Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm học 2023 - 2024 (7 đề)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm học 2023 - 2024 có đáp án, ma trận, bảng đặc tả và gợi ý đáp án. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 giúp các em học sinh có thêm nguồn tài liệu ôn tập và quý thầy cô có thêm tư liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 được biên soạn đa dạng, bám sát nội dung chương trình học gồm: cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận, cấu trúc đề tự luận với nhiều mức độ thông hiểu, vận dụng khác nhau của các địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ... Dựa trên nguồn tài liệu này, các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Mời các bạn tải tài liệu để sử dung. Ngoài ra, với các đề thi giữa kì 2 các môn lớp 7, các bạn có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 7, đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 7, đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lý 7, đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7...

1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDĐP 7 Hà Nội năm học 2023-2024

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDĐP 7 Hà Nội - Đề 1

Câu 1 (2 đ ): Em hãy nêu khái niệm của nông nghiệp công nghệ cao?

Câu 2 (3 điểm ): Nêu ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội?

Câu 3: (3 đ): Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?

- Theo em, học sinh Hà Nội cần làm gì để phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta?

Câu 4: (2 đ): Điền tên những phong trào đền ơn đáp nghĩa theo sơ đồ dưới đây:

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDĐP 7 Hà Nội - Đề 2

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Trận Tốt Động – Chúc Động diễn ra vào thời gian nào ?

A. 1426
B. 1436
C. 1446
D. 1416

Câu 2: Quân Thanh xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào?

A. 15 - 11 – 1788
B. 28 – 10 - 1788
C. 28 - 4 – 1788
D. 28 – 10 – 1789

Câu 3: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?

A. 1 lầ
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần

Câu 4: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?

A. Minh Mạng
B. Lý Thái Tổ
C. Chu Văn An
D. An Dương Vương

Câu 5: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?

A. 1789
B. 1790
C. 1791
D. 1792

Câu 6: Từ phòng tuyến Tam Điệp, quân ta chia làm mấy đạo tiến vào Thăng Long?

A. 4 đạo
B. 5 đạo
C. 3 đạo
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 7: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?

A. Tống Bình
B. Long Đỗ
C. Đông Thành
D. Đông Đô

Câu 8. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?

A. Chùa Một Cột
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
B. Hồ Gươm
D. Phố cổ Hội An

Câu 9: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?

A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )
B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )
C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)
D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )

Câu 10: Hà nội xưa có bao nhiêu phố phường?

A. 26
B. 36
C. 40
D. 46

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1( 3 đ ): Em hãy cho biết quân Thanh sang xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? Quân và dân ta có sự chuẩn bị ra sao?

Câu 2. ( 3 điểm ): Trình bày, giới thiệu giai đoạn thay đổi tên gọi của Hà Nội từ thời nhà Hồ đến thời Lê Sơ

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDĐP 7 Hà Nội - Đề 3

I.Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)

Câu 1: Nghề làm lụa nổi tiếng ở Hà Nội thuộc Phường ( huyện ) nào ?

A. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội.

B. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Quốc Oai, Hà Nội.

C. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội.

D. Ở làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Câu 2: Nghề truyền thống là gì?

A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.

B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.

C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?

A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần

Câu 4: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?

A. Minh Mạng B. Lý Thái Tổ C. Chu Văn An D. An Dương Vương

Câu 5: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?

A. 1789 B. 1790 C. 1791 D. 1792

Câu 6: Trận Tốt Động- Chúc Động chống quân Minh của nhà Lê được diễn ra vào năm nào?

A. 1425 B. 1426 C. 1427 D. 1428

Câu 7: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?

A. Tống Bình B. Long Đỗ C. Đông Thành D. Đông Đô

Câu 8. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?

A. Chùa Một Cột C. Văn Miếu Quốc Tử Giám

B. Hồ Gươm D. Phố cổ Hội An

Câu 9: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?

A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )

B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )

C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)

D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )

Câu 10: Hà nội có bao nhiêu phố phường?

A. 26 B. 36 C. 40 D. 46

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1: (2 đ) Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”

Câu 2 ( 5 đ):Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDĐP 7 Hà Nội - Đề 4

I. Trắc nghiệm (5.0 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại những chữ cái đứng trước đáp án câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra.

Câu 1. Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?

A. Sen.

B. Đông Hồ.

C. Vạn Phúc.

D. Thanh Hà

Câu 2. Nghề trồng hoa Tây Tựu thuộc làng nghề nào?

A. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

B. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội.

C. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

D. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Câu 3. Nghề đúc đồng Ngũ Xá thuộc làng nghề nào?

A. Ở phố Ngũ Xã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

B. Ở phố Ngũ Xã, quận Đống Đa, Hà Nội.

C. Ở phố Ngũ Xã, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

D. Ở phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Câu 4. Nghề làm mây tre đan thuộc làng nghề nào?

A. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.

B. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Phúc Thọ, Hà Nội.

C. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Ba Vì, Hà Nội.

D. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Đan Phượng, Hà Nội.

Câu 5. Trong các phương án sau, đâu là phương án gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?

A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.

B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.

C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.

D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

Câu 6. Trà sen Hồ Tây có tên gọi nào khác?

A. Trà Hồ.

B. Thiên cổ đệ nhất trà.

C. Trà hương sen.

D. Trà bách liên.

Câu 7. Khi sấy trà sen, cần lưu ý điều gì?

A. Sấy ở nhiệt độ cao từ 70 – 80 độ.

B. Sấy ở nhiệt độ thấp từ 20 – 30 độ và sấy kĩ.

C. Sấy kĩ, sấy nhiều lần.

D. Sấy ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ, sấy kĩ, sấy nhiều lần.

Câu 8. Thành phần chính của phở là gì?

A. Bánh phở, nước dùng, thịt bò hoặc thịt gà.

B. Bánh phở, nước dùng, hành ngò.

C. Bánh phở, thịt bò, gia vị.

D. Bánh phở, thị gà hoặc thịt bò.

Câu 9. Trung bình một cân trà sen sẽ ướp hết khoảng bao nhiêu bông hoa sen?

A. Từ 1000 đến 1200.

B. Từ 1000 đến 1300.

C. Từ 1000 đến 1200, cao nhất là 1500.

D. Từ 500 đến 700, cao nhất là 1200.

Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Muốn ăn cơm trắng cả trê Muốn đội nón tốt thì về làng ...

A. Vòng

B. Chuông

C. Non Nước

D. Tuyết Diêm

II. Tự luận (5,0 điểm):

Câu 1. (3 điểm)

a. Sản vật thiên nhiên là gì? kể tên 4 sản vật Hà Nội.

b. Hãy trình bày đặc điểm của cốm làng Vòng.

Câu 2. (2 điểm) Nghề truyền thống là gì? Kể tên 2 làng nghề truyền thống ở Hà Nội.

2. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương 7 Bắc Giang

I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 đIỂM)

- Đọc câu đố sau và thực hiện yêu cầu sau.

Quê em vốn ở Thổ Hà

Ai ai cũng gọi em là con quan

Dốc lòng giúp khách lo toan

Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng. Mỗi câu 0,5điểm.

Câu 1: Câu đố trên thuộc thể thơ gì?

A. Tự do
B. Lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát.

Câu 2 : Một cặp câu thơ Lục Bát có mấy dòng:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 3. Câu đố trên nói về cái gì?

A. Cái bát ăn cơm
B. Nồi nấu cơm
C. Ấm uống nươc pha trè.
D. Chảo điện

Câu 4. Câu đố trên được viết như thế nào:

A. Ngắn gon
B. Dùng thể thơ lục bát để diễn đạt
C. Liên quan đến địa danh ở Bắc Giang.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Làng gốm Thổ Hà ở huyện nào:

A. Lục Ngạn
B. Sơn Động
C. Lục Nam
D. Việt Yên

Câu 6 . “ Ai ai cũng gọi em là con quan” , “con quan” trong dòng này nghĩa là gì:

A. Cậu Ấm
B. Thế Tử
C. Công Tử
D. Hoàng Tử

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về luật thơ lục bát. (7 điểm)

Câu 8. Em hãy sáng tác một cặp thơ lục bát (2 điểm).

3. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương 7 Thanh Hóa

I.Trắc nghiệm: 3 điểm

Khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Thanh Hóa có mấy hệ thống sông?

A. 2 B.3 C.4 D.5

Câu 2. Làng nghề làm mắm tép Đình Trung thuộc huyện

A. Hà Trung B, Nga Sơn C. Hoằng Hóa D. Yên Định

Câu 3. Lê Lợi là nhà chính trị, lãnh đạo đấu tranh khởi nghĩa vùng núi Thanh Hóa chống lại ách đô hộ của quân

A. Thanh B. Minh C. Hán D. Nguyên

Câu 4.Tên gọi Thanh Hóa bắt đầu từ năm nào?

A. 1841 B.1842 C.1843 D. 1844

Câu 5. Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam là

A. Đào Duy Từ B. Lê Văn Hưu C. Bùi Khắc Nhất D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 6.Nguồn thu nhập chính của làng nghề truyền thống thuộc giá trị

A. du lịch B. văn hóa C. kinh tế D. nhân văn

II.Tự luận: 7 điểm

Câu 1. Hãy kể tên những cá nhân kiệt xuất, anh hùng dân tộc, danh nhân của Thanh Hóa? (ít nhất 8 danh nhân)

Câu 2. Trình bày những khó khăn thách thức của làng nghề?

4. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương 7 Phú Thọ

I. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng (Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25đ; câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1: Lễ hội Đền Hùng, được tổ chức chính thức trong thời gian nào?

A. 2 ngày, từ mồng 9 đến mồng 10 tháng ba âm lịch.

B. 3 ngày, từ mồng 8 đến mồng 10 tháng ba âm lịch.

C. 4 ngày, từ mồng 7 đến mồng 10 tháng ba âm lịch.

Câu 2: Lễ hội Đền Hùng, được tổ chức chính thức ở đâu?

A. tại khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì)

B. tại Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

C. tại Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Câu 3: Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ diễn ra tại đâu?

A. phường Âu Cơ, thành phố Việt Trì

B. xã Phú Nham, huyện Phù Ninh

C. ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà

Câu 4: Câu ca dao nào nói về lễ hội Đền Hùng?

A. “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

B. “Trăm hoa nở cả tháng Giêng

Một mình hoa sở nở riêng tháng Mười”

C. “Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh.”

Câu 5: Câu ca dao nào nói về lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ?

A. “Tháng Ba tháng hội Đền Hùng

Cuốc đất trồng sắn gieo vừng kèm theo”

B. “Dù ai buôn bán đâu đâu

Mồng Mười tháng Chín chợ trâu thì về”

C. “Mồng bảy trong tiết tháng Giêng
Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời”

Câu 6: Nhà sàn của dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ chủ yếu được làm bằng gì?

A. Làm bằng xi – măng

B. Làm bằng những vật liệu khai thác trong tự nhiên

C. Làm bằng các nguyên vật liệu công nghiệp.

Câu 7: Nhà sàn của dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ chủ yếu được dựng?

A. với thế tựa lưng vào núi hay sườn đồi

B. với thế quay ra hướng Nam

C. với thế tựa lưng vào vách đá.

Câu 8: Nhà sàn của dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ chủ yếu được làm?

A. thuê thợ về làm, do những người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm.

B. hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, chủ yếu do những người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm.

C. tự làm, do phụ nữ đảm nhiệm

Câu 9: Nhà cổ của người kinh ở Phú Thọ được chạm khắc gì?

A. hình tượng tứ linh là các loài vật linh thiêng, cánh hoa, lá

B. các dòng sông, suối

C. các ngọn núi cao

Câu 10: Các công trình nhà cổ của người kinh ở Phú Thọ được chạm khắc, thể hiện ý nghĩa gì?

A. mong mùa màng bội thu, ấm no

B. mong ước về một cuộc sống ấm no, bình yên, hoà hợp với thiên nhiên.

C. mong mưa thuận, gió hòa.

II. PHẦN I. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm): Em hãy trình bày những nét đặc trưng về nhà ở truyền thống của một số dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ?

Câu 2 (5,0 điểm): Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với việc gìn giữ các lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ?

Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Học tập: Lớp 7 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
7 6.915
0 Bình luận
Sắp xếp theo