Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 8 của 12 bài học trong cả học kì 1 và học kì 2 sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo môn Địa lí lớp 8 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Địa lý 8 kì 1 KNTT, trắc nghiệm Địa lý 8 kì 2 KNTT có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 1 KNTT

Bài 1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Câu 1: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại?

  • Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
  • Giao thông Bắc- Nam trắc trở.
  • Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
  • Khí hậu phân hoá phức tạp.

Câu 2: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?

  • Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
  • Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
  • Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  • Vị trí địa lí và hình thể nước ta.

Câu 3: Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước là nhờ?

  • Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài.

Câu 4: Đường bờ biển nước ta có chiều dài?

  • 2360km.
  • 2036km.
  • 3206km.
  • 3260km

Câu 5: Nước ta có không có chung đường biên giới với ba quốc gia nào?

  • Trung Quốc.
  • Thái Lan.
  • Lào.
  • Cam-pu-chia.

Câu 6: Việt Nam nằm ở bên rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương?

  • Phía đông.
  • Phía tây.
  • Phía bắc.
  • Phía nam.

Câu 7: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có?

  • Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
  • Tín phong bán cầu Nam hoạt động quanh năm.
  • Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến trong mùa hạ
  • Đáp án khác

Câu 8: Nước ta nằm ở vị trí?

  • Nội chí tuyến bán cầu Bắc
  • Nội chí tuyến bán cầu Nam
  • Chí tuyến Bắc
  • Chí tuyến Nam

Câu 9: Vị trí địa lý của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến an ninh - quốc phòng?

  • Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á
  • Là khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới
  • Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
  • Cả ba đáp án trên đều đúg+ng

Câu 10: Vị trí địa lý của Việt Nam đã đem lại lợi ích gì về văn hóa - xã hội?

  • Tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
  • Tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

......................

Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 2 KNTT

Bài 2 Địa hình Việt Nam

Câu 1: Đồng bằng nào tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ?

  • Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đồng bằng sông Hồng
  • Các đồng bằng duyên hải miền Trung
  • Đáp án khác

Câu 2: Ở vùng Trường Sơn Nam, Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình?

  • Núi thấp
  • Bán bình nguyên Đông Nam Bộ
  • Trung du
  • Đáp án khác

Câu 3: Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc là?

  • Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu
  • Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m)
  • Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam là?

  • Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
  • Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
  • Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Địa hình các-xtơ khá phổ biến, có những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long là đặc điểm của địa hình nào?

  • Vùng núi Tây Bắc
  • Vùng núi Đông Bắc
  • Vùng Trường Sơn Bắc
  • Vùng Trường Sơn Nam

Câu 6: Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc?

  • Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m
  • Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
  • Địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là?

  • Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
  • Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m
  • Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8:Vùng núi Trường Sơn Nam nằm ở?

  • Giữa sông Hồng và sông Cả
  • Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
  • Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc

Câu 9:Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm ở?

  • Giữa sông Hồng và sông Cả
  • Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
  • Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc

Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm ở?

  • Giữa sông Hồng và sông Cả
  • Kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • Phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
  • Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc

...................

Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 3 KNTT

Bài 3 Khoáng sản Việt Nam

Câu 1: Các trận động đất xảy ra với cường độ mạnh thường xảy ra ở:

  • Điện Biên.
  • Hà Giang.
  • Quảng Ninh.
  • Yên Bái.

Câu 2: Trong giai đoạn Tân kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản chủ yếu ở các khu vực:

  • Vùng nền cổ Việt Bắc
  • Khu vực Bắc
  • Vùng nền Kom Tum
  • Thềm lục địa, dưới đồng bằng châu thổ và Tây Nguyên.

Câu 3: Khoáng sản được hình thành trong những điều kiện địa chất và cổ địa lí rất lâu dài và tồn tại dưới dạng:

  • Rắn
  • Lỏng
  • Khí
  • Tất cả đều đúng

Câu 4: Vùng mỏ Bắc Trung Bộ có loại mỏ nào?

  • Mỏ crôm
  • Thiếc, đá quý
  • Sắt
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí đem lại hậu quả gì?

  • Gây lãng phí
  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững
  • Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Khoáng sản nào phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh?

  • Ti-tan
  • Sắt
  • Than đá
  • Dầu mỏ và khí tự nhiên

Câu 7: Khoáng sản nào phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam?

  • Ti-tan
  • Sắt
  • Than đá
  • Dầu mỏ và khí tự nhiên

Câu 8: Dầu mỏ và khí tự nhiên có trữ lượng khoảng?

  • 6 tỉ tấn
  • 1 tỉ tấn
  • 2 tỉ tấn
  • 10 tỉ tấn dầu quy đổi

Câu 9: Mỏ nội sinh thường có ở?

  • Vùng núi Đông Bắc
  • Vùng núi Tây Bắc
  • Vãy Trường Sơn,...
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do đâu?

  • Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng
  • Có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

......................

Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 4 KNTT

Bài 4 Khí hậu Việt Nam

Câu 1: Ở vùng núi Tây Bắc có đai khí hậu nào?

  • Nhiệt đới
  • Cận nhiệt
  • Ôn đới núi cao
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc - Nam rõ rệt do đâu?

  • Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu
  • Miền Nam nóng quanh năm
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ?

  • Từ Tây sang Đông
  • Từ trên xuống dưới
  • Bắc vào Nam
  • Đáp án khác

Câu 4: Khí hậu phân hóa theo mùa có đặc điểm?

  • Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam
  • Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 5: Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu nào?

  • Khí hậu ôn đới gió mùa trên núi
  • Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Đáp án khác

Câu 6:Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi có ở?

  • Nơi có độ cao trên 2 600 m
  • Nơi có độ cao 600 - 700 m
  • Nơi có độ cao 900 - 1 000 m
  • Nơi có độ cao dưới 2 600 m

Câu 7: Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi là đặc điểm của ?

  • Khí hậu ôn đới gió mùa trên núi
  • Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Đáp án khác

Câu 8: Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu gì?

  • Xích đạo ẩm
  • Nhiệt đới
  • Nhiệt đới gió mùa
  • Đáp án khác

Câu 9: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu thể hiện khí hậu phân hóa theo?

  • Đông - Tây
  • Độ cao
  • Bắc - Nam
  • Đông - Tây

Câu 10: Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây có đặc điểm?

  • Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.
  • Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

......................

Lưu ý: Mỗi bài sẽ bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa 8 KNTT. Để xem đầy đủ bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 8 của 12 bài học và 2 chủ đề chung trong sách giáo khoa Kết nối tri thức, mời các bạn sử dụng file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.583
0 Bình luận
Sắp xếp theo