Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
Tải đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí sách KNTT
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 sách Kết nối tri thức có ma trận đề thi, bản đặc tả, gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí 8 giữa học kì 1 sách mới KNTT, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng Điểm % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ | ||||||||
1 | Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
| 1. Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ . 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII 3. Cách mạng công nghiệp( nửa sau thế kỉ XVIII ->XIX | - Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng tư sản Anh
- Biết được điểm nổi bật của nền kinh tế , chính trị Pháp trước cách mạng . - Nhận biết được thời gian và thành tựu của cách mạng công nghiệp . | 1TN 2TN 2TN | 1,25 đ 12,5% | |||
2 | Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI->X IX | Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI->X IX | Thông hiểu: Trình bày những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước ĐNÁ từ nửa sau thế kỉ XVI –XI X | 1TL | 1,5đ 15% | |||
3 | Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | 1. Cuộc xung đột Nam BẮc triều và Trịnh Nguyễn 2. Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII 3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. | - Nhận biết sự suy yếu của nhà Lê Và sự ra đời của nhà Mạc. - Trình bày nét khái quát về quá trình mở rộng bờ cõi phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII - Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. - Nhận xét được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. | 2TN 1TN | ½ TL | ½ TL | 2,25 đ 22,5% | |
Số câu/loại câu |
| 8 câu TN | 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL | 10 câu | ||
Tỉ lệ % |
| 20% | 15% | 10% | 5%
| 50% | ||
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ |
1 | VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (3 tiết) | – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam | Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. Thông hiểu – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. - Vận dụng cao: Liên hệ phân tích ảnh hưởng của vị trí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên địa phương. | 4TN* (1đ) | 10% 1,0 điểm | |||
2 | ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (5 tiết) | – Đặc điểm chung của địa hình – Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình – Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế – Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu | Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Thông hiểu – Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. – Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. Vận dụng – Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. - Vận dụng cao: (thêm) Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em | 4TN* (1đ) | 1TL (1,5đ) | 1 TL*b (1đ) | 1TL*b (0,5đ) | 40% 4 điểm |
Số câu/loại câu |
| 8 câu TN | 1 câu TL | ½ câu TL | ½ câu TL | 10 câu (8TN, 2TL) | ||
Tỉ lệ |
| 20% | 15% | 10% | 5% | 50% |
2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 giữa kì 1 sách Kết nối tri thức
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1. Phân môn Lịch sử ( 2 điểm)
Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản Anh đã diễn ra dưới hình thức nào?
A. Đấu tranh giai cấp giữa tư sản với quý tộc phong kiến.
B. Phong trào giải phóng dân tộc.
C. Chiến tranh giành độc lập.
D. Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội của nhà vua.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Câu 3: Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là
A. quân chủ lập hiến.
B. phong kiến phân tán.
C. quân chủ chuyên chế.
D. tiền phong kiến.
Câu 4. Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thời gian
A. đầu thế kỉ XVIII
B. những năm 50 của thế kỉ XVIII.
C. những năm 60 của thể kỉ XVIII
D. cuối thế kỉ XVIII
Câu 5. Máy móc được phát minh và sử dụng trước hết trong ngành
A. nông nghiệp
B. giao thông vận tải
C. dệt
D. công nghiệp chế tạo máy .
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự khủng hoảng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
B. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Lê.
C. Xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.
D. Xung đột Trịnh - Nguyễn dẫn đến chia cắt đất nước.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?
A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành.
B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương.
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.
D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.
Câu 8: Sự kiện nào diễn ra năm 1558 là dấu mốc quan trọng làm cho quá trình di dân khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh?
A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
C. Chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang.
D. Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định.
2. Phân môn Địa lý: (2 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Đông Á
D. Bắc Á.
Câu 2: Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh
A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu.
B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng.
C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn.
D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Câu 3: Phần lớn lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ
A.7
B.8
C.9
D. 10
Câu 4: Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 5: Khoáng sản nước ta rất phong phú và đa dạng, hiện nay đã thăm dò được khoảng
A. 3000 điểm quặng và tụ khoáng.
B. 4000 điểm quặng và tụ khoáng.
C. 5000 điểm quặng và tụ khoáng.
D. 5500 điểm quặng và tụ khoáng.
Câu 6: Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở
A. vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Câu 7: Các dãy núi hình cánh cung và vùng đồi phát triển rộng là đặc điểm địa hình chủ yếu ở
A. vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Câu 8: Đảo lớn nhất nước ta là
A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu).
B. Cái Bầu (Quảng Ninh)
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Phú Quý (Bình Thuận).
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
1. Phân môn Lịch sử (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Trình bày những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Câu 2. (1.5 điểm):
Em hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
2. Phân môn Địa lý: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam (trang Địa hình) và kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?
b. Dựa vào Atlat trang địa hình, hãy kể tên các dãy núi, đỉnh núi cao trên 2000m ở nước ta?
Câu 2 (1 điểm)
a. Kể tên các dạng địa hình ở tỉnh Hải Dương? Cho biết nơi phân bố của các dạng địa hình đó?
b. Nêu những thuận lợi về sự phát triển kinh tế-xã hội với dạng địa hình ở nơi em sinh sống?
3. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1. Phân môn Lịch sử (2 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | C | C | C | A | C | A |
2. Phân môn Địa lý (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | A | B | C | A | B | C |
II. TỰ LUẬN (6điểm)
1. Phân môn Lịch sử (3 điểm)
Câu | Nội dung chính | Điểm |
Câu 1: 1,5 điểm | * Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập - In-đô-nê-xi-a: Ngay từ thế kỉ XVI, thực dân Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông. + Sau đó , thực dân Hà Lan,Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In –đô-nê-xi –a. + Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này - Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Min-an-ma): Từ sau thế kỉ XVI, Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp - Phi-lip-pin: Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết quần đảo này và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm - Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam pu chia): Từ thế kỉ XVI, nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng. Cuối thế kỉ XIX, Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương - Xiêm (Thái Lan): Thế kỉ XVI, tương nhân châu Âu đã xâm nhập vào nước này + Giữa thế kỉ XI X, sau khi hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ , một phần Mã Lai và Miến Điện,thực dân Anh bắt đầu xâm nhập Xiêm. => Cuối TK XIX thực dân phương Tây hoàn thành xâm lược ĐNA | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2: 1,5 điểm | * Ý nghĩa: - Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. - Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công - Buộc chúa Trịnh phải thực hiện 1 số chính sách như khuyến khích khai hoang, giảm nhẹ thuế khoá, tu sửa đê điều, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn… * Tác động - Giáng đòn mạnh mẽ và làm lung lay chính quyền Lê – Trịnh. - Chuẩn bị cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ cuối thế kỉ XVIII. |
0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 |
2. Phân môn Địa lý (3 điểm)
Câu | Nội dung chính | Ðiểm |
1 (2,0 điểm) | a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ đất liền và là dạng địa hình phổ biến nhất, ngay ở các đồng bằng cũng gặp các núi sót... - Đồi núi ảnh hưởng đến nhiều cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao theo địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới... - Đồi núi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng núi có những thế mạnh riêng về kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp... b. Dãy núi cao: Dãy Hoàng Liên Sơn ( 3143m).... | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
2 (1,0 điểm) | a.Các dạng địa hình ở tỉnh Hải Dương là: Đồi núi, đồng bằng + Đổi núi: phân bố của yếu ở TP. Chí Linh, TX. Kinh Môn + Đồng bằng: phân bố ở TP.Hải Dương và các huyện Nam Sách, Kim Thành, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kì.... b. Thuận lợi của dạng địa hình nơi em sinh sống + Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản. + Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. + Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. ( Lưu ý: HS có thể liên hệ với các dạng địa hình khác đúng sẽ cho điểm tối đa) | 0,5 0,5 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều (có ma trận, bản đặc tả)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
Top 4 Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Cánh Diều (chuẩn sách mới)
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 8 Global Success
Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Cánh Diều
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Viết đoạn văn quy nạp trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lũ lụt ngắn gọn
-
Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
-
Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
-
Phân tích bài thơ Đảo sơn ca siêu hay
-
Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ Qua đèo Ngang
-
Phân tích Nam quốc sơn hà lớp 8
-
Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức 2024
-
Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
-
Đọc mở rộng theo thể loại Chạy giặc
-
Phân tích một số điểm giống và khác nhau của Hiền và Hoài
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 8
Thuyết minh về chiếc khẩu trang ngắn gọn
19 Đề thi giữa học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
Phân tích một số điểm giống và khác nhau của Hiền và Hoài
Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật
Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Năm mới chúc nhau