Đề thi học kì 1 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm mẫu đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo có ma trận, bản đặc tả đề thi sẽ là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 bổ ích cho các em trong năm học này. Sau đây là chi tiết mẫu đề thi cuối kì 1 môn Sử 8 CTST có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Sử 8 CTST

1

Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn

1TL

1,5đ

15%

2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1TN

0,25đ

2,5%

3. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại việt trong các thế kỉ XVI-XVIII

2TN

0,5

5%

4. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài từ thế kỉ XVIII

3TN

0,75

7,5

5. Phong trào Tây Sơn

1TL

1TL

1,5

15%

2

Châu Âu và nước Mĩ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

1. Công xã Pa-ri (năm 1871)

2TN

0,5

5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

2. Bản đặc tả ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 8 CTST

Xem trong file tải về.

3. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 sách CTST có đáp án

Khoanh tròn câu đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

B. PHẦN LỊCH SỬ

Câu 9. Bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tác phẩm của ai?

A. Lê Quý Đôn.

B. Dương Vân An.

C. Đỗ Bá.

D. Đào Duy Từ.

Câu 10. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực?

A. Sông Hồng và sông Đà.

B. Sông Gianh và sông Thu Bồn.

C. Sông Hồng và sông Thái Bình.

D. Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Câu 11. Tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 12. Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào?

A. Nhân dân lao động.

B. Giai cấp tư sản

C. Quý tộc phong kiến.

D. Tăng lữ giáo hội.

Câu 13. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì?

A. Chính quyền Na-pô-lê-ông II cấu kết với Phổ để tiêu diệt Công xã.

B. Không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

C. Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa có chính đảng lãnh đạo.

D. Các chính sách của Công xã không phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 14. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã

A. hình thành và bước đầu phát triển.

B. phát triển đến đỉnh cao.

C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

D. sụp đổ hoàn toàn.

Câu 15. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Danh Phương.

B. Hoàng Công Chất.

C. Nguyễn Hữu Cầu.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 16. Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?

A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.

B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

C. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn, thống nhất giang sơn”.

D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.

PHẦN TỰ LUẬN

B. PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1. (1,5 điểm).

Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?

Câu 2. (1 điểm).

Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

Câu 3. (0,5 điểm).

Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay?

Đáp án

LỊCH SỬ

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

C

A

C

C

B

D

Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

(1,5 điểm)

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

- Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.

- Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

- Ngay từ đầu, Nam triều đã mâu thuẫn với Bắc triều. Từ năm 1533, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài 60 năm, đến năm 1592 mới chấm dứt.

0,5

0,5

0,5

Câu 2:

(1 điểm)

Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

0,5

0,5

Câu 3:

(0,5 điểm)

Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay

- Trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.

- Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn. Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.

0,25

0,25

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.009
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm