Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều (có ma trận, bản đặc tả)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm ma trận đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh Diều giữa học kì 1 có bản đặc tả và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 KHTN 8 sách Cánh Diều. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh Diều 2023

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Mở đầu

1 câu

1 câu

0,25

Chủ đề 1. Phản ứng hóa học

1 ý

4 câu

1 ý

3 câu

1 ý

1 câu

2 câu

7 câu

3,75

Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất

4 câu

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

2 câu

8 câu

4

Chủ đề 7: Cơ thể người

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

4 câu

2

Tổng số điểm

0,5

3

1,5

1,5

1,5

0,5

1,5

5 điểm

5 điểm

10 điểm

3,5

3

2

1,5

5

5

10

2. Đề thi giữa học kì 1 KHTN 8 sách Cánh Diều

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép dưới cốc để:

A. Cốc không bị đổ

B. Hóa chất không sôi mạnh

C. Tránh nứt vỡ cốc

D. Dẫn nhiệt tốt

Câu 2: Quá trình nào sau đây xảy ra biến đổi hóa học

A. Băng tan

B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi

C. Hòa tan đường vào nước

D. Cháy rừng

Câu 3: Quá trình nào sau đây là biến đổi vật lí?

A. Đun nóng đường biến đổi thành than

B. Rượu để lâu bị chua

C. Thức ăm bị ôi thiu

D. Mặt trời lên sương tan dần

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam Magnesium trong khí oxygen thu được 8 gam Magnesium oxide. Khối lượng oxygen đã phản ứng là:

A. 3,2 gam

B. 2,4 gam

C. 4,2 gam

D. 3,6 gam

Câu 5: Nước đường để lâu bị chua. Dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học đã xảy ra là:

A. Nước đường bị đục hơn

B. Nước đường có vị chua

C. Nước đường bị biến đổi màu

D. Nước đường không thay đổi

Câu 6: TH: Phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt

Trong quá trình sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt Không có ứng dụng nào?

A. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện

B. Cung cấp năng lượng cho đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm

C. Cung cấp năng lượng cho vận hành máy móc, phương tiện giao thông: ô tô, xe máy…

D. Cung cấp năng lượng nhiệt cho các ngành công nghiệp: làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động

Câu 7: Cho các phát biểu sau:Cho vôi sống vào nước tạo thành vôi tôi là biến đổi vật lí

1. Khi nung nóng đường là phản ứng tỏa nhiệt

2. Sắt tán nhỏ thành đinh là biến đổi vật lí

3. Khi đun mỡ quá lửa có mùi khét là biến đổi hóa học

Phát biểu đúng là:

A. 1,3

B. 2,3,4

C. 3,4

D. 4,2

Câu 8: TH

Cốc 1: chứa dung dịch sulfuric acid

Cốc 2: Chứa viên ZinC (Kẽm)

Cân cả 2 cốc lên được a gam. Đổ cốc 1 vào cốc 2: Zinc đã tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành Zinc sulfate và khí hydrogen. Sau đó đem cân cả 2 cốc được b gam.

So sánh nào sau đây đúng?

A. 2a > b

B. a < b

C. a = b

D. a > b

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau (Mỗi câu đúng 0,5 điểm):

Câu 9: Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

A. D = m.V

B. m = D.V

C. V = m.D

D. m = D/V

Câu 10 : Đơn vị của áp suất là:

A. N.

B. Pa.

C. m/s.

D. kg.

Câu 11: Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 12 : Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

A. p = F.S

B. S = p.F

C. p = F/S

D. F = p/S

Câu 13: Áp suất tăng khi

A. diện tíc h bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.

C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.

D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Câu 14: Vì sao cái áo phao không chìm trong nước?

A. Vì khối lượng của áo phao nhỏ hơn khối lượng của nước.

B. Vì khối lượng riêng của áo phao nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì áo phao nhẹ.

D. Vì thể tích của áo phao lớn hơn nước.

Câu 15: Lực đẩy Acsimet có độ lớn phụ thuộc vào

A. lượng chất lỏng trong bình và khối lượng của vật.

B. thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lỏng.

C. độ sâu của vật bị nhúng chìm so với đáy bình.

D. khối lượng riêng của vật.

Câu 16: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. Nhôm

B. Sắt

C. Chì

D. Đá

Câu 17: Cơ thể con người có mấy hệ cơ quan chính?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 18: Vai trò lưu trữ, xử lí thông tin và dẫn truyền xung thần kinh là của hệ cơ quan nào?

A. Hệ vận động

B. Hệ tuần hoàn

C. Hệ bài tiết

D. Hệ thần kinh

Câu 19: Hệ vận động gồm các cơ quan chính là:

A. Não bộ, tủy sống

B. Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn

C. Xương, cơ vân

D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái

Câu 20: Từ thí nghiệm về xương, ta chứng minh được xương có chứa nước và 2 thành phần hóa học là:

A. Chất hữu cơ và vitamin

B. Chất vô cơ và muối khoáng

C. Chất hữu cơ và chất vô cơ

D. Chất cốt giao và chất hữu cơ

B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 21: (1,5 điểm) Khi cho sodium hydrogen carbonate (NaHCO3) vào dung dịch acetic acid (CH3COOH) có hiện tượng sủi bọt khí.

a. Chỉ ra dấu hiệu của phản ứng?

b. Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ? Chỉ ra chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm? (Biết rằng sau phản ứng tạo ra acetate sodium (CH3COONa), nước và carbondioxide).

c. Nếu cho 8,4 gam NaHCO3, 6 gam CH3COOH phản ứng tạo ra 1,8 gam H2O và 4,4 gam khí CO2 thì khối lượng acetate sodium là bao nhiêu?

Câu 22: (0,5 điểm) Giải thích vì sao khi nung nóng Cu thì khối lượng tăng, còn khi nung nóng đường thì khối lượng giảm?

Câu 23: (1 điểm) Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

Câu 24: (1 điểm) Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 20cm; 10cm; 5cm. Biết viên gạch nặng 1,2kg. Đặt viên trên mặt bàn nằm ngang thì áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là bao nhiêu?

Câu 25: (1 điểm)

a. Em hãy kể tên một số bệnh tật liên quan đến hệ vận động.

b. Từ đó hãy nêu những biện pháp phòng tránh bệnh tật liên quan đến hệ vận động.

.....................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.717
0 Bình luận
Sắp xếp theo