Top 40 đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023 có đáp án mới nhất

Tải về

Bộ đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023-2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm tổng hợp mẫu đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 của cả 3 bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo có ma trận đề thi và đáp án chi tiết. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 của cả 3 bộ sách, mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Các đề kiểm tra giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 dưới đây mới được các thầy cô biên soạn đảm bảo bám sát nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2023-2024 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi giữa kì môn KHTN lớp 7.

Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 năm 2023

Để xem nội dung chi tiết của từng mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 các bộ sách, mời các bạn nhấn vào link tương ứng bên dưới.

Bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều (7 đề)

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo mới nhất (18 đề)

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2023-2024 (8 đề)

1. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn KHTN lớp 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

(Số ý)

Trắc nghiệm

Tự luận

(Số ý)

Trắc nghiệm

Tự luận

(Số ý)

Trắc nghiệm

Tự luận

(Số ý)

Trắc nghiệm

Tự luận

(Số ý)

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 1: Mở đầu (05 tiết)

1

2

1

1

3

1,75

Chủ đề 2: Nguyên tử - Sơ lược về BTH các NTHH (04 tiết)

3

2

5

1,25

Chủ đề 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (16 tiết)

6

2

1

2

4

7

4,75

Chủ đề 4: Tốc độ chuyển động (8 tiết)

1

1

1

2

1

2,25

Số câu

1

12

3

5

2

0

1

0

7

16

10,00

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

2. Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023 - đề 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).

Chọn chỉ một phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D rồi ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1: Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) là?

A. 32 amu

B. 48 amu

C. 64 amu

D. 80 amu

Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các hợp chất?

A. Na2CO3, NaOH,Cu.

B. NH3, NaCl, H2O

C. NaCl, H2O, H2.

D. HCl, NaCl, O2

Câu 3: Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hydrogen bởi?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết ion

C. Liên kết hidro

D. Liên kết ion và liên kết CHT.

Câu 4: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?

A. Liên kết hydrogen.

B. Liên kết kim loại.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 5: Fe có hóa trị III trong công thức nào?

A. FeO

B. Fe2O3

C. FeSO4

D. FeCl2.

Câu 6: Chọn câu sai

A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia

B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị

C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b

D. Photpho chỉ có hóa trị IV

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 8: Kí hiệu hoá học của nguyên tố carbon là

A. Fe. B. Cu. C. C. D. Al.

Câu 9: Sulfur là tên nguyên tố hóa học được kí hiệu là:

A. S B. Cl C. Si D. Ca

Câu 10: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium:

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

Nguyên tử aluminium có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

A. Có 3 lớp electron và có 6 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

B. Có 3 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

C. Có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

D. Có 4 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng

Câu 11: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. B. Chu kì, nhóm.

C. Ô nguyên tố. D. Chu kì.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.

B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhómB.

D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 13: Kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: Sodium, Auminium, Nitrogen lần lượt là các KHHH nào?

A. Na, Al, H.

B. Na, Al, N.

C. Al, Ba, N

D. Ba, Al, H

Câu 14: Kí hiệu hóa học N là của nguyên tố hóa học nào?

A. Sodium.

B. Nitrogen.

C. Auminium.

D. Oxygen.

Câu 15: Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

B. Có số lớp electron bằng nhau.

C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.

D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 17 (1,5 điểm). Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu 18 (1,5 điểm).

a, Viết tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học, hoàn thành bảng sau:

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

1

H

6

chlorine

2

Ar

7

magnesium

3

F

8

potassium

4

Li

9

phosphorus

5

Si

10

oxygen

b, Mô tả cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: ô, nhóm, chu kì

Câu 19 (1,0 điểm).

Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 20 (1,0 điểm). Em tính khối lượng của chất theo đơn vị amu: Cl2, H2O, FeO, Al. Hợp chất NaCl thuộc loại liên kết hóa học nào?

Câu 21 (1,0 điểm). Copper (II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper (II) sulfate được tạo thành từ Cu, S và O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố Cu, S và O trong Copper (II) sulfate lần lượt là: 40%, 20% và 40%. Hãy xác định công thức hoá học của Copper (II) sulfate.

3. Đáp án đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023 - đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Chọn

C

B

A

D

B

D

B

C

A

C

A

C

B

B

A

B

II. TỰ LUẬN(6,0 điểm )

Câu

Nội dung

Điểm

17

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước

- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu

- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

- Lập kế hoạch kiểm tra dự án

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án

- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

1,5

18

1. hydrogen

6. Be

2. argon

7. Mg

3. fluorine

8. Al

4. lithium

9. P

5. silicon

10. O

1,0

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

- Ô nguyên tố: cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử.

- Chu kì: cho biết số lớp electron, xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần đi từ trái sang phải. gồm 7 chu kì.

- Nhóm: Gồm 8 nhóm A, 8 nhóm B, cho biết số electron lớp ngoài cùng

0,5

19

a.Từ ô nguyên tố của calcium, ta biết được

+ Số thứ tự của ô: 20.

+ Kí hiệu nguyên tố: Ca.

+ Tên nguyên tố: calcium.

+ Khối lượng nguyên tử: 40.

0,5

b) Vị trí của nguyên tố calcium

+ Ô: 20.

+ Nhóm: IIA.

+ Chu kì: 3.

0,5

20

Tính khối lượng của chất theo đơn vị amu:

+ H2O: 16+ 1.2= 18amu

+ FeO: 56+ 16= 72amu

+ Cl2: 35,5 . 2= 71amu

+ Al: 27amu

0,5

NaCl thuộc loại liên kết ion.

0,5

21

Gọi công thức của Copper (II) sulfate là Cux SyOz. Vậy ta có:

( 64x:160 ) x 100% = 40% → x = 1

(32y : 160 ) x 100% = 20% → y = 1

(16z : 160 ) x 100% = 40% → z = 4

Vậy công thức của Copper (II) sulfate là: CuSO4

0,25

0,25

0,25

0,25

4. Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023 - đề 2

1. Đề phân môn Hóa

TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(a) Hình thành giả thuyết

(b) Quan sát và đặt câu hỏi

(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(d) Thực hiện kế hoạch

(e) Kết luận

A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e);

B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e);

C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d);

D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d).

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 3: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 4: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Câu 5: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình.

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

Thể tích của vật rắn là

A. 33 mL.

B. 73 mL.

C. 32,5 mL.

D. 35,2 mL.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm

Câu 7: Số electron tối đa ở lớp thứ nhất là

A. 1.

B. 2

C. 6

D. 8

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron Ở vỏ nguyên tử.

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

TỰ LUẬN ( 0.5 điểm)

Sau khi làm thực hành, em phải viết báo cáo theo mẫu nào?

2. Đề phân môn Vật lý

I. TRẮC NGHIỆM ( 1,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là:

A. km/s B. km/h C. m/h D. m/min

Câu 2. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian. Thứ tự đúng của các bước là

A. (1), (3), (2). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (3), (1), (2).

Câu 3. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy kiểm tra các thông tin sau đây là SAI.

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

A. Tốc độ của vật là 2 m/s.

B. Sau 2s, vật đi được 4 m.

C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m.

D. Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s.

Câu 4. Ô tô chạy trên đường cao tốc có biển báo tốc độ như trong Hình 11.2 với tốc độ v nào sau đây là an toàn?

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

A. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 120 km/h.

B.

C. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.

D. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 110 km/h.

E. Khi trời nắng: v > 120 km/h.

Câu 5. Khoảng cách nào sau đây là khoảng cách an toàn theo bảng 11.1 đối với xe ô tô chạy 25 m/s.

Đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1

A. 35 m

B. 55 m

C. 70 m

D. 100 m

Câu 6. Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?

A.Thời gian chuyển động B. Tốc độ chuyển động

C. Quãng đường đi được D. Hướng chuyển động

TỰ LUẬN (1điểm)

Câu 7. (0,7điểm)

Một người đi xe đạp sau khi đi được 8 km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12 km với tốc độ 9km/h.

a. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp.

b. Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường.

Câu 8. (0,25 điểm) Nêu cách vẽ đồ thị quãng đường và thời gian ?

3. Đề phân môn Sinh

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

A. Sự chuyển hóa của sinh vật.

B. Sự biến đổi các chất.

C. Sự trao đổi năng lượng.

D. Sự sống của sinh vật.

Câu 2: Sản phẩm của quang hợp là

A. Nước, carbon dioxide.

B. Ánh sáng, diệp lục.

C. Oxygen, glucose.

D. Glucose, nước.

Câu 3: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực,quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

A. Ti thể.

B. Lục nạp.

C. Không bào.

D. Nhân tế bào.

Câu 5: Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp của tế bào để giúp hạt nảy mầm là

A. Nước, khí oxygen.

B. Khí oxygen, khí cacbon dioxide

C. Khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

D. Nước, khí oxygen, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 6: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?

A, Quang hợp và thoát hơi nước.

B, Quang hợp và hô hấp.

C, Thoát hơi nước.

D, Hô hấp.

Câu 7: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. Nhiệt dung riêng cao.

B. Liên kết hidrogen giữa các phân tử.

C. Nhiệt bay hơi cao.

D. Tính phân cực cao.

Câu 8: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?

A. Xương rồng

B. Hoa hồng.

C. Ngô.

D. Sen.

Câu 9: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

A. Củ đậu.

B. Rau muống.

C. Lạc.

D. Cà rốt.

Câu 10. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

A. Oxi, nước và năng lượng

B. Nước, đường và năng lượng

C. Nước, khí cacbonic và đường

D. Khí cacbonic, đường và năng lượng

Câu 11. Quá trình hô hấp có ý nghĩa:

A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển

B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật

C. làm sạch môi trường

D. chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng

Câu 12: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?

A. Nước được lá lấy từ đất lên.

B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.

C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.

D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.

II.TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 13 (1 điểm): Tại sao nói “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”

Câu 14 (1 điểm): Hô hấp tế bào giống và khác với quá trình đốt cháy nhiên liệu như thế nào?

5. Đáp án đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023 - đề 2

Môn Hóa

I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

D

B

A

B

A

B

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II. TỰ LUẬN ( 0.5 điểm)

Họ và tên:…. Ngày ….. tháng….. năm …………..

Lớp: ….

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1.Mục đích thí nghiệm

2. Chuẩn bị

3. Các bước tiến hành

4. Kết quả

- Bảng số liệu ( nếu có)

- Tính toán ( nếu có )

- Nhận xét, Kết luận

5. Trả lời câu hỏi

Môn Vật Lý

I. TRẮC NGHIỆM (1,5điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C

B

C

D

Số điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II. Tự luận

Môn Sinh

I. TRẮC NGHIỆM (3điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

C

B

A

D

B

D

A

B

D

B

B

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Nội dung

Thang điểm

Câu 13 (1 điểm): Tại sao nói “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”vì:

Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời, thải ra khí oxygen. Khi đứng dưới tán cây lúc trời nắng cảm giác dễ chịu hơn vì nhiệt độ dưới tán cây thấp hơn so với nhiệt độ mòi trường nơi không có cây, ngoài ra, khí oxygen do cây tạo ra cần thiết cho sự hô hấp.

Câu 14( 1 điểm) Hô hấp tế bào giống và khác với quá trình đốt cháy nhiên liệu là:

+ Giống: Nguyên liệu và sản phẩm như nhau

+ Khác: Đôt cháy nhiên liệu năng lượng được giải phóng chủ yếu dạng nhiệt một cách ồ ạt với hiệu suất thấp hơn (khoảng 25%) còn hô hấp tế bào năng lượng được giải phóng chủ yếu dạng hóa năng (ATP) với hiệu suất cao hơn ( khoảng 40%).

1đ

0,5 đ

0,5 đ

Lưu ý: Còn rất nhiều đề thi khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 1 2023, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 18.385
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm