(4 đề) Đề thi cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 sách mới (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 mới nhất trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 sách mới dùng chung cả 3 bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo có ma trận đề thi và đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức ôn thi cuối kì tốt nhất. Sau đây là chi tiết đề kiểm tra cuối học kì 2 KHTN 8 sách mới, mời các bạn cùng tham khảo.

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 chương trình mới. Dưới đây là tổng hợp các mẫu đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 có đáp án chi tiết kèm theo ma trận và bản đặc tả khung ma trận đề thi sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức quan trọng của môn KHTN 8 sách mới để vận dụng khi làm bài thi sao cho đạt kết qua tốt nhất. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 2024, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số ý/câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Điện (11 tiết)

4

4

1,0

2. Nhiệt (9 tiết)

2

2

0,5

3. Sinh học cơ thể người (11 tiết)

1

1

1,0

4. Sinh học cơ thể người (17 tiết)

4

1

(1,0)

2

1

(1,5)

2

6

4,0

5. Sinh vật và môi trường (15 tiết)

4

4

1

(0,5)

1

2

8

3,5

Số câu/ số ý

1

12

1

8

2

0

1

0

5

20

10

Điểm số

1,0

3,0

1,0

2,0

2,0

0

1,0

0

5,0

5,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

2. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức kì 2

Phần I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: (Mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1: Năng lượng mà vật có được do chuyển động nhiệt được gọi là

A. nội năng.

B. nhiệt năng.

C. hóa năng.

D. cơ năng.

Câu 2: Hai cốc thủy tinh chồng khít lên nhau. Có thể dễ dàng tách rời hai cốc ra bằng cách

A. ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

B. ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

C. ngâm cốc dưới vào nước nóng, đổ nước đá vào cốc trên.

D. ngâm cốc dưới vào nước đá, đổ nước nóng vào cốc trên.

Câu 3: Dùng cách nào sau đây để mở nút bằng thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng cổ chai.

B. Hơ nóng thân chai.

C. Hơ nóng đáy chai.

D. Hơ nóng nút chai.

Câu 4: Nội năng của một vật là

A. chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 5: Hệ vận động của con người bao gồm những phần nào sau đây?

A. Não, tâm thần, hệ thần kinh

B. Cơ bắp, xương, khớp

C. Tim, phổi, hệ tuần hoàn

D. Gan, thận, tụy

Câu 6: Chức năng của hệ vận động là gì?

A. Tiêu hóa thức ăn

B. Vận động cơ thể

C. Giúp lưu thông máu

D. Lọc chất cặn bã

Câu 7: Những dạng thức ăn nào nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng của trẻ em để hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và cơ bắp?

A. Thức ăn giàu protein và canxi

B. Thức ăn giàu chất béo và đường

C. Thức ăn giàu caffeine và đường

D. Thức ăn chế biến nhanh và thực phẩm đóng hộp

Câu 8: Hệ thống miễn dịch chủ yếu hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật gây bệnh?

A. Tiêu diệt tất cả vi khuẩn

B. Phân biệt giữa vi khuẩn có hại và không có hại

C. Loại bỏ tất cả vi khuẩn khỏi cơ thể

D. Tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi

Câu 9: Cơ quan nào sau đây không phải là một phần của hệ hô hấp?

A. Phổi

B. Họng

C. Đường hô hấp

D. Gan

Câu 10: Cơ quan nào trong hệ thống bài tiết nước tiểu chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu?

A. Thận

B. Bàng quang

C. Ống dẫn tiểu

D. Tủy sống

Câu 11: Khái niệm "Môi trường trong của cơ thể" được hiểu như thế nào?

A. Môi trường bên ngoài cơ thể

B. Tất cả các yếu tố tồn tại trong cơ thể và tác động lên cơ thể

C. Môi trường nơi cơ thể sống

D. Tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Câu 12: Tuyến giáp nằm ở vị trí nào trong cơ thể của con người?

A. Ở phía trước của cổ, dưới cằm

B. Ở hai bên của đầu gối

C. Ở phía sau của đầu

D. Ở cạnh trên của thận

Câu 13: Khái niệm "thân nhiệt" đề cập đến điều gì?

A. Nhiệt độ của bề mặt da

B. Nhiệt độ của môi trường xung quanh cơ thể

C. Nhiệt độ của cơ thể

D. Nhiệt độ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể

Câu 14: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Điểm mà tất cả các loài trong một hệ sinh thái bắt đầu đối mặt với cạnh tranh tồn tại

B. Giới hạn về số lượng cá thể một loài có thể tồn tại trong một môi trường nhất định

C. Khả năng của một loài thích ứng với biến đổi môi trường

D. Điểm mà các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và nguồn lực trở nên không thể chịu đựng được cho sự sống của một loài

Câu 15: Khái niệm "quần xã sinh vật" đề cập đến điều gì?

A. Tất cả các loài sinh vật tồn tại trong một vùng địa lý nhất định

B. Một nhóm các cá thể cùng loài sống cùng nhau trong một khu vực nhất định

C. Một nhóm các loài sinh vật sống và tương tác với nhau trong một môi trường nhất định

D. Tất cả các loài sinh vật thuộc cùng một họ trong một khu vực nhất định

Câu 16: Khái niệm "chuỗi thức ăn" đề cập đến điều gì?

A. Một mạng lưới phức tạp của các sinh vật ăn thịt và ăn cỏ tương tác với nhau trong một hệ sinh thái.

B. Một chuỗi tuyến tính của các sinh vật ăn thịt và ăn cỏ tương tác với nhau trong một hệ sinh thái.

C. Một mạng lưới phức tạp của các sinh vật chỉ có thể ăn và được ăn, đặc trưng cho một môi trường cụ thể.

D. Một chuỗi tuyến tính của các sinh vật chỉ có thể ăn và được ăn, đặc trưng cho một môi trường cụ thể.

Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng. (1 điểm)

Câu 18: Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. (1,5 điểm)

Câu 19: Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân như thế nào? (1 điểm)

Câu 20: Em có thể vận dụng những hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình như thế nào? (1 điểm)

Câu 21: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ nhiệt? Tại sao? (0,5 điểm)

Câu 22. Tại sao ở nhà mái ngói thì mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn nhà mái tol? (1 điểm)

3. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 sách mới

A. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật.

B. Nhúng vật vào nước đá.

C. Cho chạm vào nam châm.

D. Nung nóng vật.

Câu 2: Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện

A. Tác dụng từ.

B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng nhiệt.

D. Tác dụng hóa học.

Câu 3: Dòng điện là

A. Dòng chuyển dời có hướng của các của các hạt mang điện

B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron.

C. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện tích âm.

D. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện tích dương.

Câu 4: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. am pe (A).

B. vôn (V).

C. milivôn.

C. kilôvôn.

Câu 5: Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.

D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.

Câu 6: Người ta muốn giữ cho nước chè xanh nóng lâu người ta thường để ấm nước ở trong:

A. tủ lạnh

B. giỏ có chèn bông

C. chậu nước

D. nhiệt độ phòng

Câu 7. Cơ quan nào trong hệ hô hấp có chức năng tiêu diệt vi khuẩn trong không khí trước khi vào phổi?

A. Mũi.

B. Họng.

C. Thanh quản.

D. Khí quản.

Câu 8. Chức năng của hệ bài tiết là

A. điều chỉnh nồng độ muối trong cơ thể và loại thải muối ra ngoài thông qua quá trình lọc máu hình thành nước tiểu.

B. tạo ra các loại hormone giúp điều chỉnh, điều hòa, duy trì hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.

C. lọc thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong trao đổi chất và chất gây độc cho cơ thể.

D. vận chuyển máu đến thận để loại bỏ các chất độc, chất không cần thiết, chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

Câu 9. Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.

B. Máu, nước mô, bạch huyết.

C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể.

D. Máu, nước mô, bạch cầu.

Câu 10. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

A.Tuyến sinh dục.

B.Tuyến yên.

C.Tuyến giáp.

D.Tuyến tuỵ.

Câu 11. Phương pháp ngăn ngừa rối loạn nội tiết

A. Giữ cân nặng hợp lí

B. Không hút thuốc lá.

C. Giảm stress căng thẳng

D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 12. Ở nam giới, chức năng của tinh hoàn là

A. Sản sinh ra tinh trùng

B. Sản sinh ra nước tiểu

C. Sản sinh ra trứng

D. Sản sinh ra tinh dịch

Câu 13. Quần thể sinh vật là:

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 14. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm:

A. quần xã sinh vật và các quần thể.

B. quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.

C. quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.

D. quần xã sinh vật và các cá thể.

Câu 15. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với

A. các nhân tố hữu sinh của môi trường.

B. các loài sinh vật sản xuất.

C. nhân tố vô sinh của môi trường.

D. các loài sinh vật tiêu thụ.

Câu 16. Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây

A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.

D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Câu 17. Để phòng bệnh sỏi thận cần

A. uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lí.

B. uống nhiều nước hơn bình thường.

C. hạn chế ăn các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật.

D. tăng cương ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.

Câu 18. Khi mắc các tật về mắt, ảnh của vật sẽ

A. hiện lên trên màng lưới.

B. không hiện lên trên thể thủy tinh.

C. hiện lên trên thể thủy tinh.

D. không hiện lên trên màng lưới.

Câu 19. Đâu là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

A. con người, cây bàng, con trâu, cái bút.

B. con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất.

C. cá chép, rắn hổ mang, cái bàn, con voi.

D. hòn đá, con mèo, cá rô phi, cây mít.

Câu 20. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.

B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.

C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.

D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.

B. Tự luận

Câu 21 (1 đ) : Tế bào máu gồm những thành phần nào? Chức năng của các thành phần đó là gì?

Câu 22 (1,5 đ): Hãy đề xuất sáu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Câu 23 (0,5 đ). Em hãy đề xuất hai biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật?

Câu 24 (1 đ): Trình bày một số phương pháp phòng, chống nóng cho cơ thể?

Câu 25 (1 đ): Qua điều tra tình hình thực tế, em hãy đưa ra bốn hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương em hiện nay.

5. Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 sách mới

1. Phần trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

C

A

D

C

B

C

B

B

C

A

B

B

C

D

A

D

B

D

2. Phần tự luận

Câu

Đáp án

Biểu điểm

21

- Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

- Chức năng các thành phần:

+ Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide

+ Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể (miễn dịch)

+ Tiểu cầu: Bảo vệ cơ thể (đông máu chống mất máu)

0,25

0,25

0,25

0,25

22

Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách:

+ Không tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Không dùng vật nhọn để lấy ráy tai.

+ Không nên ngoáy tai khi bị ngứa.

- Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tai, mũi họng.

- Tránh bị nhiễm khuẩn.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

23

- Không xả rác bừa bãi

- Không chặt phá rừng

0,25

0,25

24

Một số biện pháp chống nóng cho cơ thể:

- Khi thời tiết nắng nóng cần giữ cho cơ thể mát mẻ;

- Đội mũ nón khi làm việc ngoài trời;

- Không chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp;

- Sau khi vận động mạnh mồ hôi ra nhiều không nên tắm ngay hay ngồi trước quạt và ở nơi có gió mạnh

0,25

0,25

0,25

0,25

25

- Qua điều tra tình hình thực tế, bốn hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương hiện nay:

+ Ở địa phương đang bị thiếu nguồn nước sinh hoạt

+ Ô nhiễm nước thải từ các nhà máy, khu dân cư thải ra ao, hồ...

+ Ô nhiễm nguồn nước ngầm do quá trình sinh hoạt khu dân cư đào bể phốt....

+ Ô nhiễm nguồn nước do mưa lũ kéo dài trong tháng 8.2023

0,25

0,25

0,5

(HS đưa ra câu trả lời chính xác vẫn cho điểm tối đa)

............................

Để xem toàn bộ nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 2023, mời các bạn sử dụng file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 16.900
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm