2 Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2024

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp lớp 8 sách Chân trời sáng tạo mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đáp án chi tiết và ma trận. Đây là tài liệu hữu ích gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bám sát nội dung chương trình học, giúp các em học sinh ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi giữa kì 2. Đồng thời là tư liệu tham khảo giúp các thầy cô làm đề cương ôn tập, đề thi nhanh và hiệu quả nhất.

>> Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 2024

Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Trải nghiệm hướng nghiệp 8 CTST bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Mời các bạn tải file download để tham khảo chi tiết 2 bộ đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo nhé.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, đâu là khó khăn khi thực hiện hoạt động thiện nguyện?

1. Nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các đơn vị có thẩm quyền.

2. Sắp xếp hợp lí các vị trí nhân sự trong tổ chức.

3. Mâu thuẫn ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.

4. Mọi người hưởng ứng tham gia đông đảo.

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một biện pháp đề phòng bão đổ bộ?

1. Các thuyền bè được khuyến cáo có thể đánh bắt gần bờ để đảm bảo an toàn.

2. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

3. Củng cố các công trình xung yếu của đê biển.

4. Sơ tán người dân tới nơi tránh trú anh toàn.

Câu 3 (0,5 điểm). Bát Tràng nổi tiếng với nghề truyền thống nào?

1. Gốm sứ.

2. Mây tre đan.

3. Làm trống.

4. Dệt lụa.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là cách thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương?

1. Ghi lại số liệu về thời gian, tần suất xảy ra thiên tai và thiệt hại do từng thiên tai gây ra.

2. Theo dõi tần suất xảy ra theo chu kì và thiệt hại do thiên tai đem lại.

3. Trích dẫn những thiên tai lớn và thiệt hại do thiên tai gây ra theo từng mốc thời gian.

4. Tổng hợp tên gọi tất cả các thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra theo năm.

Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động giáo dục truyền thống nhân đạo?

1. Chăm sóc gia đình người có công với cách mạng.

2. Giúp đỡ người vô gia cư.

3. Bảo vệ trẻ em thiệt thòi.

4. Tham gia cứu hộ nơi có lũ lụt.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách thực hiện kế hoạch chăm sóc người già neo đơn?

1. Trò chuyện, thăm hỏi.

2. Trao quà.

3. Chăm sóc, quét dọn nhà cửa.

4. Tổ chức liên hoan, hội họp tại nhà.

Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, phòng chống tệ nạn xã hội được xem là hoạt động gì?

1. Phát triển cộng đồng.

2. Phát triển truyền thống nhân đạo.

3. Giáo dục truyền thống văn hóa.

4. Phát huy nghề truyền thống.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là hình thức viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra?

1. Bài thơ, bài ca.

2. Video có thuyết minh.

3. Ảnh có chú thích.

4. Bài báo cáo.

Câu 9 (0,5 điểm). Nơi ở của gia đình Nam vừa trải qua đợt lũ lịch sử làm hư hại nhiều hoa màu và vật nuôi. Nhà Nam mất hầu hết số lượng gia cầm có trong chuồng. Gia đình Nam nên làm gì để xử lí trường hợp này?

1. Nam nên tập kết số lượng gia cầm tại một bãi rác trong địa phương để nhà máy rác xử lí.

2. Nam nên cùng gia đình vệ sinh lại chuồng trại, xử lí các của gia cầm đúng theo quy định, đảm bảo vệ sinh.

3. Nam nên để số lượng gia cầm đó trôi theo dòng nước lũ để dễ vệ sinh chuồng trại.

4. Nam nên gọi các lực lượng chức năng đến để vệ sinh chuồng trại cho gia đình.

Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, việc làm để cải thiện vệ sinh cần thiết nhất sau lũ lụt là gì?

1. Nạo vét hết bùn đất còn động lại tại các địa điểm lớn như trường học, trạm y tế...

2. Rút nước từ các hồ chứa để cung cấp cho người dân vệ sinh nhà ở.

3. Nhanh chóng xử lí rác thải và xác động vật tránh tình trạng gây ô nhiễm nước và môi trường.

4. Lập tức dọn dẹp lại các chuồng trại, kiểm đếm số lượng gia súc, gia cầm còn và đã mất.

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động giáo dục nghề truyền thống ở địa phương?

1. Truyền lại nghề truyền thống cho con cháu.

2. Đẩy mạnh chất lượng của đồ thủ công truyền thống.

3. Quảng bá nghề truyền thống địa phương rộng rãi.

4. Chỉ sử dụng đồ thủ công của địa phương.

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là hậu quả của bão đem lại?

1. Tàn phá cơ sở hạ tầng như nhà cửa, cầu cống, các công trình công cộng, cột điện...

2. Gây thiệt hại nặng nề cho đồng ruộng, ao nuôi thủy sản, gây tổn thất lớn cho sản xuất của người nông dân.

3. Gây mưa lớn và gió to.

4. Làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.

2. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Điền vào bảng sau để nhận biết các cách phòng chống một số thiên tai thường gặp:

Loại thiên tai

Biện pháp phòng chống

Bão

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.

- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

- Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.

- Lập kế hoạch liên lạc, tiếp cận với các thành viên trong gia đình khi cần thiết; thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu phải tách ra.

- Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có trẻ em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.

Hạn hán

- Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh,

- Tổ chức đo đạc giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn./.

Ngập lụt

- Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước đô thị hợp lý.

- Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thuỷ lợi để đề xuất các công trình đầu mối nhằm phòng chống thiên tai thật hiệu quả và kết hợp phương án tiêu cho đô thị với tiêu thuỷ lợi.

- Phát triển mạnh mẽ trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giảm lũ, điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp tự nhiên.

- Mở rộng các lòng sông thoát lũ

- Xây dựng công trình đê bao, đê khoanh vùng để bảo vệ các khu dân cư và công trình trọng điểm

- Tôn nền các khu vực dự kiến xây mới tới cao độ ứng với quy chuẩn cho từng cấp đô thị

- Xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ trên lưu vực sông

- Xây dựng, mở rộng khẩu độ các cầu, cống và xây dựng hệ thống cầu cạn

- Tăng cường khả năng thoát lũ ở cửa sông nhờ nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng...

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những hoạt động giáo dục nghề truyền thống và cách tham gia các hoạt động giáo dục nghề truyền thống ở địa phương em.

Nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hóa và đảm bảo cuộc sống cho người dân, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, đặc biệt ở những vùng có chính sách tập trung phát triển nghề truyền thống. => Hoạt động của các làng nghề đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ở địa phương em có nghề truyền thống như: Làm gốm, làm trống, làm cá kho, dệt lụa, làm đồ thủ công mây tre đan…

Hoạt động giáo dục nghề truyền thống ở địa phương em:

+ Chú trọng tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương.

+ Tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về truyền thống làng nghề địa phương.

+ Tổ chức cho học sinh các cấp được học tập, trải nghiệm thực tế tại các làng nghề.

+ Cải tiến công nghệ, đưa công nghệ mới, tiên tiến áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Đẩy mạnh quảng bá du lịch kết hợp với tham quan làng nghề giúp người dân địa phương và du khách nơi khác biết và hiểu hơn về các làng nghề tại địa phương.

Cách tham gia các hoạt động giáo dục nghề truyền thống ở địa phương em:

+ Nhà trường tổ chức tham quan làng nghề truyền thống, học sinh có cơ hội trải nghiệm khám phá cách làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm trống, dệt lụa… và tìm hiểu ông tổ làng nghề của làng.

+ Nhà trường tổ chức tham quan bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa giúp học sinh tìm hiểu nguồn gốc của các làng nghề, được nghe quảng bá về các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.

+ Học sinh tham gia vào hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy quảng bá các sản phẩm làng nghề do địa phương tổ chức.

Tải chi tiết nội dung 2 Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 để tham khảo đầy đủ hơn

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập: Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.393
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm