Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu  chia  sẻ  trong bài viết sau đây là tổng hợp các mẫu đề thi học kì 1  môn Văn 8 CTST mới nhất có đầy đủ ma trận đề thi cùng với gợi ý đáp án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Sau đây là nội dung chi tiết ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 CTST cùng với đề thi và gợi ý đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 CTST

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện cười

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Bản đặc tả ma trận đề thi học kì 1 Văn 8 CTST

Mời các bạn xem trong file tải về.

3. Đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Văn Chân trời sáng tạo - đề 1

Phần 1: (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

QUÊ HƯƠNG

Quê hương giản dị chẳng đâu xa
Bãi mía vườn rau với ruộng cà
Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng
Dập dờn sóng lúa chạy la đà

Quê hương mộc mạc chẳng kiêu sa
Mái lá đơn sơ dưới nắng tà
Khói toả lam chiều thơm gạo mới
Du dương tiếng gió hát ngân nga

Quê hương sách sử đã in ra
Một dải cong cong khảm ngọc ngà
Núi đá chênh vênh bên biển lớn
Rừng xanh suối mát trãi muôn hoa

Quê Hương êm ả những lời ca
Điệu Bắc Nam ai thật mặn mà
Xứ Huế Trường Tiền thôn Vỹ Dạ
Ai nghe thấy tiếng cũng mơ ra

Quê hương nhuộm đỏ bởi phù sa
Chín nhánh rồng bay tạo vóc ngà
Vựa lúa phì nhiêu xanh bát ngát
Đàn cò trắng lượn phía trời xa

Quê hương mãi mãi ở trong ta
Dẫu có tha phương biệt mái nhà
Đất Tổ là gì ai cũng hiểu …
Như là… chỉ một Mẹ và Cha!

(Quê hương, Trúc Quỳnh )

Câu 1: (1,0 điểm) Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ nào? Cho biết đặc điểm số tiếng của thể thơ?

Câu 2: (1,0 điểm) Khổ thơ sau được gieo vần ở tiếng nào? Là vần sát hay vần cách?

“Quê hương sách sử đã in ra
Một dải cong cong khảm ngọc ngà
Núi đá chênh vênh bên biển lớn
Rừng xanh suối mát trãi muôn hoa”

Câu 3: (1,0 điểm) Tìm 2 hình ảnh quê hương được thể hiện trong bài thơ?

Câu 4: (1,0 điểm) Xác định 1 từ tượng hình, 1 từ tượng thanh trong hai khổ thơ sau và cho biết tác dụng:

“Quê hương giản dị chẳng đâu xa
Bãi mía vườn rau với ruộng cà
Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng
Dập dờn sóng lúa chạy la đà

Quê hương mộc mạc chẳng kiêu sa
Mái lá đơn sơ dưới nắng tà
Khói toả lam chiều thơm gạo mới
Du dương tiếng gió hát ngân nga”

Câu 5: (1,0 điểm) Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Quê hương”

Câu 6: (1,0 điểm) Trình bày tình cảm của em dành cho quê hương? (Viết khoảng 3 câu)

Phần 2: (4 điểm)

Viết văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm.

Đáp án

Phần 1: (6 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) Bài thơ thuộc thể thơ 7 chữ. Đặc điểm số tiếng mỗi dòng có 7 tiếng (1,0 điểm)

- Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng ý nào đạt điểm ý đó (0,5 điểm)

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Câu 2: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) HS xác định đúng tiếng được gieo vần: ra, ngà. Gieo vần sát.

- Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng ý nào đạt điểm ý đó (0,5 điểm)

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) HS tìm đúng hai hình ảnh quê hương trong bài thơ (Bãi mía vườn rau với ruộng cà, Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng, Dập dờn sóng lúa chạy la đà,…)

- Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng một hình ảnh (0,5 điểm)

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Câu 4: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) HS xác định đúng từ tượng hình, từ tượng thanh và nêu tác dụng

+ Từ tượng hình: dập dờn + Tác dụng: miêu tả hình ảnh, dáng vẻ sóng lúa thêm sinh động, cụ thể.

+ Từ tượng hình: la đà + Tác dụng: miêu tả hình ảnh, dáng vẻ sóng lúa thêm sinh động, cụ thể.

+ Từ tượng thanh: du dương + Tác dụng: mô phỏng âm thanh tiếng gió thêm sinh động, cụ thể.

+ Từ tượng thanh: ngân nga + Tác dụng: mô phỏng âm thanh tiếng gió thêm sinh động, cụ thể.

- Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng ý nào đạt điểm ý đó (0,25 điểm)

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Câu 5: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) HS nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết dành cho quê hương giải dị, mộc mạc với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

- Mức chưa tối đa: GV xem xét cho điểm.

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Câu 6: (1,0 điểm)

- Mức tối đa: (1,0 điểm) HS trình bày tình cảm yêu quý, trân trọng, nhớ mong của bản thân dành cho quê hương

- Mức chưa tối đa: GV xem xét cho điểm.

- Mức không đạt: (0.0 điểm) Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng.

Phần II: (4,0 điểm)

1. Mở bài: (0,5 điểm)

- Mức tối đa: (0,5 điểm) Học sinh dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh dẫn dắt, giới thiệu chưa rõ ràng.

- Mức không đạt: (0,0 điểm) Lạc đề hoặc không có mở bài.

2. Thân bài: (2,0 điểm)

- Mức tối đa:

+ Giải thích vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để làm rõ vấn đề.

+ Liên hệ mở rộng.

+ Rút ra bài học nhận thức.

- Mức chưa tối đa: Giáo viên căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo điểm đạt là 0,25; 0,5; 1,0...cho phần thân bài của học sinh.

- Mức không đạt: (0,0 điểm) Lạc đề, không đảm bảo các yêu cầu trên.

3. Kết bài: (0,5 điểm)

- Mức tối đa: Khẳng định vấn đề cần nghị luận.

- Mức chưa tối đa: Giáo viên căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.

- Mức không đạt: (0,0 điểm) Lạc đề.

Tiêu chí khác (1,0 điểm)

1. Hình thức: (0,5 điểm)

- Mức tối đa:

+ Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để làm bài.

+ Bài văn có bố cục chặt chẽ ba phần (ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo tình tự hợp lí) diễn đạt lưu loát, rõ ràng.

- Mức không đạt: (0,0 điểm) Chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thân bài chưa chia tách hợp lí, chi tiết chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai cách dùng từ, đặt câu quá nhiều.

2. Sáng tạo: (0,5 điểm)

- Mức đầy đủ: HS dẫn dắt hoặc nêu tình huống thuyết phục, gửi thông điệp hay và có ý nghĩa giáo dục tốt.

- Mức không đạt: (0,0 điểm) Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên.

4. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Chân trời - đề 2

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC .....

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

Bài học:

- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

0,5

0,5

10

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

0,5

0,5

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài :

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

Thân bài :

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em, Lục lạc vàng, Vì bạn xứng đáng, Cặp lá yêu thương, Hiến máu nhân đạo...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

Kết bài :

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

3,5

0,5

0,25

0,25

1,0

0,5

0,25

0,25

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

5. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Chân trời - đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

Bài học:

- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

0,5

0,5

10

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

0,5

0,5

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài :

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

Thân bài : (2,5)

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em, Lục lạc vàng, Vì bạn xứng đáng, Cặp lá yêu thương, Hiến máu nhân đạo...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

Kết bài :

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

0,5

0,25

0,25

1,0

0,5

0,25

0,25

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo bố cục chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

6. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Chân trời - đề 4

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng

nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa.

D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”?

A. Vị thần trông coi về sự sống.

B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình.

C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình.

D. Vị thần se duyên đôi lứa.

Câu 6 (0.5 điểm): Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?

A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi.

B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ.

C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ.

D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì?
A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm.

B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình.

C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ.

D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.

Câu 8 (0.5 điểm): Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan.

B. Là một người học rộng, tài cao.

C. Là người yêu quý trẻ con.

D. Là người rất ham học hỏi.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

Đáp án 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân, đó có thể là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão,…

1,0

10

Tác giả phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa.

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận..

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Nghị luận vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

0,25

c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

Học sinh có thể nghị luận theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

- Người viết tán thành ý kiến đã nêu.

- Nêu ra thực trạng việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người dân.

- Nêu nguyễn nhân của thực trạng trên.

- Kết hợp lí lẽ với bằng chứng để chỉ ra hậu quả hoặc những điều tích cực của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…

- Đưa ra biện pháp.

Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

0,5

7. Đề thi Ngữ văn 8 CTST học kì 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ quốc gia dân tộc từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kì diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

(2) Khác với thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hy sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

(Trích “Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc”, Phạm Thảo, NXB Trẻ)

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể loại và nêu luận đề của đoạn ngữ liệu.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định một yếu tố Hán Việt (thông dụng) trong câu in đậm và cho biết nghĩa của yếu tố Hán Việt trong câu in đậm.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm hai bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu (2).

Câu 4. (1.0 điểm) Nêu luận điểm của đoạn ngữ liệu (2).

Câu 5. (2.0 điểm) Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Hãy viết đoạn văn trả lời từ 4 đến 6 dòng)

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

HS nêu được:

- Thể loại: Nghị luận.

- Luận đề của đoạn ngữ liệu: Bàn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

1.0

(0.5)

(0.5)

2

HS nêu được:

- Yếu tố Hán Việt: quốc hoặc gia.

- Nghĩa của yếu tố Hán Việt trên là: quốc nghĩa là nước hoặc gia nghĩa là nhà.

1.0

(0.5)

(0.5)

3

HS nêu được:

Bằng chứng trong đoạn ngữ liệu (2) là:

- Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

(HS có thể chép lại ngữ liệu hoặc liệt kê, HS nêu được 2 bằng chứng)

1.0

4

HS nêu được: Luận điểm trong đoạn ngữ liệu (2) là:

Lòng yêu nước được thể hiện xuyên suốt qua quá trình lịch sử, ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau.

(1.0)

5

Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học cho bản thân:

- Nhận thức được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là truyền thống vô cùng quý báu.

- Em sẽ hành động cụ thể:

+ Em cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.

+ Chăm lo học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động có ích để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

+ Cần sáng suốt trước mọi âm mưu dụ dỗ, lôi kéo của thế lực thù địch.

+ Tuyên truyền cho mọi người nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

(HS nêu được ít nhất 3 ý)

( 2.0)

II

VIẾT

Đề 1: Viết bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. (4.0 điểm)

A. Hình thức và kỹ năng (1.0 điểm)

a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận về ….

b. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

c.Bố cục, mạch lạc: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

d. Sáng tạo.

4.0

1.0

(0.25)

(0.25)

(0.25)

(0.25)

B. Nội dung (3.0 điểm)

* Mở bài (0.5 điểm)

- Nêu vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).

- Nêu ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).

*Thân bài (2.0 điểm)

1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận (0.25 điểm)

- Trách nhiệm là nghĩa vụ, ý thức, công việc mà mỗi người phải hoàn thành với một công việc bất kỳ nào đó hoặc với vấn đề diễn ra xung quanh. Môi trường sống là nơi tồn tại và phát triển của con người. Ở đây, môi trường sống được hiểu chính là môi trường tự nhiên… Trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự ràng buộc về ý thức, về hành động, là nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống…

2. Bàn luận (1.25 điểm)

- Khẳng định vấn đề cần bàn luận và nhấn mạnh ý kiến (0.25 điểm):

+ Vấn đề cần bàn luận: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của học sinh ở mọi lứa tuổi với những việc làm phù hợp với độ tuổi, khả năng,… của mình.

+ Ý kiến: hoàn toàn đồng tình với việc học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.

- Lí lẽ và bằng chứng (1.0 điểm):

+ Lí lẽ 1: môi trường sống có sự ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta… (0.25 điểm).

+ Bằng chứng 1: con người sống trong lòng thiên nhiên, xã hội loài người duy trì và phát triển gắn chặt với thiên nhiên… (0.25 điểm).

+ Lí lẽ 2: môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm… (0.25 điểm).

+ Bằng chứng 2: WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO,… (0.25 điểm).

3. Vai trò của học sinh (0.5 điểm)

Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống, tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và học tập,…

* Kết bài (0.5 điểm)

- Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm).

- Nêu bài học (0.25 điểm).

3.0

(0.5)

(2.0)

(0.5)

...................................

Để xem toàn bộ nội dung 7 đề thi học kì 1 Văn 8 CTST file word, mời các bạn xem trong file  tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 31.721
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm