Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo có ma trận, đáp án (2 đề)

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là đề kiểm tra giữa học kì 1 HĐTN 8 sách mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập tốt hơn trong môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa học kì 1 HĐTN 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 HĐTN 8 CTST

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Khám phá một số đặc điểm của bản thân (3 tiết)

2

1

3

1

2

2

7

5,75

2. Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người (2 tiết)

1

4

3

2

1

9

4,25

Số câu

1

6

1

6

1

4

3

16

10

Điểm số

2

1,5

2

1,5

2

1

6

4

2. Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 - đề 1

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Giả sử bố bị ốm phải nhập viện nhiều ngày. Nếu là em, ở nhà em sẽ làm gì?

A. Ngoan ngoãn với mẹ và ông bà.

B. Chủ động làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa.

C. Hoàn thành các bài tập về nhà.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 2. Cho tình huống: "Do chưa nỗ lực nên kết quả học tập của M chưa tốt. Dù vậy, M không thể hiện sự buồn chán hay lo lắng vì kết quả này". Em thấy M là người như thế nào?

A. Thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình mình.

B. Là người có trách nhiệm với bản thân.

C. Là người có trách nhiệm với những người xung quanh.

D. Là người thoải mái trong cuộc sống.

Câu 3. Những việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân là

A. luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực để cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc.

B. tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày.

C. hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện bản thân.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Hành động nào dưới đây KHÔNG biểu hiện sự tiết kiệm?

A. Tiêu xài hoang phí. B. Chi tiêu hợp lí.

C. Bảo vệ của công. D. Bảo quản đồ dùng.

Câu 5. Việc nào KHÔNG thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?

A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động.

B. Bàn lùi vì gặp các rủi ro có thể xảy ra.

C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung.

Câu 6. Biện pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với sức khỏe là

A. tập thể dục thể thao thường xuyên.

B. nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp.

C. đọc sách, báo thường xuyên.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Biện pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong học tập là

A. tích cực tự học, tự chuẩn bị bài mới.

B. làm bài tập đầy đủ.

C. vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Để hoàn thành các công việc trong gia đình, em nên làm gì?

A. Xác định các công việc trong gia đình và những việc cần ưu tiên thực hiện.

B. Lập thời gian biểu phù hợp và đặt ở nơi dễ nhìn thấy.

C. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh thời gian biểu.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 10. Trách nhiệm với bản thân em là việc

A. tự chăm sóc sức khỏe của bản thân.

B. hoàn thành nhiệm vụ học tập.

C. cả hai đáp án trên đều đúng.

D. cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 11. Tính cách suy nghĩ lạc quan thể hiện qua việc

A. quan tâm đến người xung quanh.

B. thường nói xấu người khác.

C. dù bố Nam đã mất do tuổi già, nhưng Nam vẫn tin rằng bố luôn bên cạnh và hỗ trợ thầm lặng cho Nam mà cố gắng học tập tốt.

D. giúp đỡ bạn bè.

Câu 12. Đâu KHÔNG phải nét tính cách tiêu cực?

A. Dễ cáu giận.

B. Hoà đồng với bạn bè.

C. Đố kị.

D. Thiếu chính kiến.

Câu 13. Tính cẩn thận giúp em điều gì?

A. Luôn thực hiện công việc chỉnh chu.

B. Được thầy cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ.

C. Có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14. Biện pháp nên làm để khắc phục tính thiếu kiên nhẫn là

A. đưa ra lời hứa và quyết tâm thực hiện đúng hạn các nhiệm vụ học tập được giao.

B. nếu có khó khăn thì không nản chí mà luôn chủ động tìm sự hỗ trợ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

C. thực hiện công việc theo đúng mục tiêu đề ra.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 15. Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực là

A. thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.

B. tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.

C. tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 16. Tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em là

A. tính cẩn thận.

B. tính hòa đồng.

C. tính ích kỉ.

D. tính chu đáo.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Khi tranh biện chúng ta cần lưu ý những điều gì?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân.

Câu 3 (2 điểm): Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong học tập, đôi khi em có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực do các tác động xung quanh gây ra. Vậy khi đó, em sẽ làm gì? Kết quả thu được như thế nào?

3. Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 - đề 2

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Em thấy bạn bè đang làm việc quá sức, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Em nên làm gì để thể hiện sự quan tâm đến bạn bè?

A. Chăm chỉ học hành để mọi người không cần nhắc nhở mình.

B. Chủ động làm việc nhà.

C. Luôn quan tâm tới họ và luôn làm họ vui.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2. Cho tình huống: Nam thường bỏ bữa sáng và thức khuya để học bài. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện có trách nhiệm với bản thân?

A. Cởi mở hơn khi nói chuyện với mọi người.

B. Đi ra ngoài vui chơi và nói chuyện với mọi người nhiều hơn.

C. Ăn uống điều độ đủ bữa và sắp xếp thời gian học tập, vui chơi phù hợp.

D. Ăn sáng đầy đủ và đi ngủ sớm, hôm sau đến lớp chép bài bạn.

Câu 3. Lợi ích của việc thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc là

A. được bạn bè yêu quý.

B. mọi người ghét bỏ.

C. thể hiện bản thân vô dụng.

D. tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Khi gặp khó khăn, em nên làm gì?

A. Lùi bước, nản chí.

B. Bỏ cuộc.

C. Sẵn sàng vượt qua khó khan.

D. Đáp án khác.

Câu 5. Đâu là việc làm em nên làm với người thân?

A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích. B. Chia sẻ việc nhà.

C. Không quan tâm người thân nghĩ gì. D. Đáp án khác.

Câu 6. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Để tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 7. Em nên làm gì để thể hiện trách nhiệm với bản thân?

A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực.

B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày.

C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Để tiết kiệm thời gian, em sẽ làm gì vào những lúc rảnh rỗi?

A. Chơi rất nhiều thể loại game.

B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.

C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 9. Ánh và Hà là bạn thân chơi chung từ nhỏ. Nhưng Hà luôn có thành tích văn hóa, văn nghệ nổi bật hơn Ánh. Điều này làm cho Ánh rất khó chịu và đi nói xấu Hà. Theo em, Ánh đang có tính cách như thế nào?

A. Tốt bụng.

B. Thân thiện.

C. Đố kị.

D. Hài hước.

Câu 10. Trách nhiệm với mọi người xung quanh là

A. quan tâm, chăm sóc người thân.

B. giúp đỡ những người xung quanh.

C. tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 11. Tính cách hòa đồng thể hiện qua

A. sự vui vẻ với mọi người.

B. sự cởi mở với mọi người.

C. sự thân thiện với mọi người.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 12. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

A. Thân thiện.

B. Dễ cáu giận.

C. Thiếu chính kiến.

D. Lười biếng.

Câu 13. Yếu tố nào khiến cản trở hoàn thành công việc của em?

A. Cẩn thận trong mọi việc.

B. Thiếu ý chí.

C. Chu đáo với mọi người.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 14. Biểu hiện của sự thiếu kiên nhẫn là

A. thường xuyên bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng.

B. chưa nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

C. gặp khó khăn thì bỏ dở việc.

D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 15. Khi đang có cảm xúc tiêu cực, em KHÔNG nên

A. thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.

B. tiếp tục buồn bã, suy nghĩ về vấn đề tiêu cực.

C. tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.

D. tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy.

Câu 16. Đâu là việc em nên làm trong cuộc sống?

A. Giúp bạn bè vui vẻ hơn khi họ gặp chuyện buồn.

B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi.

C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu.

D. Đáp án khác.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu những việc cần làm và lưu ý trong khi thực hiện thương thuyết.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm với mọi người và hoạt động chung.

Câu 3 (2 điểm): Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong học tập, đôi khi em có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực do các tác động xung quanh gây ra. Vậy khi đó, em sẽ làm gì? Kết quả thu được như thế nào?

4. Đáp án đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 CTST - đề 1

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

D

A

B

D

D

D

A

C

C

B

D

D

D

C

Phần II. Tự luận (6,0 điểm).

Câu 1 (2 điểm): Khi tranh biện chúng ta cần lưu ý.

* Nên làm:

- Luôn đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng cho các lập luận.

- Lắng nghe ý kiến phản biện.

- Giữ bình tĩnh.

- Thể hiện ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, … phù hợp.

* Không nên làm:

- Hiếu thắng, tranh cãi tới cùng để bảo vệ ý kiến của mình mà thiếu lập luận khoa học.

- Dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến của người khác.

- Phản bác thẳng ý kiến của người khác.

Câu 2 (2 điểm): Những biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân.

- Trách nhiệm với sức khỏe thể chất:

+ Tập thể dục.

+ Ăn uống lành mạnh.

- Trách nhiệm với sức khỏe tinh thần:

+ Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực.

+ Kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

- Trách nhiệm với việc học tập:

+ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao.

+ Chủ động học tập và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

Câu 3 (2 điểm):

GV căn cứ vào nội dung chia sẻ, bộc bạch của học sinh để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những học sinh có những biện pháp hay, thuyết phục mang tính thực tế.

- Học sinh chia sẻ những biện pháp theo hướng khắc phục những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

- Kết quả mang lại theo hướng tích cực, giải quyết được vấn đề tiêu cực mà học sinh đang mắc phải.

5. Đáp án đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 CTST - đề 2

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

C

B

A

D

D

C

D

D

A

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm).

Câu 1 (2 điểm): Những việc cần làm và lưu ý trong khi thực hiện thương thuyết.

- Xác định mục tiêu thương thuyết.

- Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.

- Trao đổi để đưa ra phương án có lợi cho cả hai bên.

- Khi thương thuyết cần chú ý:

+ Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.

+ Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.

Câu 2 (2 điểm): Những biểu hiện của người có trách nhiệm với mọi người và hoạt động chung.

*Với hoạt động chung:

- Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Giúp đỡ các bạn cùng tham gia hoạt động chung.

*Với mọi người:

- Trách nhiệm với bố mẹ, người thân:

+ Quan tâm, chăm sóc.

+ Làm việc nhà, thực hiện tiết kiệm trong gia đình.

- Trách nhiệm với những người trong cộng đồng:

+ Giữ lời hứa.

+ Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.

Câu 3 (2 điểm):

GV căn cứ vào nội dung chia sẻ, bộc bạch của học sinh để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những học sinh có những biện pháp hay, thuyết phục mang tính thực tế.

- Học sinh chia sẻ những biện pháp theo hướng khắc phục những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

- Kết quả mang lại theo hướng tích cực, giải quyết được vấn đề tiêu cực mà học sinh đang mắc phải.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.468
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi