Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh Diều có đáp án

Tải về

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8 sách mới có ma trận đề thi chi tiết và gợi ý đáp án sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh Diều cùng với đề kiểm tra môn Giáo dục công dân 8 giữa học kì 1 sách Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 Cánh Diều

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

5

1,3

5

1,3

4

1

2

0,5

16

4

40

2

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3

0,8

4

1

4

1

1

0,3

12

3

30

3

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

4

1

3

0,8

4

1

1

0,3

12

3

30

Tổng

12

3

12

3

12

3

4

1

40

10

100

Tỷ lệ %

30

30

30

10

100

2. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh Diều

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Hủ tục.

C. Lạc hậu.

D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. hội nhập của đất nước.

C. duy trì hạnh phúc gia đình.

D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.

B. Mọi hệ giá trị.

C. Hủ tục lạc hậu.

D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.

B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.

C. giá trị đồng tiền của dân tộc.

D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.

B. hủ tục của các dân tộc.

C. vũ khí của các dân tộc.

D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

Câu 13: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Quảng bá các làng nghề truyền thống.

B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.

C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống.

D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Gây rối an ninh trật tự tại khu dân cư.

C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.

D. Cổ vũ và duy trì các hủ tục lạc hậu

Câu 15: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.

B. Gây rối trật tự công cộng.

C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.

D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 17: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.

B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thây, cô giáo.

D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền

B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau.

C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới.

D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc.

Câu 19: Việc các thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ là chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây?

A. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

B. Thể hiện thị hiếu tầm thường của giới trẻ.

C. Đó là lối sống thiếu văn hóa và đạo đức.

D. Biết phân biệt giá trị văn hóa giữa các dân tộc

Câu 20: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Có nhiều tiền bạc.

B. Có thêm hiểu biết.

C. Có thêm ngoại tệ.

D. Được đi du lịch.

Câu 21: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc sẽ mang lại điều gì đối với văn hóa của dân tộc mình ?

A. Có nền kinh tế phát triển.

B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.

C. Làm bá chủ các dân tộc khác.

D. Làm phong phú văn hóa dân tộc.

Câu 22: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là

A. làm việc theo thói quen.

B. làm việc tự do, cẩu thả.

C. làm việc thường xuyên, nỗ lực.

D. làm theo mệnh lệnh người khác.

Câu 23: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?

A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân.

B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.

C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc.

D. Do áp lực gia đình và bạn bè.

Câu 24: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính

A. tự phát.

B. tự giác.

C. tự do.

D. sáng tạo.

Câu 25: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 26: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là thể hiện truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc ta?

A. Hủ tục mê tín dị đoan.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Yêu nước nồng nàn.

D. Yêu thương con người.

Câu 27: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống lao động.

Câu 28: Hành vi lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là thể hiện không đúng trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống yêu nước nồng nàn.

B. Truyền thống nhân đạo, nghĩa tình.

C. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

D. Truyền thống lao động sáng tạo.

Câu 29: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 30: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Giáo dục và đào tạo.

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh.

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 31: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình là biểu hiện của

A. bá chủ các dân tộc khác trên thế giới.

B. tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. lợi dụng dân tộc để làm giàu bản thân.

D. giúp đỡ các dân tộc nhằm vụ lợi.

Câu 32: Trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh cũng như phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta hiện nay?

A. Có thể cần hoặc không cần.

B. Động lực thúc đẩy phát triển.

C. Nhân tố quyết định nhất.

D. Đây là yếu tố không cần thiết.

Câu 33: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. Được bổ sung kiến thức mới.

C. Kết quả công việc ngày càng tăng.

D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 34: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi

A. lao động tự giác.

B. lao động sáng tạo.

C. lao động tự phát.

D. lao động ép buộc.

Câu 35: Để rèn luyện tính cần cù và sáng tạo trong lao động mỗi học sinh cần tránh tư tưởng

A. rèn luyện tính cần cù, sáng tạo.

B. không ngừng nỗ lực vượt khó.

C. thường xuyên rèn luyện bản thân.

D. trông chờ vào vận may rủi.

Câu 36: Biểu hiện của lao động sáng tạo là

A. tự giác học bài và làm bài.

B. cải tiến phương pháp học tập.

C. thực hiện nội quy của trường.

D. đi học đúng giờ quy định.

Câu 37: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 38: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Việc làm này nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 39: Trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh cũng như phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta hiện nay?

A. Có thể cần hoặc không cần.

B. Động lực thúc đẩy phát triển.

C. Nhân tố quyết định nhất.

D. Đây là yếu tố không cần thiết.

Câu 40: Một trong những ý nghĩa to lớn của lao động cần cù, sáng tạo mang lại là làm cho người lao động

A. không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. ngày càng trở nên lười biếng.

C. ngày càng bị mọi người căm ghét.

D. bị suy giảm kết quả lao động.

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh Diều

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

A

B

A

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

D

A

C

C

D

B

A

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

D

C

B

D

A

B

B

C

D

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

B

B

D

B

D

B

B

B

B

A

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.042
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm