu chuyện ngắn “Chiếc lược ngà” là câu chuyện về tình cha con gây xót xa người đọc. Tình huống chuyện được Nguyễn Quang Sáng xây dựng rất tinh tế. Tình huống thứ nhất là anh Sáu được về thăm nhà 3 ngày sau mấy năm trời xa cách. Thế nhưng éo le thay là bé Thu lại không chấp nhận anh Sáu là ba vì một số hiểu lầm của cô bé. Nhưng đến khi anh Sáu sắp quay lại chiến khu thì cô bé mới chịu nhận anh Sáu là ba. Tình huống thứ hai là khi quay lại chiến khu anh Sáu đã làm tặng con gái một chiếc lược ngà, nhưng chưa kịp trao tặng tay cho con thì anh Sáu đã hi sinh. Tình huống truyện có phần éo le, bi kịch, nhưng tình tiết diễn ra đều rất tự nhiên như đúng ý tưởng mà nhà văn sáng tác nên.
Thu - một nhân vật được Nguyễn Quang Sáng xây dựng đặc sắc với ngôn ngữ thoại và tính cách nổi bật. Đầu tiên, là thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là ba. Một cô bé sống với mẹ sau mấy năm trời ròng rã xa bố. Thu chỉ biết nhìn bố qua tấm ảnh mẹ đưa. Đến khi thuyền anh Sáu cập bến anh cất tiếng gọi “Thu!Con” đã làm cô bé giật mình. Một cô bé chừng tám tuổi, “tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi”. Với cái độ tuổi và sự hồn nhiên ấy sẽ dễ bị hoảng sợ khi gặp một người lạ mà có cách kêu thân mật với mình. Bé Thu “giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”. Một cảm giác hoảng hốt và đầy nỗi sợ hãi của Bé Thu. Với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua tài tình Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại y như thật với cách viết rất tinh tế. Sau đó con bé “vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Tiếng kêu ấy như xé lòng, cho thấy bé Thu thật sự rất sợ hãi. Bé chỉ biết dựa vào mẹ của mình, vì nhiều năm trời chỉ biết mỗi có mẹ. Một sự thiếu thốn tình cảm ấy khiến cô bé trở nên rất đáng thương. Những nỗi đau khổ ấy đều cho chiến tranh mà ra.
Khi anh Sáu ở nhà ba ngày đã có những lần anh Sáu và bé Thu giao tiếp với nhau nhưng tất cả con bé đều trả lời trống rỗng không đầu không đuối khiến anh Sáu đau lòng. Như gọi anh Sáu ăn cơm bé Thu nói rỗng: “Vô ăn cơm” hay “cơm chín rồi”. Với cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc và am hiểu tính cách trẻ con nên tác giả đã xây dựng những câu thoại rất tự nhiên và hợp tình hợp lí. Từ đó, khiến không ít đọc giả đau lòng thay anh Sáu biết bao. Xa con bao nhiêu năm ròng rã, ngày trở về chỉ mong con gái nhận ba. Nhưng hoàn cảnh đã đi ngược lại mọi dự tính của anh Sáu, tất cả đều khiến anh đau lòng. Ngoài ra cô bé này còn nhiều lần nói rỗng khi chưa chịu nhận anh Sáu là ba như: “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái!” hay “Cơm sôi rồi nhão bây giờ”.
Những lời nói trống không ấy không thể nào trách cứ được bé Thu vì đó cũng là tâm lí của bao đứa trẻ con trong hoàn cảnh ấy. Ngay cả khi lên ăn cơm anh Sáu gắp cá cho mà cô bé còn hất văng ra đất. Sự ương ngạnh của bé Thu đúng là tâm lí và tính cách trẻ nhỏ nên không đáng trách. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Thu còn quá nhỏ nên không thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le. Phản ứng rất tự nhiên chứng tỏ bé Thu có cả tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật. Bé chỉ yêu khi tin chắc người đó đúng là ba của mình. Trong thái độ cứng đầu của bé ẩn chứa cả sự kiêu hãnh dành cho người cha thân yêu - tức là người đàn ông điển trai trong tấm hình chụp chung với má.
Bé Thu mãi mãi là cô bé đáng yêu nhất trong việc xây dựng nhân vật trong truyện ngắn này của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Sau tất cả tác giả cũng để cho nhân vật mình nhận ra ba của mình, một chuỗi chi tiết lấy đi không ít nước mắt của người đọc, người nghe. Bé Thu nhận ra ba khi được bà ngoại dạy và kể câu chuyện cảm động: Thu không nhận anh Sáu là ba vì trên mặt anh Sáu có vết sẹo dài không giống như lúc mẹ cho Thu coi. Bà đã kể đó là vết sẹo đó do anh Sáu đi đánh Tây để lại. Cô bé hiểu chuyện nên đã biết mình nên làm gì vào sáng hôm sau khi anh Sáu chuẩn bị quay lại chiến trường. Thu đã nhận ba: con bé kêu thét lên: “Ba…a…a…! Ba!”.
Tiếng kêu ấy thật xé lòng cả anh Sáu và lẫn bé Thu và biết bao những người chứng kiến lúc ấy. Những điều ấy cho thấy nghệ thuật tài hoa trong việc miêu tả tâm lí và diễn biến cốt truyện của Nguyễn Quang Sáng. Cô bé Thu đã ôm chầm lấy ba của mình và nhất định không cho ba đi: “Con bé hét lên, hai tay ôm chặt lấy cổ…”. Chi tiết ấy được Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất chân thật và lấy đi không ít nước mắt của độc giả. Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí, ngôn ngữ và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét trong tính cách nhân vật. Tình cảm cha con của bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Cá tính của bé Thu cứng cỏi đến mức ương ngạnh, nhưng thực ra Thu rất hồn nhiên, ngây thơ. Tác giả tỏ ra am hiểu và diễn tả rất sinh động tình cảm trẻ thơ trong sáng.
“Người ba nào mà chẳng thương con-chỉ là cách thể hiện tình cảm của mỗi người mỗi khác”. Câu nói ấy thật đúng! Anh Sáu khi quay lại chiến trường đã luôn thương nhớ về đứa con gái bé bỏng của mình. Lúc chuẩn bị ra đi anh Sáu “Hai tay buông lỏng xuống như bị gãy…” Anh Sáu lúc ấy rất đau khổ, đau hơn cả trăm mũi tên cùng bắn vào tim anh. Cảm giác ấy có lẽ ai đã làm ba sẽ hiểu, nhưng với lối viết và ngôn ngữ gợi tả tinh tế chi tiết đã làm mọi người đều cảm nhận sự đau khổ tột cùng của anh Sáu. Anh thương con! Thương hơn cả sinh mệnh của bản thân anh. Nhưng vẫn còn chuyện làm anh ray rứt mãi là đã đánh bé Thu trong lúc con bé ương ngạnh không nhận tình cảm của anh.
Về chiến khu anh đã làm ngay một chiếc lược ngà bằng tất cả tình yêu và tâm huyết. Anh vui mừng khi tìm được “khúc ngà” và “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”! “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Những chi tiết ấy được Nguyễn Quang Sáng miêu tả tỉ mỉ và rất chân thực. Điều đó làm người đọc cảm nhận được nhiều hơn tình cảm và tâm huyết của anh Sáu vào chiếc lược ngà. Anh hi vọng với chiếc lược này sẽ chảy lên mái tóc óng ánh của con gái, chảy đi bao muộn phiền uẩn khúc của hai cha con. Để mai này con gái anh lớn lên nó sẽ luôn nhớ về người ba từng yêu con bé rất sâu sắc!
Với việc xây dựng tính cách và tâm lí nhân vật rất tinh tế, sâu sắc, tình huống truyện tự nhiên hợp lí. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện chân thật và sâu sắc về tình cảm cha con sâu nặng. Qua đó, tố cáo tội ác chiến tranh đã gây ra biết bao nghịch cảnh éo le, ngang trái mà điển hình là câu chuyện của cha con bé Thu và anh Sáu. Nhưng sau tất cả “ba vẫn mãi là ba của con” đúng như câu nói ấy. Bé Thu, anh Sáu đã trao yêu thương cho nhau qua “Chiếc lược ngà” mà anh Sáu dành tặng cho con gái-đó là tài sản quý báu nhất của bé Thu! Từ đó, tác giả đã cho ta thấy một triết lí sống rất nhân văn:
Cha là tất cả cha ơi
Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương
5. Thuyết minh truyện ngắn Chiếc lược ngà lớp 9
Trong học kì một, em đã được học nhiều tác phẩm tự sự đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em mà ngay khi đọc tác phẩm, em đã cảm thấy thật sự xúc động về tình cảm cha con, đó là tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con.
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông đã tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn Chiếc lược ngà kể về tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu, khi ông Sáu mất ông đã trao cho ông Ba chiếc lược ngà. Ông Ba đã hứa rằng sẽ trao tận tay chiếc lược cho cô con gái của ông Sáu. Trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba được một cô gái giao liên rất trẻ dẫn đường. Đó là là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao. Hành lí và tư trang của ông chỉ có một vài tài liệu và kỉ vật của một người bạn ông. Đó là chiếc lược ngà để trao tận tay cô con gái. Cô gái giao liên đó chính là bé Thu - con của ông Sáu.
Khi trao lược cho bé Thu, ông Ba nhớ lại chuyện cũ đã xảy ra: hôm đó ông Sáu và ông Ba trở về thăm quê sau tám năm xa cách. Ngay từ xa, ông Sáu đã nhận ra đứa con gái mà ngày ngày ông đều mong muốn được gặp mặt. Tưởng rằng đứa con gái sẽ niềm nở vui vẻ đón cha nó nhưng ngược lại nó không nhận ra cha nó và nó đối xử rất lạnh lùng với ông Sáu. Trong một tình huống bất ngờ, do quá tức giận nên ông Sáu đã đánh vào mông bé Thu - con ông. Chính cái đánh này đã khiến ông Sáu phải hối hận. Khi mà bé Thu nhận ra cha cũng chính là lúc ông Sáu phải về chỗ tập kết. Chính đoạn này tình cảm cha con bộc lộ mãnh liệt nhất. Khi về nơi tập kết ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho đứa con thì ông đã hi sinh. Qua việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ kết hợp với những yếu tố bất ngờ hợp lí, lựa chọn ngôi kể rất thích hợp (do ông Ba làm người chứng kiến tất cả kể lại câu chuyện),... khiến sự việc trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục rất cao. Trong truyện, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng có ý nghĩa kết nối các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện của người cha đối với con vừa là biểu hiện tình cảm cha con sâu nặng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế. Bằng các nghệ thuật trên, tác giả đã diễn tả một cách cảm động tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông Sáu. Qua đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Sông có thể chảy mãi, dòng chảy hôm qua khác dòng chảy hôm nay. Nhưng những gì là nhân văn thì mãi ở lại. Và Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con, mãi ở lại trong trái tim người đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 6 đề thi học kì 1 Toán lớp 9 có đáp án
Viết đoạn văn ngắn về Global warming (4 mẫu)
Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai (6 mẫu)
Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9
Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào?
Top 13 bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay
Gợi ý cho bạn
-
Truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm
-
Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ Viếng lăng Bác
-
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí
-
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9
-
(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công