Đề thi cuối học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra Lịch sử 8 cuối học kì 2 KNTT
Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức - Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả. Đề thi bám sát chương trình, có đáp án chi tiết, phù hợp để kiểm tra năng lực và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Tải ngay đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 8 để thử sức và đạt điểm cao!
Sau đây là nội dung chi tiết đề thi cuối học kì 2 môn Sử 8 KNTT file word, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Lưu ý: các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 5 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 sách KNTT.
1. Nội dung bộ đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
STT | Nội dung | Ma trận | Bản đặc tả | Đáp án |
Đề 1 | Trắc nghiệm: 8 câu Tự luận: 2 câu | Có | Có | Có |
Đề 2 | Trắc nghiệm: 8 câu Tự luận: 2 câu | Không | Có | Có |
Đề 3 | Trắc nghiệm: 8 câu Tự luận: 2 câu | Không | Có | Có |
Đề 4 | Trắc nghiệm: 8 câu Tự luận: 3 câu | Có | Có | Có |
Đề 5 | Trắc nghiệm: 8 câu Tự luận: 3 câu | Có | Có | Có |
Đề 6 | Cấu trúc mới theo CV 7991 | Có | Có | Có |
2. Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 sách Kết nối CV 7991
TT |
Chủ đề/Chương |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng | Tỉ lệ % điểm | ||||||||||
TNKQ | Tự luận | ||||||||||||||
Nhiều lựa chọn | “Đúng – Sai” | ||||||||||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Chủ đề 4 CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 | 1*
|
|
| 2,5% | |||||||||
2 | Chủ đề 5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX | Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX |
| 1* |
| 2,5% | |||||||||
3 | Chủ đề 6 CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | Nhật Bản |
| 1 |
| 5% | |||||||||
Đông Nam Á | 1 |
|
| ||||||||||||
4 | Chủ đề 7 VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.
| Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX | 4 | 1 |
| 1 (a, b, c, d) | 22,5% | ||||||||
Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX | 10 | 25% | |||||||||||||
Việt Nam đầu thế kỉ XX | 1* | 1 (a, b, c, d) | 1 | 42,5% | |||||||||||
Tổng số câu | 16 | 4 | 2 | 1 | 23 | ||||||||||
Tổng số điểm | 5,0 | 2,0 | 3,0 | 4,0 | 3,0 | 3,0 | 10 | ||||||||
Tỉ lệ % | 50 | 20 | 30 | 40 | 30 | 30 | 100 |
3. Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 8 KNTT cấu trúc mới
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm).
Phần 1. Dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (5 điểm).
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25 điểm).
1.1. Mức độ Biết
Câu 1. Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quần chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở
A. Xta-lin-grát.
B. Mat-xcơ-va.
C. Lê-nin-grát.
D. Pê-tơ-rô-grát.
Câu 2. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Campuchia trong những năm 1866 - 1867 là
A. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. B. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa. D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 3. Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về cơ quan nào?
A. Quốc sử quán. B. Đô Sát Viện. C. Quốc tử giám. D. Tông nhân phủ.
Câu 4. Trong những năm 1854 - 1856, ở khu vực Hà Nội (Việt Nam) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành. B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
C. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân. D. Khởi nghĩa của Lê Duy Lương.
Câu 5. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?
A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thành Thái. D. Duy Tân.
Câu 6. Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh”
A. Làng Bát Tràng (Hà Nội). B. Làng Chu Đậu (Hải Dương).
C. Làng Sình (Thừa Thiên Huế). D. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
Câu 7. Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công vào địa điểm nào sau đây để mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam?
A. Ải Nam Quan (Lạng Sơn). B. Kinh thành Huế.
C. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). D. Thành Gia Định.
Câu 8. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là
A. Nguyễn Lâm. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 9. Nguyên nhân nào khiến quân đội nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định năm 1860?
A. Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
B. Sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu.
C. Lực lượng ít; vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
D. Quân Pháp chiếm ưu thế áp đảo về lực lượng.
Câu 10. Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại
A. Tiên Du (Bắc Ninh). B. Kim Sơn (Ninh Bình).
C. Cầu Giấy (Hà Nội). D. Tiền Hải (Nam Định).
Câu 11. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định.
C. Võ Duy Dương. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 12. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
A. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình.
C. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì.
Câu 13. So với triều đình nhà Nguyễn, tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) có điểm gì khác biệt?
A. Khuất phục trước uy vũ của Pháp, ngừng các hoạt động đấu tranh.
B. Có sự phối hợp với thực dân Pháp để lật đổ triều đình nhà Nguyễn.
C. Không kiên định, bị phân hóa thành hai bộ phận chủ hòa và chủ chiến.
D. Đấu tranh chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của thế lực nào.
Câu 14. Tháng 12 - 1890 nghĩa quân Yên Thế đã
A. xây dựng phòng tuyến.
B. tìm cách giải hoàn với quân Pháp.
C. ba lần đánh bại quân Pháp ở Hố Chuối.
D. tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.
Câu 15. Một trong những nội dung đề nghị cải cách của các sĩ phu, văn thân nửa sau thế kỉ XIX về ngoại giao là
A. phát triển công, thương nghiệp. B. mở các cửa biển.
C. đẩy mạnh khai hoang. D. củng cố quốc phòng.
Câu 16. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
C. khởi nghĩa Ba Đình. D. khởi nghĩa Bãi Sậy.
1.2. Mức độ Hiểu
Câu 17. Phát minh nào dưới đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?
A. Máy hơi nước. B. Động cơ đốt trong.
C. Pin Mặt Trời. D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 18. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.
B. phát động chiến tranh đế quốc để phân chia lại thuộc địa.
C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động.
D. hỗ trợ và giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 19. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã
A. đánh bại hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
B. đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
C. đánh bại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
D. đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn.
Câu 20. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. phong trào Đông du.
B. cuộc vận động Duy tân.
C. vụ Hà thành đầu độc.
D. phong trào Cần vương.
Phần 2. Dạng trắc nghiệm chọn đáp án đúng - sai (2 điểm).
Mức độ Hiểu
Câu 21 (1 điểm). Em hãy đọc đoạn tư liệu sau đây rồi chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) trong mỗi ý a), b), c), d):
“ Vua Gia Long cho lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, các vị vua chúa Việt Nam còn rất quan tâm đến việc dựng chùa, miếu mạo và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua Minh Mạng đã cử cai đội thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, sai trồng cây vì cho rằng, gần đây, thuyền buôn thường bị hại nên trồng cây làm dấu để cho tàu thuyền dễ nhận biết mỗi khi qua lại…”.
(Theo VOV “Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ra sao”, ngày 29/04/2013).
a) Thời vua Gia Long, cho lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Đ)
b) Thời vua Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh. (Đ)
c) Việc dựng miếu, trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa được thực hiện từ thời vua Gia Long. (S)
d) Năm 1816, vua Minh Mạng cho treo lá cờ của xứ Đàng Trong trên quần đảo Hoàng Sa. (S)
Câu 22 (1 điểm). Em hãy đọc đoạn tư liệu sau đây rồi chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) trong mỗi ý a), b), c), d):
“....Sau khi tầu cập cảng Marseille, Người chỉ ở lại Pháp 3 tháng, rồi tiếp tục cuộc hành trình, đi theo nhiều tàu buôn khác, đến nhiều nơi, nhiều châu lục Phi, Mĩ, Âu, Á và làm đủ mọi nghề để kiếm sống, học tập và hoạt động cách mạng.
Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp. Giữa lúc này Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi và sự thành lập quốc tế III (3-1919) ... là những sự kiện lịch sử trọng đại có tác động mạnh mẽ tới các chiến sĩ của phong trào cách mạng và phong trào công nhân thế giới trong đó có Nguyễn Ái Quốc.
(Theo “Hành trình từ ngày 5- 6 -1911 đến ngày 3 - 2- 1930 của Nguyễn Ái Quốc”, tác giả Vũ Quý Tùng Anh đăng trên báo Thanh Hóa ngày 5/06/2022).
a) Ngày 5- 6 -1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. (Đ)
b) Khác với những tiền bối, Nguyễn Tất Thành chọn sang Phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. (Đ)
c) Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp. (S)
d) Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng cứu nước của Người. (Đ)
B. TỰ LUẬN (3 điểm).
Hãy phân tích tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với cách mạng Việt Nam?
Đáp án xem trong file tải về.
4. Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 8 KNTT có đáp án
Đề thi
PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.
Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?
A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX
Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh
Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Vua Quang Trung
B. Vua Gia Long
C. Vua Minh Mạng
D. Vu Nguyễn Ánh
Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?
A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng
Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.
Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…
A. bảo vệ cuộc sống tự do.
B. giữ đất, giữ làng.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?
A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.
C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.
D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam xuất hiện những lực lượng mới nào?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
II.Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm)
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?
Câu 2 (1,5 điểm)
Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:
a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm )(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | D | B | D | A |
II. TỰ LUẬN(3 ,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||
1 | * Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế nhất định như: + Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc… + Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. + Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. |
0,25 0,25 0,25 0,25 | |||||||||||||||
2.a | * Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn. * Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế
| 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 | |||||||||||||||
2.b | Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: - Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc… - Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc… |
0,25 0,25 |
..................................
Trên đây là nội dung một số đề trong bộ đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức. Nội dung chi tiết các đề còn lại mời bạn đọc xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi cuối học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức có đáp án
185,3 KB 25/09/2023 10:30:00 SATham khảo thêm
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
Vở ghi Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức file word (Chương 1-4)
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức (4 đề) file word có đáp án
500 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 học kì 1 có đáp án
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 8 Global Success có đáp án cả năm
Top 4 Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức (có ma trận và đáp án chi tiết)
Phân tích bài Mưa xuân 2 - Nguyễn Bính
Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ văn
- Toán
- KHTN
- Lịch sử Địa lí
- GDCD
- Tin học
- Công nghệ
- HĐTN
- GD địa phương
- Tiếng anh
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 8
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 sách mới
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức
Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức 3 đề (có ma trận, đáp án)
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức