Top 4 Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề thi giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 sách Cánh Diều có ma trận đề thi, bản đặc tả, gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em ôn tập giữa học kì 1 môn Địa 8. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra môn Địa lí 8 giữa học kì 1 sách mới Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Sử dụng file tải về để xem chi tiết 4 đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều có đáp án.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

2

Bài 2. Địa hình Việt Nam

2

Bài 3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

1

Bài 4. Khoáng sản Việt Nam

1

2

Tổng số câu TN/TL

4

4

Điểm số

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0 điểm

1 điểm

0 điểm

0,5 điểm

Tổng số điểm

2 điểm

1,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Tỉ lệ

20%

15 %

10%

5%

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 môn Địa sách Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Nước ta nằm ở

A. Rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới

B. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới

C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á

D. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

Câu 2. Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta có vĩ độ là

Câu 3. Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?

A. Đai nhiệt đới gió mùa

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. Đai ôn đới gió mùa trên núi

D. Đai Trường Sơn Nam

Câu 4. Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm một phần tạo thành:

A. Các quần đảo

B. Các ốc đảo

C. Các đảo ven bờ

D. Các thung lũng

Câu 5. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là:

A. sơn nguyên

B. cao nguyên

C. núi thấp

D. bán bình nguyên

Câu 6. Nước ta đã xác định được bao nhiêu mỏ và điểm quặng của các loại khoáng sản?

A. Hơn 500

B. Hơn 5000

C. Hơn 20000

D. Hơn 75000

Câu 7. Việc phân chia khoáng sản thành các nhóm như khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại là phân chia theo:

A. Giá thành phẩm

B. Tính chất và công dụng

C. Tính năng và hiệu suất sử dụng

D. Màu sắc bề ngoài và tính chất bên trong

Câu 8. Việc khai thác và công tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở nước ta gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do:

A. khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng

B. phân bố chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

C. phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng trung bình và nhỏ

D. một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta.

b. Vì sao địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt?

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Chứng minh nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng? Kể tên một số khoáng sản của nước ta mà em biết?

b. Em hãy đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

3. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 môn Địa sách Cánh Diều

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

C

C

D

B

B

C

PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta:

- Nằm ở phía Nam của dãy Bạch Mã.

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ bazan.

- Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ.

Đủ các ý được 1 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

b. Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt:

- Lãnh thổ nước ta hình thành từ lâu, trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mòn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao khác nhau.

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

a. Chứng minh: Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng:

- Phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Đa dạng các loại khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại…

- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng…

- Một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, thiếc…

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

b. Một số biện pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

- Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

- Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản.

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

.......................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm