Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn HĐTN lớp 8 bộ sách Chân trời sáng tạo bản 2 có gợi ý đáp án sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập cuối kì 1 HĐTN 8 CTST. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo cuối kì 1.

Đề thi HK 1 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 Chân trời sáng tạo

Ma trận

Nội dung/đơn vị kiến thức

MỨC ĐỘ

Tổng số

câu

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1. Khám phá một số đặc điểm của bản thân

2

3

1

6

0

30%

Chủ đề 2. Thể hiện trách nghiệm với bản thân và mọi người

2

2

4

1

Chủ đề 3. Xây dựng trường học thân thiện

2

1

3

Chủ đề 4. Sống hòa hợp trong gia đình

2

1

3

1

Chủ đề 5. Làm quen với kinh doanh

1

1

1

1

1

5

40%

Tổng số câu TN/TL

9

8

2

1

1

26

2

100%

%

40%

30%

20%

5%

5%

70%

30%

100%

40%

30%

25%

5%

100 %

Đề thi

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm).

Câu 1: Một trong những cách để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực chúng ta cần:

A. Tỏ ra không vui.

C. Suy nghĩ lạc quan.

B. Không quan tâm.

D. Khó chịu với mọi người.

Câu 2: Khi thương thuyết chúng ta cần lưu ý:

A. Dễ cáu giận.

B. Thiếu chính kiến.

C. Nói chân thành, từ tốn.

D. Lười biếng.

Câu 3: Một trong những lưu ý nên khi tranh biện là:

A. Lắng nghe, giữ bình tĩnh.

B. Thiếu lập luận khoa học.

C. Hiếu thắng.

D. Luôn cho mình là đúng.

Câu 4: Tính cách nào sau đây là người có tính cách tốt?

A. Hay giận.

B.Tốt bụng.

C. Tiêu xài hoang phí.

D. Ích kỉ.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây khiến cản trở hoàn thành công việc của em?

A. Cẩn thận trong mọi việc.

B. Chu đáo với mọi người.

C. Thiếu ý chí trong công việc.

D. Siêng năng trong công việc.

Câu 6: Biểu hiện người có trách nhiệm với với bản thân và mọi người xung quanh là:

A. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

B. Dậy muộn.

C. Đợi người khác nhắc nhở.

D. Không tham gia phong trào trường.

Câu 7: Đâu là biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân?

A. Chơi game cả ngày.

B. Lúc nào cũng suy nghĩ bi quan.

C. Việc gì cũng đợi nhắc nhở.

D. Ăn uống lành mạnh.

Câu 8: Sau khi được người khác giúp đỡ trong lúc khó khăn em cần:

A. Cảm thấy khó chịu.

B. Cảm ơn người đã hỗ trợ.

C. Tỏ vẻ không vui.

D. Im lặng.

Câu 9: Để thực hiện lối sống tiết kiệm em cần:

A. Mở quạt rồi bỏ đi.

B. Mở nước tràn ra ngoài.

C. Tắt khi không sử dụng.

D. Chu đáo.

Câu 10: A thấy một bạn trong lớp khóc, nếu em là A em nên làm gì?

A. Quan tâm, hỏi thăm.

C. Không quan tâm.

B. Mặc kệ.

D. Đó là việc của bạn ấy.

Câu 11: Khi chứng kiến bạn bị bắt nạt, cần:

A. Báo cáo sự việc kịp thời với người có thể xử lí.

B. Tỏ thái độ khôngvui.

C. Rủ bạn lại xem.

D. Thấy phiền.

Câu 12: Từ chối khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện, cần thời gian để suy nghĩ là từ chối:

A. Quyết đoán

B. Trì hoãn

C. Thiếu chính kiến

D. Lười biếng

Câu 13: Để phòng tránh bị bắt nạt, cần:

A. Chia sẻ với người tin cậy.

B. Làm theo mọi yêu cầu.

C. Im lặng vì sợ.

D. Thiếu tự tin, yếu đuối.

Câu 14: Người có tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống là:

A. Đợi người khác giúp.

B. Kiểm soát cảm xúc bản thân.

C. Thể hiện bản thân vô dụng.

D. Nhút nhác .

Câu 15: Tự chủ trong xây dựng mối quan hệ trên mạng là:

A. Đồng ý kết bạn khi biết rõ thông tin.

B. Chuyện gì cũng đưa lên mạng xã hội.

C. Nói xấu nhau trên mạng xã hội.

D. Không làm gì cả.

Câu 16: Tự chủ trong giải quyết vấn đề trên mạng xã hội là:

A. Thích thì bình luận.

B. Bình luận tiêu cực.

C. Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ.

D. Dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân.

Câu 17: Bản thân là học sinh của trường em cần:

A. Không quan tâm, chỉ học thôi.

B. Không tham gia phong trào.

C. Hiếu thắng, tranh cãi.

D. Tuyên truyền truyền thống nhà trường.

Câu 18: Để xây dựng và giữ gìn tình bạn chúng ta nên:

A. Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

B. Không cần thiết.

C. Đùn đẩy trách nhiệm.

D. Việc ai nấy làm.

Câu 19: Bản thân em là một người con em cần làm gì khi mẹ bị ốm:

A. Em còn bận học.

B. Quên ngay sau đó.

C. Hỏi thăm, quan tâm mẹ.

D. Đã có ba quan tâm.

Câu 20: Để được hài lòng người thân trong gia đình chúng ta nên:

A. Không muốn làm.

B. Cùng nhau chia sẻ việc nhà.

C. Không phải việc của mình.

D. Đã có anh chị lớn hơn lo.

Câu 21. Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc?

A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.

B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.

C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.

D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 22. Đâu là ý đúng khi nói về sự tự chủ?

A. Tự điều chỉnh hành vi, không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

B. Tự điều chỉnh suy nghĩ mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

C. Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

D.Tự điều chỉnh cảm xúc, xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

A. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.

B. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.

C. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy.

D. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.

Câu 24. Tại sao phải sống có trách nhiệm?

A.Làm cho bản thân sống có ích hơn.

B. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.

C.Làm cho bản thân học giỏi hơn.

D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.

Câu 25 .Tình huống nào sau đây nên từ chối?

A. Tình huống có thể gặp nguy hiểm cho bản thân.

B. Giúp bạn học bài để kiểm tra 15 phút

C. Lời đề nghị giúp đỡ người nghèo

D. Tình huống trong khả năng thực hiện của bản thân

Câu 26. Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?

A. Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
B. Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.
C. Sản phẩm mất rất nhiều thời gian đến tay người mua.
D. Người mua không nhận được sự tư vấn tận tình và chu đáo như khi mua ở cửa hàng.

Phần II: Tự luận (3 điểm).

Câu 1. (1 điểm) Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:

- Tình huống 1: Nhóm của em đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật. Cả nhóm cùng chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Chỉ một lúc sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng của mọi người, tuy nhiên có một số bạn bình luận cho rằng nhóm em may mắn chiến thắng chứ không phải nhóm làm tốt nhất.

- Tình huống 2: Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nam được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghệ và phải cử ra một bạn dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Hà là bạn thân của Nam nhưng khả năng dẫn không bằng bạn kia

Câu 2. (2 điểm) Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

C

C

A

B

C

A

D

B

D

A

A

A

A

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

B

A

C

D

A

C

B

A

C

D

A

A

B

Đáp án phần tự luận xem trong file tải về.

Đề kiểm tra cuối kì 1 HĐTN 8 CTST

PHÒNG GDĐT

TRƯỜNG THCS

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: ....

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 8

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày kiểm tra: .... /…./...

Lần lượt các nhóm bốc thăm 1 trong 5 tình huống đã cho, xây dựng kịch bản và sắm vai thể hiện nét tính cách, điều chỉnh cảm xúc và thể hiện trách nhiệm của bản thân phù hợp với tình huống đó:

1. Tình huống 1: Đóng vai thể hiện sự tự chủ trong mối quan hệ ở tình huống sau: N có vẻ ngoài lầm lì, thường không chủ động kết bạn với người khác. Tuy vậy, S thích chơi với N vì N là một người bạn biết lắng nghe và thường cho S nhiều lời khuyên hữu ích về việc học tập. Một số bạn khác trong lớp không thích N nên kéo S lại và nói: “Bọn tớ nghĩ cậu đừng chơi với N nữa.”

2. Tình huống 2: Đóng vai nhân vật thể hiện sự tự chủ của em trên mạng xã hội ở tình huống sau: Hai nhóm bạn trong lớp tranh luận gay gắt trên mạng xã hội và lôi kéo em tham gia ủng hộ cho quan điểm của nhóm mình.

3. Tình huống 3: Đóng vai thực hành xử lí tình huống phòng, tránh bắt nạt học đường ở tình huống sau: M là học sinh giỏi, hiền lành và ít nói. Một nhóm bạn trong lớp M chỉ bài trong giờ kiểm tra, nếu không sẽ bị cô lập. Nếu là M, em sẽ xử lí như thế nào?

4. Tình huống 4: Đóng vai thực hành xử lí tình huống sau trong kinh doanh: Bạn H đang kinh doanh sản phẩm “Vòng đeo tay Handmade” có một khách hàng đã mua và nhận sản phẩm của bạn H, nhưng ngày sau đó, khách hàng này đến đòi trả sản phẩm và hoàn lại tiền. Nếu em là bạn H em xử lí như thế nào?

5. Tình huống 5: Đóng vai thực hành xử lí tình huống sau trong kinh doanh: Gia đình Lan có kinh doanh một cửa hàng bán “Bún bò Huế”, ngày chủ nhật được nghỉ học nên em phụ gia đình mang thức ăn cho khách. Sau khi mang thức ăn lên Lan được 2 vị khách gọi lại phàn nàn về giá cả và chất lượng của tô bún: “Tô bún 50.000đ mà lèo tèo vài cộng bún, cho được 2, 3 miếng thịt bò. Sao quán bán mắc vậy?”. Nếu em là bạn Lan em xử lí như thế nào?

Lưu ý: Thời gian sắm vai cho mỗi nhóm là 5-8 phút

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết gợi ý đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.121
Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm