Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi hay nhất
Dàn ý kể về người thân của em lớp 8
Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi là nội dung đề số 2 bài viết tập làm văn lớp 8 số 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi, dàn ý kể về người thân của em lớp 8 để các em học sinh nắm được cách lập dàn ý bài viết số 1 lớp 8 đề 2.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Sau đây là nội dung lập dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi lớp 8 sẽ giúp các bạn làm bài viết số 1 lớp 8 đề 2 hay và chi tiết hơn.
1. Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi - viết về bố
I. Mở bài:
– Giới thiệu về người bố: người thân yêu, ruột thịt, thành viên cực kỳ quan trọng trong gia đình.
– Bố thân yêu nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành.
II. Thân bài:
a) Vài nét miêu tả người bố:
– Bố em độ tuổi trung niên đã 40 tuổi.
– Thân hình to lớn, cân đối.
– Đôi mắt to sáng, nhìn rõ.
– Mái tóc có vài sợi tóc bạc
– Bố em làm công nhân trong nhà máy vì vậy công việc vất vả không có nhiều thời gian rảnh rỗi.
b) Tính cách:
– Trong gia đình bố là người đàn ông có trách nhiệm, quan tâm chăm sóc các thành viên trong nhà. Những công việc nặng nhọc, khó khăn trong nhà bố đều thực hiện.
– Ngoài xã hội bố là con người nhiệt tình, tự giác tham gia vào công việc chung và không nề hà những công việc của tổ chức, cộng đồng.
– Trong công việc bố luôn là người có tính tự giác, nghiêm túc và cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao nhất.
c) Vai trò:
– Bố em là “trụ cột” chắc chắn cho cả gia đình những lúc khó khăn.
– Bố em là tấm gương lớn để em học tập và noi gương trưởng thành.
d) Kỉ niệm với bố:
– Một lần em cãi lời bố để đi đá bóng với lũ bạn khi trời mưa to.
– Sau trận đá bóng, em bị sốt cao liên tục phải nghỉ học.
– Bố là người túc trực hạ sốt và theo dõi trong suốt đêm đó.
– Nhìn bố thật vất vả, em thấy mình thật có lỗi muốn thốt lên câu xin lỗi nhưng không thành lời.
– Sau đêm đó em tự dặn lòng sẽ luôn nghe lời bố.
– Kỉ niệm với bố thật xúc động, tình cha con thật thiêng liêng đáng quý trọng.
III. Kết bài
– Bố là người luôn thương yêu chăm sóc cả gia đình, là tấm gương sáng cho em học hỏi.
– Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập để đền đáp lại những kì vọng tình cảm mà bố gửi gắm.
2. Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi - viết về mẹ
I. Mở bài
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.
- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?
II. Thân bài
a. Miêu tả mẹ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
+ Nụ cười: ấm áp, hồn hậu
+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
+ Vóc người: cân đối.
+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
- Tính cách:
+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.
+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ
- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.
- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ cùa mình.
c. Cảm nhận về mẹ
- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
- Không gì có thể thay thế cho mẹ.
III. Kết bài
- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.
3. Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi - bạn thân
I. Mở bài:
- Mỗi người chúng ta đều có những kỉ niệm không bao giờ có thể quên được, và những con người “đặc biệt” – người ấy sống mãi trong lòng chúng ta.
- Tôi cũng vậy, một trong số những người “đặc biệt” ấy đối với tôi, đó là cô bạn thân thời lớp 4,5 – bạn Thùy Chi
II. Thân bài:
* Ngoại hình:
- Chi là một cô bé cao, thân hình vừa phải không gầy cũng không béo, làn da trắng trẻo.
- Bạn có đôi mắt rất to và đen, đôi môi nhỏ chúm chím rất hay cười. Bạn cười rất duyên nhờ một chiếc má lúm đồng tiền bên trái.
- Mái tóc dài đến eo, đen và mượt vô cùng.
- Đặc biệt, tôi rất thích nhìn bàn tay của Chi, bàn tay dài, ngón tay búp măng như một cô công chúa.
* Tính cách:
- Chi là một người bạn rất tốt, hiền lành, hòa đồng và rất thích giúp đỡ người khác.
- Chi học khá giỏi, đặc biệt bạn ấy rất giỏi Tiếng Anh – môn tôi học kém nhất. Vì vậy, Chi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học Tiếng Anh, truyền cảm hứng và niềm yêu thích môn ngoại ngữ này cho tôi.
* Kỉ niệm của tôi với Chi:
- Trong ngày đầu tiên của lớp 4, khi chúng tôi còn đang đùa nghịch thì chuông reo, cô giáo chủ nhiệm bước vào, dắt thêm một bạn nữ nữa – đó là Chi. Không biết có phải duyên số không khi cô xếp Chi vào ngồi cạnh tôi luôn. Từ đó, tôi là người bạn đầu tiên và cũng là người bạn thân nhất của Chi.
- Tôi và Chi rất hợp nhau, từ cách nói chuyện cho đến sở thích, chúng tôi đều có điểm chung, nhờ đó, chúng tôi chơi càng thân với nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và chơi đùa cùng nhau, từ đó hai gia đình cũng chơi thân với nhau luôn.
- Đến gần hết năm lớp 4, một điều không may đã xảy ra với Chi, mẹ bạn mất do bệnh ung thư. Khi biết tin, tôi đã rất sốc bởi mẹ Chi là một người hiền lành và bác vô cùng yêu quý tôi. Lòng tôi như trùng xuống, hôm đó bố đưa tôi đến nhà Chi thăm viếng. Tôi thật sự xúc động trước hình ảnh cô bé xinh xắn với nụ cười ngày nào đang ngồi thu lu một góc, thẫn thờ nhìn về di ảnh của mẹ.
- Vài ngày sau, Chi đến lớp, vẫn đôi mắt to đen ấy, nhưng nó đã trở nên buồn bã, lúc nào cũng long lanh, trực khóc. Mặc dù vậy, Chi vẫn không khóc, bạn vẫn chăm chú nghe cô giảng, làm bài và cố gắng nở một nụ cười gượng giụ khi các bạn chơi đùa. Tôi thấy rõ đằng sau sự gồng mình, gắng gượng của bạn là một nỗi buồn, một nỗi đau khó có thể vùi lấp.
- Tôi thấy rõ nghị lực, sự cố gắng của Chi trước nỗi mất mát lớn lao đó, có lẽ bạn đang cố sống thật tốt để mẹ bạn trên trời có thể được yên tâm an nghỉ. Sự trưởng thành đó khiến cho tôi càng khâm phục và yêu quý bạn hơn. Từ đó, tôi quan tâm đến Chi nhiều hơn, cố gắng làm mọi chuyện để bạn vui, mẹ tôi cũng vậy, mẹ tôi càng thương Chi và mong có thể giúp đỡ bạn vượt qua khỏi nỗi đau mất mát đó.
- Đến hết lớp 5, Chi và bố bạn chuyển lên Hà Nội sống với ông bà ngoại, hôm chia tay tôi và Chi đã khóc rất nhiều. Chúng tôi đều hứa sẽ mãi mãi là bạn tốt và không bao giờ quên nhau.
III. Kết bài:
- Từ đó đến nay, tôi và Chi vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại với nhau, cùng nhau nói chuyện chia sẻ và hứa hẹn một ngày sẽ cùng nhau đi chơi công viên ở Hà Nội.
- Hình ảnh Chi với đôi mắt buồn bã, long lanh luôn in sâu trong tâm trí tôi.
4. Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi - ông nội
I/ Mở bài
Giới thiệu về đối tượng định kể.
Nếu có ai hỏi người mà tôi yêu quý nhất là ai, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là ông nội của tôi. Người ông đáng kính ấy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim đứa cháu bé nhỏ này.
II/ Thân bài
1. Cảm nghĩ về đặc điểm ( ngoại hình, tính cách)
Nội tôi năm nay đã ngoài tám mươi, cái tuổi mà người xưa hay ví rằng Càng già càng dẻo càng dai/ Càng gãy chân chõng, càng sai chân giường.
Những vất xả xuôi ngược thời còn trai trẻ cùng với tuổi tác đã khiến cái lưng nội hơi còng, khi nội đi lúc nào cùng cần cái gậy nâu để chống. Nghe thấy âm thanh lạch cạnh của tiếng gậy đập xuống đất vang lên cũng là lúc tôi kêu lên đầy thích thú A nội đây rồi.
Mái tóc pha sương gió đã được phủ một màu trắng như cước. Đôi lúc nội đùa tôi rằng: Có cái gậy chống và mái tóc bạc rồi, thêm bộ râu nữa thì nội thành ông bụt rồi con nhỉ.
Làn da nhăn nheo của nội đã điểm những chấm đồi mồi.
Khuôn mặt nội lúc nào cũng toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu, vẻ mặt của một lão làng giàu kinh nghiệm và từng trải.
Tôi ấn tượng nhất là đôi dép cao su màu đen đặc của nội. Nghe nội kể tôi mới biết đó là đôi dép đã theo nội xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đó là kỉ vật vô giá nên nội giữ nó kĩ lắm.
Nội tôi yêu thương con cháu lắm. Có gì ngon, có gì tốt nội đều để dành cho con cho cháu.
Những đứa bé và cả người lớn ở xóm tôi đều ví nội là một kho chuyện vô tận không bao giờ hết. Vào buổi tối sáng trăng, mấy đứa trẻ con lại tụ tập ở sân nhà nội vòi nội kể chuyện cổ tích, chuyện thần thoại Hy Lạp, chuyện Tam Quốc, Thủy Hử. Vào những dịp hội đình, hội làng thì người lớn trẻ nhỏ đều quây quần quanh nội để nghe chuyện về lịch sử làng, về những trận đánh Mĩ, đánh Pháp ác liệt mà nội đã từng tham gia.
Với sự tốt bụng và kinh nghiệm sống dày dặn, nội luôn được mọi người tin tưởng tìm đến xin lời khuyên mỗi khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống.
2. Cảm nghĩ về kỉ niệm
Với tôi thì nội là người đáng kính và quan trọng hơn cả.
Tôi nhớ mãi bước chân chập chững đầu tiên của tôi là do nội cầm tay dắt tôi đi.
Tôi nhớ mãi cái ngày tôi tập đi xe đạp cũng là nội giữ chặt yên xe sau để tôi yên tâm đạp xe.
Thời tiểu học của tôi gắn liền với những chiếc bánh rán của nội. Cứ mỗi lần được điểm chín, điểm mười là nội lại mua cho tôi một chiếc bánh rán nóng hổi. Bây giờ tôi lớn rồi nhưng nội vẫn giữ lời hứa cũ mỗi lần tôi đạt điểm cao là nội lại mua bánh rán cho tôi. Tuổi thơ tôi thật đáng nhớ vì có nội, vì có hương vị bánh rán dẻo dẻo ngọt bùi ấy.
Mỗi sáng tôi đều thức dậy sớm cùng nội tưới nước cho cây cối trong vườn. Đây là thói quen từ xưa của nội rồi. Nội bảo tôi rằng cây cối quanh nhà xanh tốt thì cuộc sống mới nảy nở và vui tươi được.
Tôi nhớ lắm những cái vỗ vai động viên, những lần xoa đầu khích lệ của nội. Nội luôn là người truyền cho tôi động lực về ý chí vươn lên trong cuộc sống để tôi có thể vững bước trên con đường tương lai của mình.
III/ Kết bài
Nêu suy nghĩ về đối tượng đó.
Nội trong tôi luôn là người tuyệt vời như thế đấy. Tôi cảm thấy thật may mắn khi được sinh ra là đứa cháu bé nhỏ của nội. Tôi mong muốn nội sẽ thật mạnh khỏe để ở bên tôi mãi mãi.
5. Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi: Bạn thân
I. Mở bài:
- Mỗi người chúng ta đều có những kỉ niệm không bao giờ có thể quên được, và những con người “đặc biệt” – người ấy sống mãi trong lòng chúng ta.
- Tôi cũng vậy, một trong số những người “đặc biệt” ấy đối với tôi, đó là cô bạn thân thời lớp 4,5 – bạn Thùy Chi
II. Thân bài:
* Ngoại hình:
- Chi là một cô bé cao, thân hình vừa phải không gầy cũng không béo, làn da trắng trẻo.
- Bạn có đôi mắt rất to và đen, đôi môi nhỏ chúm chím rất hay cười. Bạn cười rất duyên nhờ một chiếc má lúm đồng tiền bên trái.
- Mái tóc dài đến eo, đen và mượt vô cùng.
- Đặc biệt, tôi rất thích nhìn bàn tay của Chi, bàn tay dài, ngón tay búp măng như một cô công chúa.
* Tính cách:
- Chi là một người bạn rất tốt, hiền lành, hòa đồng và rất thích giúp đỡ người khác.
- Chi học khá giỏi, đặc biệt bạn ấy rất giỏi Tiếng Anh – môn tôi học kém nhất. Vì vậy, Chi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học Tiếng Anh, truyền cảm hứng và niềm yêu thích môn ngoại ngữ này cho tôi.
* Kỉ niệm của tôi với Chi:
- Trong ngày đầu tiên của lớp 4, khi chúng tôi còn đang đùa nghịch thì chuông reo, cô giáo chủ nhiệm bước vào, dắt thêm một bạn nữ nữa – đó là Chi. Không biết có phải duyên số không khi cô xếp Chi vào ngồi cạnh tôi luôn. Từ đó, tôi là người bạn đầu tiên và cũng là người bạn thân nhất của Chi.
- Tôi và Chi rất hợp nhau, từ cách nói chuyện cho đến sở thích, chúng tôi đều có điểm chung, nhờ đó, chúng tôi chơi càng thân với nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và chơi đùa cùng nhau, từ đó hai gia đình cũng chơi thân với nhau luôn.
- Đến gần hết năm lớp 4, một điều không may đã xảy ra với Chi, mẹ bạn mất do bệnh ung thư. Khi biết tin, tôi đã rất sốc bởi mẹ Chi là một người hiền lành và bác vô cùng yêu quý tôi. Lòng tôi như trùng xuống, hôm đó bố đưa tôi đến nhà Chi thăm viếng. Tôi thật sự xúc động trước hình ảnh cô bé xinh xắn với nụ cười ngày nào đang ngồi thu lu một góc, thẫn thờ nhìn về di ảnh của mẹ.
- Vài ngày sau, Chi đến lớp, vẫn đôi mắt to đen ấy, nhưng nó đã trở nên buồn bã, lúc nào cũng long lanh, trực khóc. Mặc dù vậy, Chi vẫn không khóc, bạn vẫn chăm chú nghe cô giảng, làm bài và cố gắng nở một nụ cười gượng giụ khi các bạn chơi đùa. Tôi thấy rõ đằng sau sự gồng mình, gắng gượng của bạn là một nỗi buồn, một nỗi đau khó có thể vùi lấp.
- Tôi thấy rõ nghị lực, sự cố gắng của Chi trước nỗi mất mát lớn lao đó, có lẽ bạn đang cố sống thật tốt để mẹ bạn trên trời có thể được yên tâm an nghỉ. Sự trưởng thành đó khiến cho tôi càng khâm phục và yêu quý bạn hơn. Từ đó, tôi quan tâm đến Chi nhiều hơn, cố gắng làm mọi chuyện để bạn vui, mẹ tôi cũng vậy, mẹ tôi càng thương Chi và mong có thể giúp đỡ bạn vượt qua khỏi nỗi đau mất mát đó.
- Đến hết lớp 5, Chi và bố bạn chuyển lên Hà Nội sống với ông bà ngoại, hôm chia tay tôi và Chi đã khóc rất nhiều. Chúng tôi đều hứa sẽ mãi mãi là bạn tốt và không bao giờ quên nhau.
III. Kết bài:
- Từ đó đến nay, tôi và Chi vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại với nhau, cùng nhau nói chuyện chia sẻ và hứa hẹn một ngày sẽ cùng nhau đi chơi công viên ở Hà Nội.
- Hình ảnh Chi với đôi mắt buồn bã, long lanh luôn in sâu trong tâm trí tôi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
Trong tác phẩm Lão Hạc vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?
Top 11 bài phân tích nhân vật lão Hạc siêu hay
Em thấy thái độ tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc như thế nào?
Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành tiếng Việt 8 Từ ngữ địa phương
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
-
Phân tích bài Mưa xuân 2 - Nguyễn Bính
-
Luận điểm chính của văn bản Đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
-
Với em, hình ảnh, chi tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 8
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc” lớp 8
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30