500 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 học kì 1 có đáp án
Trắc nghiệm Văn 8 tập 1 Kết nối tri thức có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 kì 1 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích để các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn. Nội dung file trắc nghiệm Văn 8 KNTT được chia theo từng bài với các câu hỏi bám sát tri thức Ngữ văn bài học sẽ giúp các em nhanh hiểu bài hơn.
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 sách KNTT
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (TRÍCH, NGUYỄN HUY TƯỞNG)
(30 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Truyện lịch sử là gì?
A. Là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn cụ thể.
B. Là những gì xảy ra trong quá khứ.
C. Là một chuỗi các sự kiện xảy ra trong hiện tại và tương lai.
D. Là tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc.
Câu 2: Tác giả của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?
A. Nguyễn Huy Tưởng.
B. Xuân Diệu.
C. Tố Hữu.
D. Nguyễn Du.
Câu 3: Đâu là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?
A. Hồ Chí Minh.
B. Nghệ An.
C. Quảng Ninh.
D. Hà Nội.
Câu 4: Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?
A. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.
B. Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.
C. Nguyễn Huy Tưởng đề cao giá trị con người.
D. Nguyễn Huy Tưởng là nhà tư tưởng lớn, thấm sâu tư tưởng đạo lý Nho gia.
Câu 5: Xuất xứ của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”?
A. Trích phần 1 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
B. Trích phần 2 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
C. Trích phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
D. Trích phần 4 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?
A. Văn Hoài.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Hưng Đạo Vương.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 7: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1942.
B. 1960.
C. 1946.
D. 1961.
Câu 8: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” gồm bao nhiêu phần?
A. 16 phần.
B. 17 phần.
C. 18 phần.
D. 19 phần.
Câu 9: Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 10: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác.
B. Thông thương với nước ta.
C. Giúp đỡ nước ta.
D. Xâm chiếm nước ta.
Câu 11: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
A. Để xin vua ra lệnh hòa hoãn.
B. Để xin vua ra lệnh đầu hàng.
C. Để xin vua ra lệnh đánh giặc.
D. Để xin vua ra lệnh rút lui.
Câu 12: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?
A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.
C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.
D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.
II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.
Câu 2: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?
A. Vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi.
B. Vui mừng, hạnh phúc.
C. Buồn bã, do dự.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị quan trọng như thế nào?
A. Đầy những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, các vị vương chức quyền cao nhất của triều đình, thuyền ngự, không khí trang nghiêm, tĩnh mịch.
B. Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa và biểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan.
C. Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, không khí mới lạ đầy thú vị.
D. Đầy những thuyền lớn của vua quan, không khí vui vẻ.
Câu 4: Tác phẩm khai thác những gương mặt tiêu biểu nào?
A. Thúy Kiều, Thúy Vân, Sở Khanh.
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Mị Châu, Trọng Thủy.
D. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.
Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?
A. Hoài Văn sẽ được gặp vua.
B. Hoài Văn sẽ bị binh lính bắt giữ.
C. Hoài Văn sẽ chết.
D. Đáp án A,C đúng.
Câu 6: Tại sao binh lính lại để cho Hoài Văn đứng ở bến Bình Than từ sáng?
A. Vì họ sợ Hoài Văn.
B. Vì họ không quan tâm đến Hoài Văn.
C. Vì họ nể Hoài Văn là một vương hầu.
D. Vì họ sợ vua chém đầu.
Câu 7: Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương – các con trai của Hưng Đạo Vương hơn Hoài Văn bao nhiêu tuổi?
A. 3 tuổi.
B. 4 tuổi.
C. 5 tuổi
D. Dăm 6 tuổi.
Câu 8: Hoài Văn có hành động gì khi không chịu được cảnh chờ đợi?
A. Liều mạng xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
B. Mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra, ta chém!”.
C. Mặt đỏ bừng bừng, quát binh lính.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động liều mạng của mình?
A. Khi có quốc biến, đến đứa trẻ cũng phải lo.
B. Vua lo thì thần tử cũng phải lo.
C. Tuy Hoài Văn chưa đến tuổi dự bàn việc nước nhưng chàng không phải giống cỏ cây nên không thể ngồi yên được.
D. Tất cả các đáp đều đúng.
Câu 10: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây
A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
D. Trần Quôc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
Câu 11: Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
A. Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thể tha thứ được.
B. Vì vua cho rằng quốc toản còn nhỏ tuổi nên nông nổi.
C. Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn.
D. Vì Quốc Toản thuộc tôn thất.
Câu 12: Thái độ của Trần Quốc Toản đối với quân Nguyên ra sao trước âm mưu xâm chiếm đất nước?
A. Vô cùng căm giận.
B. Vô cùng xấu hổ.
C. Vô cùng sợ hãi.
D. Vô cùng tủi nhục.
III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chin mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
A. Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc.
B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn.
C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn.
D. Chàng không sợ vua.
Câu 2: Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” với vua?
A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn.
B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình.
C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?
A. Vua khen ngợi Trần Quốc Toản còn trẻ mà có chí lớn và ban tặng chàng một quả cam quý. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, công bằng, biết trọng dụng người tài.
B. Vua phê bình Trần Quốc Toản còn trẻ người non dạ. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, biết cách nhìn người.
C. Vua tha tội chết cho Trần Quốc Toản và cho rằng chàng còn nông nổi, không nên ra trận đánh giặc.
D. Đáp án B,C đúng.
Câu 4: Có ý kiến cho rằng “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Trần Quốc Toản, người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao mãnh liệt “Phá cường địch báo hoàng ân”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống “Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu…đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ”.
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Quốc Toản.
C. Trần Nhân Tông.
D. Thiệu Bảo.
Câu 2: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” mang lại cho em những cảm xúc gì?
A. Sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thuở trước.
B. Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
C. Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
B. ĐÁP ÁN
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
1. A | 2. A | 3. D | 4. A | 5. D | 6. C | 7. B | 8. C | 9. B | 10. D |
11. C | 12. A |
II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
1. C | 2. A | 3. A | 4. D | 5. B | 6. C | 7. D | 8. D | 9. D | 10. D |
11. C | 12. A |
III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
1. A | 2. B | 3. A | 4. A |
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
1. B | 2. D |
.....................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ nội dung chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(7 mẫu) Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng lớp 8
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 1-10
Đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng
Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ (4 mẫu)
Xuất thân của Trần Quốc Toản
(2 đề) Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ có đáp án
Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật lớp 8
-
Nêu chủ đề của bài thơ Chái bếp. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
-
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 1-10
-
Tác giả Viết văn bản lũ ở miền châu thổ Cửu Long nhằm mục đích gì?
-
Phân tích bài thơ Đảo sơn ca siêu hay
-
Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
-
Củng cố mở rộng trang 34 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1
-
Viết đoạn văn trình bày luận điểm học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
-
Soạn bài Sao băng lớp 8 Cánh Diều ngắn nhất
-
(2 mẫu) Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 8
Viết văn bản kiến nghị về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm trang 51
Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống?