Top 5 bài Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng siêu hay
Bài văn suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng
- 1. Dàn ý suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng
- 2. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - mẫu 1
- 3. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - mẫu 2
- 4. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng hay nhất
- 5. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối ngắn gọn
- 6. Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh chiếc lá cuối cùng
Nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng - Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" là những dạng đề thường gặp trong chương trình Ngữ văn 8.
Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác văn học của nhà văn người Mĩ O Henri đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp bài văn suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
1. Dàn ý suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng
1. Mở bài
“Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm vô cùng giàu tính nhân văn của nhà văn người Mỹ O.hen-ri.
“Chiếc lá cuối cùng” đầy ắp yêu thương, niềm tin của con người vào cuộc đời rằng “Nhân định thắng thiên” ý chí của con người sẽ chiến thắng số phận nghiệt ngã.
2. Thân bài
Trong câu chuyện của O. Hen-ri xoay quanh ba nhân vật, ông họa sĩ già Bơ-men, và hai nữ họa sĩ trẻ chập chững vào đời là nàng Xiu và Giôn-xi.
Khát khao của con người muốn được khẳng định mình. Ông luôn mơ ước mình sẽ có một bức tranh tuyệt tác để khi ông chết đi tác phẩm của ông vẫn còn lưu danh thiên hạ.
Chứng kiến cuộc đời đáng thương của cô bé Giôn- xi, ông đã vẽ nên tuyệt tác chiếc lá.
Giá trị nhân văn cao cả, nhưng, chiếc lá ấy gan góc, ngang ngạnh ấy, vẫn tồn tại, nó không cho phép Giôn-xi buông xuôi cuộc đời mình từ bỏ quyền được sống của mình.
Chiếc lá đã cứu vớt linh hồn cô, đưa cô qua khỏi những u mê để đến với những hy vọng.
Lòng cao thượng, tinh thần yêu thương con người được đưa lên tới đỉnh cao, khi ông Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhờ bức tranh cuối cùng của đời mình.
3. Kết bài
Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mãi mãi là một tuyệt phẩm để hàng trăm năm sau người đời vẫn còn ca ngợi bởi tinh thần cao thượng, tấm lòng bao dung, yêu thương đồng loại của nó.
2. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - mẫu 1
O-hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của O-hen-ri người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. “Chiếc lá cuối cùng” trích trong tác phẩm cùng tên của O-hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên.
“Chiếc lá cuối cùng” có thể xem là kiệt tác để đời của nhà văn Mỹ này, ông đã tái hiện thành công hiện thực xã hội Mỹ thời bấy giờ, có những con người cùng cực, nghèo khổ, ước mơ và khát vọng vẫn còn đó nhưng bị vùi dập. Tuy nhiên đọc những trang viết của ông người đọc nhận ra sự kiên cường, tinh thần bất diệt không chịu đầu hàng số phận, và cả những người chịu hi sinh bản thân mình vì ước mơ và sự sống của người khác. Đoạn trích cùng tên “chiếc lá cuối cùng” có thể xem là đã lột tả được hết những điều đó. Một đoạn trích giàu giá trị nhân văn và nghệ thuật, xứng là là tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc.
“Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng.
O-hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này.
Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho Xiu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Hình ảnh cô gái trẻ Giôn xi vì bệnh tật mà cự tuyệt tất cả, phó mặc cho số phận, nói đúng hơn là phó mặc cho những chiếc lá vô tri vô giác ở ngoài kia. Cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để đi nữa. Cô khiến người đọc trở nên xung đột với mình, cô có đáng trách không, hay cô đáng thương. Thực ra cô là cô gái có khát vọng nhưng vì hiện thực khắc nghiệt nên mới rơi vào tình trạng này. Cô vẫn luôn có ước mơ “được vẽ vịnh Na-Plo”.
Tình huống truyện đảo ngược ở cuối truyện thực sự đã khiến trái tim của một cô gái tuyệt vòng trở nên có niềm tin hơn. Nhưng sự thật tì chiếc lá cuối cùng bám lại trên tường ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ đã bất chấp thời tiết nắng mưa ấy làm một việc vô cùng nhân văn, tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ. Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đây chính là bức tranh cuối cùng, là kiệt tác trong cả một đời làm họa sĩ của cụ Bơ men. Không bất kỳ ai biết được sự thật đó, chỉ sau khi cụ Bơ men ra đi thì mọi người mới bừng tỉnh. Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ của mình thực sự cụ Bơ men đã có được kiệt tác để đời. Một kiệt tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn thấm đẫm tình người.O-hen-ri khiến người đọc hồi hộp, chờ đợi tình huống truyện tiếp theo xảy ra như thế nào. Trên dây thường xuân chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng, chiếc lá ấy chính là niềm hi vọng cũng là sự tuyệt vọng của Giôn xi. Gion xi thất vọng “hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”. Nhưng có một tình huống bất ngờ xảy ra như một phép nhiệm màu. Đêm hôm ấy gió mưa tràn về nhưng kỳ lạ thay “chiếc lá vẫn còn đó”, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Giôn xi cảm thấy rất khó hiểu nhưng cũng tràn đầy niềm tin. Hóa ra sau tất cả sự khắc nghiệt và khó khăn thì chiếc lá ấy vẫn còn.
Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hi sinh bản thân mình để tạo tin yêu và hi vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng.
O-hen-ri với cách xây dựng tình huống truyện ngược cùng cách khắc họa tâm lý nhân vật cực kỳ sâu sắc đã mang đến cho tác phẩm này một sức sống mãnh liệt nhất, đó là tình yêu thương người với người vô bờ bến.
“Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri thực sự là những trang viết ám ảnh với ngược đọc bởi tình nhân văn sâu sắc và tính nghệ thuật cực kỳ độc đáo. Với thông điệp “hãy yêu thương mọi người và không ngừng hi vọng vượt lên số phận” thì tác giả đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất.
3. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - mẫu 2
Nhà văn người Mĩ chuyên viết truyện ngắn - O Hen-ry sáng tác rất nhiều tác phẩm đặc sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, các truyện của ông tuy nhẹ nhàng giản dị nhưng lại thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tình thương yêu giữa con người với con người. Trong số đó, truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" mang đến cho người đọc những rung cảm sâu sắc về lòng nhân ái cao cả giữa những số phận nghèo khổ, đặc biệt hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn thực sự là một kiệt tác nghệ thuật.
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men, họ đều là những người họa sĩ nghèo sống trong khu trọ gần công viên Oa-sinh-tơn. Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ còn trẻ, còn cụ Bơ-men thì đã già, cả cuộc đời luôn ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng vì còn phải kiếm tiền trang trải cuộc sống nên chưa có cơ hội. Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi, khi ấy mùa đông làm cho bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng, vốn nghèo khổ lại thêm bệnh tật, điều đó khiến cô tuyệt vọng không còn muốn sống. Từng ngày nằm trên giường bệnh nhìn ra cửa sổ và đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân, cô chờ đợi đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống nghĩa là cô cũng sẽ buông xuôi đi theo cái chết. Biết được suy nghĩ của Giôn-xi, bằng tình thương chân thành của mình, cụ Bơ-men đã không quản trong đêm bão tuyết mưa rét, không màng tuổi cao sức yếu mà vẽ nên một kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng" để phần nào đó giúp cho Giôn-xi có niềm tin và động lực để sống tiếp, vươn lên và chống chọi với bệnh tật.
Có thể nói, cụ Bơ-men qua bức tranh chiếc lá cuối cùng đã thực hiện và có cho mình một kiệt tác để đời. Hình ảnh chiếc lá giống y như thật, đến cả Xiu và Giôn-xi là họa sĩ cũng không nhận ra "cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa", ta cảm nhận được từng đường nét, màu sắc của chiếc lá đều rất rõ nét, chân thật và sống động. Cụ Bơ-men đã thực hiện kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, chẳng ai lại xách đèn ra ngoài trời giữa đêm mưa bão tuyết gió lạnh và bắc thang để vẽ bức tranh trên tường gạch.
Chỉ có cụ mới làm được điều đó, cụ đã hy sinh tất cả vì nghệ thuật, vì kiệt tác của cuộc đời mình, bất chấp sức khỏe và hoàn cảnh không gian, thời gian, đó chính là thời điểm thích hợp nhất. Kiệt tác nghệ thuật ấy được sinh ra vì một mục đích tốt đẹp và cao cả, đó là mang lại hy vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi, cô còn quá trẻ không thể cứ phó mặc cuộc đời vào chiếc lá vô tri vô giác, phải mạnh mẽ và làm chủ cuộc đời của mình. Hình tượng chiếc lá cuối cùng còn là đại diện cho giá trị nhân đạo cao cả, lòng nhân ái giữa con người với con người. Nếu không vì tình thương với Giôn-xi, sự cảm thông và lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã không hy sinh cả tính mạng của mình để vẽ nên hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt đối với tinh thần và sự sống của Giôn-xi. Cuộc đời của cô gái này có lẽ đã khác đi nếu cô nhìn thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống, chỉ nhờ có hình ảnh chiếc lá, cô mới vực dậy được niềm tin sự sống trong tâm hồn mình "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội". Trong con người Giôn-xi đã có nhựa sống mới, cô bắt đầu hi vọng và có cho mình những ước mơ "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ".
Như vậy, hình tượng chiếc lá cuối cùng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật đơn thuần mà còn giàu giá trị nhân văn cao cả, chính hình tượng chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta nhận ra được một điều rằng sức mạnh của nghệ thuật chân chính xuất phát từ chính tình yêu thương giữa con người, sức mạnh ấy còn đặc biệt hơn khi đó là tình thương giữa những con người nghèo khổ khốn cùng.
4. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng hay nhất
Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: "Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì". Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô "tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ", như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy "Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống". Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: Vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: "Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ". Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: "Đó là chiếc lá cuối cùng", thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: "Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết".
Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một. Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.
Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: "chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: "có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: "một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là... Bơ-men.
Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: Chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: Trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: "Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?". Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.
Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: Hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng - tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.
5. Suy nghĩ về chi tiết chiếc lá cuối ngắn gọn
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc.
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.
Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
6. Đoạn văn suy nghĩ về hình ảnh chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen-ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn-xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn-xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi hay nhất
Học sinh cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
Top 12 bài văn người ấy sống mãi trong lòng tôi hay chọn lọc
Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?
Top 12 bài kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng hay chọn lọc
Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá cực hay (7 mẫu)
Top 10 bài hãy kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 5 bài Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng siêu hay
172,3 KB 02/11/2022 11:35:00 SATải Nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng doc
02/11/2022 11:54:41 SA
Gợi ý cho bạn
-
Soạn Đọc trang 114 văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
-
Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
-
Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
-
Nội dung bao quát của văn bản Chiếu dời đô
-
Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
-
Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 16 tập 2
-
Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
-
Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
-
Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 siêu hay
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13
Điểm giống nhau và khác nhau giữa bài Trong lời mẹ hát và Nhớ đồng
Thực hành tiếng Việt 8 trang 32 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản Cây sồi mùa đông