Giải sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều 2024
Đáp án câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải SGK KHTN 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ dưới đây là file word sách giải môn Khoa học tự nhiên 8 bộ Cánh Diều của đầy đủ 43 bài học trong SGK KHTN 8 Cánh Diều. Với trọn bộ file đáp án câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để các em trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Sau đây là nội dung chi tiết sách giải KHTN 8 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Lưu ý: Do nội dung file sách giải KHTN 8 Cánh Diều dài tới 230 trang nên Hoatieu chưa đăng tải được hết nội dung. Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem toàn bộ nội dung chi tiết. |
Sách giải môn KHTN 8 Cánh Diều
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8
Mở đầu: Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.
Trả lời:
Quan sát hình 1, xác định được thể tích dung dịch trong ống đong là 55 mL.
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8
Câu hỏi 1 trang 6 KHTN 8: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?
Trả lời:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Luyện tập trang 7 KHTN 8: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.
Trả lời:
a) ghép với 2.
b) ghép với 4.
c) ghép với 6.
d) ghép với 1.
e) ghép với 3.
g) ghép với 5.
Giải KHTN 8 trang 9
Câu hỏi 2 trang 8 KHTN 8: Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm?
Trả lời:
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
II. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
III. Thiết bị điện
Câu hỏi 3 trang 9 KHTN 8: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?
Trả lời:
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Câu hỏi 4 trang 9 KHTN 8: Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết.
Trả lời:
Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:
Câu hỏi 5 trang 9 KHTN 8: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.
Trả lời:
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.
- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.
Câu hỏi 6 trang 10 KHTN 8: Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào.
Trả lời:
- Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.
- Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.
Câu hỏi 7 trang 10 KHTN 8: Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?
Trả lời:
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Ví dụ như mạch điện sau:
......................................
Giải bài 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Mở đầu: Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)?
Trả lời:
- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:
d) Đốt mẩu giấy vụn.
e) Đun đường.
g) Đinh sắt bị gỉ.
- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….):
a) Xé mẩu giấy vụn.
b) Hoà tan đường vào nước.
c) Đinh sắt bị uốn cong.
I. Sự biến đổi chất
Thực hành 1 trang 12 KHTN 8: Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn.
- Hoá chất: Muối ăn, nước.
Tiến hành:
Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết.
Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch.
- Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.
- Nhận xét về trạng thái (thể) của muối ăn.
Trả lời:
- Hoà tan muối ăn vào nước thu được dung dịch đồng nhất, không màu.
Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ.
- Nhận xét về trạng thái của muối ăn: muối ăn là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân huỷ.
Câu hỏi 1 trang 12 KHTN 8: Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, …) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của muối ăn).
Trả lời:
Luyện tập 1 trang 13 KHTN 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.
Trả lời:
Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.
c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Vận dụng 1 trang 13 KHTN 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Trả lời:
Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:
+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.
+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
+ Uốn cong thanh sắt.
Thực hành 2 trang 13 KHTN 8: Chuẩn bị
• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.
• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.
Tiến hành
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).
...................................
Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem toàn bộ nội dung chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
46 Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức cả năm
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 có đáp án 2024
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 2 có đáp án
Viết đoạn văn về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Đọc hiểu Khi con tu hú có đáp án (nhiều đề)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Giải sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều 2024
16,2 MB 10/07/2023 4:54:00 CHTải Giải sách Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
10/07/2023 5:23:40 CH
Gợi ý cho bạn
-
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
-
Tìm 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt
-
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
-
(Không chép mạng) Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
-
Sự kì bí của thế giới tự nhiên gợi cho em suy nghĩ gì?
-
Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao?
-
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?
-
Soạn bài Viết trang 116 văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
-
Đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập 1
-
Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 8
Lập dàn ý thuyết minh về cái phích nước
Xác định bố cục bài thơ Nam quốc sơn hà CTST
(4 đề) Đọc hiểu Trong lời mẹ hát có đáp án
Top 5 bài Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng siêu hay
Trình bày ý kiến của em về vấn đề tự tin và khiêm nhường
Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở