11 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới 2024

Tải về

Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp các mẫu đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 8 sách mới theo cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 2 Văn 8 chương trình mới có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

Đề Ngữ văn 8 cuối học kì 2 dưới đây bao gồm nhiều dạng đề về văn bản thông tin, phân tích một tác phẩm văn học, viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện... sẽ là tài liệu ôn tập củng cố kiến thức bổ ích cho các em học sinh.

1. Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Văn 8 sách mới

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận văn học

3

0

5

1

0

1

0

0

60

Tỉ lệ %

10

0

10

15

0

15

0

0

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tỉ lệ %

0

5

0

20

0

15

0

10

Tổng điểm %

100

15%

45%

30%

10%

60%

40%

2. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 8

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trog số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giau sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Kông những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉn, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế...[ Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phâm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ...

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học.

B. Nghị luận xã hội.

C. Văn bản thơ

D. Văn bản truyện trưởng.

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệ

B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích

B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C. Mạnh mẽ, mãnh liệt

D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?.

Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa.

B. Đám ma bác giun.

C. Hạt gạo làng ta.

D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6. Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.

C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.

D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi...từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán.

D. Câu kể.

Câu 9. Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10. Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất.

3. Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 môn Văn 8 sách mới

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

1,4

0,5

7

A

0,5

8

A

0,5

9

Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

1,0

10

Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu về bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa và nhân vật

- Phân tích các đặc điểm của nhân vật, các đoạn văn cần nêu đủ ý kiến, lí lẽ, và dẫn chứng cụ thể minh họa

- Phân tích nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và các nghệ thuật tiêu biểu khác

- Khái quát, đánh giá chung về đặc điểm của nhân vật trong bài thơ của Trần Đăng Khoa

0,5

1,0

1,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

4. Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án - đề 2

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau:

Lược phần đầu: Nhân vật ông hoạ sĩ được anh lính trẻ giúp đỡ khi đi thực tế sáng tác, anh lính có nguyện vọng nhờ ông vẽ bức kí hoạ chân dung anh và mang về cho gia đình ở Hà Nội để người thân không lo lắng vì bặt tin anh đã lâu. Nhưng khi ra Bắc, bức tranh được mang đi triển lãm các nơi, ông hoạ sĩ đạt được nhiều giải thưởng nên quên mất lời hứa với người lính trẻ. Thời bình trở về, một lần đi cắt tóc, ông vô tình gặp lại người lính xưa nay là anh thợ cắt tóc. Biết hoàn cảnh của anh, ông càng thêm day dứt vì quyết định của mình.

Đoạn trích sau kể về một lần ông hoạ sĩ đến hiệu cắt tóc của anh chiến sĩ năm xưa.

Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?

- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!

"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".

Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:

- Bác đến cắt tóc?

- Vâng.

- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.

Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.

- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?

Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:

- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.

- Anh ấy nói với chị thế?

- Vâng.

- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...

- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?

- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?

- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.

- Vì sao?

- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...

- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?

- Từ 69.

- Từ tháng mấy?

- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.

Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?

[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:

- Thưa ông đến cắt tóc?

- Vâng ạ!

Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.

Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.

- Mời bác ngồi!

Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.

- Bác vẫn cắt như cũ?

- Vâng.

"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"

"Phải".

"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"

"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".

"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"

"Không".

"Tôi có phải cút khỏi đây không?"

"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"

Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng.

Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.

(Nguyễn Minh Châu, trích Bức tranh)

Chú thích:

Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh, ông được đánh giá là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới. Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ Giát (1989),...

Truyện ngắn Bức tranh trích trongtập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2. Xác định trợ từ trong các câu sau: Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề

Câu 3. Xác định kiểu cốt truyện trong đoạn trích.

Câu 4. Theo đoạn trích, bức tranh của người họa sĩ vẽ có tên là gì?

Câu 5. Giải thích nghĩa của từ khắc khoải trong câu: Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.

Câu 6. Nêu ý nghĩa của chi tiết: bức tranh tự hoạ của ông hoạ sĩ ở cuối đoạn trích.

Câu 7. Nhận xét về suy nghĩ, tâm trạng của ông hoạ sĩ trong đoạn trích trên.

Câu 8. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích nội dung, nghệ thuật của truyện Bức tranh ở phần đọc hiểu.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1.

Ngôi thứ nhất

0.5

2.

Trợ từ: chỉ, ngay

0.5

3.

kiểu cốt truyện đơn tuyến

0.5

4.

Bức tranh: “Chân dung chiến sĩ giải phóng”

0.5

5.

Khắc khoải: day dứt, trăn trở, dằn vặt thường trực, trở đi trở lại không yên

1,0

6.

- Chi tiết bức tranh tự hoạ:

một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng.

Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.

- Ý nghĩa:

+ sự phức tạp của đời sống nội tâm, đan xen tốt xấu trong mỗi người

+ sự tự phán xét nghiêm khắc, sự thức tỉnh của ông hoạ sĩ về cái nhỏ nhen, ích kỉ của mình.

1,0

7.

- Tâm trạng: day dứt, trăn trở, ăn năn

- Suy nghĩ về sự nhỏ nhen, hẹp hòi của bản thân

- Thể hiện sự đấu tranh nội tâm của con người để vượt lên cái tầm thường, ích kỉ.

1,0

8.

- Cần có lòng trung thực, nghiêm khắc với chính mình.

- Cần sống cao thượng, biết giữ lời hứa…..

1,0

II

VIẾT

4.0

Viết bài văn phân tích nội dung, nghệ thuật của truyện Bức tranh

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề

0.25

c. Triển khai vấn đề

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0.25

* Phân tích nội dung đoạn trích:

- Nhân vật ông hoạ sĩ:

+ từng có hành động ích kỉ, nhỏ nhen

+ Quá trình đấu tranh nội tâm day dứt, khắc khoải để nhìn nhận sai lầm của mình.

=> Tính cách: nghiêm khắc, trung thực với mình.

- Nhân vật anh chiến sĩ- người thợ cắt tóc: cao thượng, khiêm nhường, bình dị.

- Chủ đề của của tác phẩm: con người vươn tới lối sống thanh cao, tự đấu tranh để hoàn thiện mình.

- Thông điệp của truyện với người đọc:

+ Cần có lòng trung thực, nghiêm khắc với chính mình.

+ Cần sống cao thượng, biết giữ lời hứa…..

1,5

* Phân tích nghệ thuật của đoạn trích:

- cốt truyện đơn tuyến xoay quanh tâm trạng của ông hoạ sĩ khi hiểu ra sai lầm của mình.

- nhân vật được khắc hoạ chủ yếu qua ý nghĩa, tâm trạng, suy tưởng

- ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết lí, hình ảnh mang tính ấn dụ.

- ngôi kể thứ nhất giúp bộc lộ rõ thế giới nội tâm nhân vật.

1,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

TỔNG ĐIỂM

10.0

5. Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án - đề 3

I. Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách viết vào giấy thi chữ cái trước đáp án đúng:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ(1) của pla-xtíc(2). Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi(3) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin(4) có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết(5), giảm khả năng miễn dịch(6), gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh(7) cho trẻ sơ sinh…

(Theo tài liệu của Sở Khoa học – công nghệ Hà Nội)

Chú thích:

(1) Phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành những chất khác nhau, không còn mang tính chất của chất ban đầu

(2) Pla-xtíc: chất dẻo

(3) Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng

(4) Đi-ô-xin: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm

(5) Tuyến nội tiết: tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể

(6) Miễn dịch: (trạng thái của cơ thể) chống lại được một bệnh nào đó

(7) Dị tật bẩm sinh: hiện tượng biến đổi bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể (dị tật) đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh.

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc dạng văn bản nào?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

D. Bản tin

Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Thuyết minh, nghị luận

Câu 3: Thành phần biệt lập tình thái trong câu: Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh…” là gì?

A. Có thể

B. Gây ngất

C. Gây ung thư

D. Trẻ sơ sinh

Câu 4: Chủ đề của Ngày Trái Đất là gì?

  1. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông
  2. Một ngày không dùng bao bì ni lông
  3. Tái sử dụng bao bì ni lông
  4. Không vứt bao ni lông xuống cống dẫn nước thải

Câu 5: Xét theo mục đích nói, câu văn: “Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu cảm

B. Câu khiến

C. Câu kể

D. Câu hỏi

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi.

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Ẩn dụ

Câu 7: Nhận định nào nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên?

  1. Bao bì ni lông khi bị đốt gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh…
  2. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa
  3. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi
  4. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

Câu 8: Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

  1. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.
  2. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
  3. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất
  4. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người

Tự luận (4.0 điểm)

Câu 9: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.

Câu 10: Xã hội ngày càng hiện đại, kéo theo nhiều hệ lụy, một trong số đó là vấn đề ô nhiễm môi trường - mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Từ nội dung phần đọc hiểu, kết hợp với hiểu biết thực tế, em nêu một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm):

Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm boăn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào những hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) phân tích truyện ngắn trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học: 2023 – 2024

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

1

A

0.25

2

D

0.25

3

A

0.25

4

B

0.25

5

C

0.25

6

C

0.25

7

D

0.25

8

C

0.25

9

- Học sinh tìm đúng câu văn chứa biện pháp tu từ

- Gọi tên biện pháp tu từ

- Phân tích tác dụng

0.5

0.5

1.0

10

- Giải pháp:

- Hạn chế hoặc tái sử dụng túi nilon & vật dụng làm từ nhựa.

- Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch có sẵn.

- Trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh. ...

- Vứt rác đúng nơi quy định. ...

- Tận dụng những nguồn năng lượng có sẵn. ...

- Tiết kiệm điện, nước, các loại tài nguyên thiên nhiên

- Không chặt phá rừng...

2.0

*Hình thức: Bài văn, đủ bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ; viết đúng kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học (truyện).

*Nội dung: Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc

B. Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ…

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm:

2. Phân tích nhân vật trong tác phẩm

a. Nhân vật Lão Hạc

- Hoàn cảnh

- Phẩm chất:

+ Yêu thương con

+ Giàu lòng nhân hậu

+ Giàu lòng tự trọng

b. Nhân vật ông giáo

- Hoàn cảnh

- Phẩm chất

3. Phân tích nghệ thuật

- Cốt truyện

- Ngôn ngữ, phong cách viết

- Chủ đề….

C. Kết bài

0.5

0.5

2.5

0.5

6. Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án - đề 4

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế.

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

( Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)

Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 – 7:

Câu 1. Văn bản thuộc thể loại nào?

  1. Truyện vừa
  2. Truyện ngắn
  3. Truyện dài
  4. Truyện đồng thoại

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Cả A và C

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?

  1. Là người con – nhân vật “cậu”
  2. Là người mẹ
  3. Là các bạn
  4. Là nhà thiết kế bậc thầy

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?

  1. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận.
  2. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến.
  3. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận.
  4. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ.

Câu 5. Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là “Cúc áo của mẹ”?

  1. Vì muốn ca ngợi hàng cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ.
  2. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ.
  3. Vì muốn ca ngợi tính kiên cường của người con.
  4. Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động.

Câu 6. Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” quỳ sụp trước mặt người mẫu và òa khóc thống khổ khi tham gia buổi trình diễn thời trang?

  1. Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chang chiếc áo mà mẹ cậu đã may cho cậu.
  2. Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ.
  3. Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ.
  4. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình.

Câu 7. Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn sau là gì?

Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

  1. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian
  2. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân
  3. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức
  4. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Vì sao người con lại cắt nát vụn chiếc áo mới mà mẹ tặng cậu làm quà sinh nhật.

Câu 9. Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao?

Câu 10. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B. Truyện ngắn

0,5

2

C. Ngôi thứ ba

0,5

3

A. Là người con – nhân vật “cậu”

0,5

4

A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận.

0,5

5

B. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ.

0,5

6

D. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình.

0,5

7

A. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian

0,5

8

Người con lại cắt nát vụn chiếc áo mới mà mẹ tặng cậu làm quà sinh nhật vì cậu bị bạn bè giễu cợt vì chiếc áo mới do mẹ cậu may tặng cậu có hàng cúc không giống với áo của các bạn => Do đó, đang từ cảm xúc hãnh diện về chiếc áo mới lần đầu được sở hữu, cậu lại căm ghét nó, trút cơn tức giận lên nó.

1,0

9

- Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình.

- Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đây là một định hướng:

+ Đồng tình vì: Câu nói của nhà thiết kế đã khẳng định tình yêu thương của người mẹ với con là vô cùng vĩ đại. Tình yêu thương của mẹ đem lại giá trị tinh thần vô giá cho con. Chính tình yêu thương của người mẹ đã khiến cho mỗi người mẹ trở thành nhà thiết kế bậc thầy. Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu thườn và sự sáng tạo.

+ Không đồng tình vì: Vì nhà thiết kế bậc thầy cần có tài năng lớn, thiết kế những tác phẩm có giá trị, truyền được nguồn cảm hứng tích cực nhất đến mọi người. Thực tế vẫn có những người mẹ vô trách nhiệm, thiếu yêu thương con cái.

+ Không hoàn toàn đồng tình vì: Tình yêu thương của mẹ với con là vô bờ bến, là vĩnh hằng nên không thể ví được với bất của cái gì trên đời.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Trả lời được 2 ý: 0,75 điểm

1,0

10

- HS rút ra một bài học ý nghĩa nhất từ câu chuyện:

Ví dụ:

- Hãy biết trân trọng những gì mình đang có

- Hãy biết quan tâm, yêu thương bố mẹ, những người thân của mình khi còn có thể.

- Hãy tìm hiểu thấu đáo mọi việc trước khi hành động, tránh hối hận về sau.

....

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Trả lời được 2 ý: 0,75 điểm

0,5

II

LÀM VĂN

4,0

Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích một tác phẩm truyện yêu thích.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm truyện.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm:

- Nêu chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(Chú ý trích dẫn một số bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm)

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm.

- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,25 điểm - 1,75 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm

10,0

.............................

Nội dung bộ đề Ngữ văn 8 sách mới 2024 mời các em xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 12.431
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm