Đề kiểm tra Ngữ văn 8 truyện cười
Bộ đề đọc hiểu truyện cười lớp 8
Đề kiểm tra Ngữ văn 8 truyện cười được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu đề đọc hiểu Ngữ văn 8 thể loại truyện cười có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về đặc trưng thể loại cũng như nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
Đề thi Ngữ văn 8 truyện cười
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
TRẢ ƠN CON LỢN
Có hai anh em kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho người ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận công việc không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.
Một hôm, anh ta mua một con lợn quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.
Vào đến nơi, quan chào vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng:
– Tao trả ơn mày ! Nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan để nhìn lại bạn cũ!
(Truyện dân gian Việt Nam- Nhà xuất bản Dân Trí- Tái bản 2023)
Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “ Trả ơn con lợn” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện thần thoại.
Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3 (0.5 điểm). Câu chuyện trên có bao nhiêu nhân vật ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4 (0.5 điểm): Lí do nào sau đây được quan đưa ra để từ chối gặp bạn cũ?
A. Không có nhà
B. Bận việc
C. Bị ốm
D. Không quen biết
Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ trở mặt trong câu Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt?
A. Lật lọng, có thái độ chống đối, phản bội, nói xấu nhau.
B. Sự thay đổi khuôn mặt, ngoại hình và tính cách ở một ngưởi.
C. Làm mặt lạ, đổi hẳn cách cư xử từ tốt sang xấu với ai đó.
D. Thái độ thờ ơ, lạnh lùng, vong ân bội nghĩa.
Câu 6 (0.5 điểm). Vì sao khi đi thăm bạn, anh kia lại quyết định mua con lợn quay vàng?
A. Vì muốn lấy lòng người bạn làm quan.
B. Vì trân trọng người bạn cũ của mình.
C. Vì biết bạn mình thích lơn quay.
D. Vì nhận ra sự thay đổi ở người bạn cũ.
Câu 7 (0.5 điểm): Câu nói Tao trả ơn mày ! Nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan để nhìn lại bạn cũ! Có hàm ý gì?
A.Chê trách người lính lệ.
B. Mỉa mai người lính lệ.
C. Than thở về con lợn.
D. Mỉa mai người bạn cũ .
Câu 8 (1 điểm): Tại sao khi được gặp người bạn làm quan, anh kia lại cảm ơn con lợn?
Câu 9 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội?
Câu 10 (0.5 điểm): Bài học sâu sắc em nhận được từ câu chuyện là gì?
II. VIẾT. (4,0 điểm)
Hiện nay, vẫn còn nhiều người không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 8
Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Trắc nghiệm khách quan
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Phương án trả lời | A | C | C | B | C | D | D |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Trắc nghiệm tự luận
Câu 8. (1,0 điểm)
Mức 1 (0,75đ- 1,0 đ) | Mức 2 (0,25 đ- 0,5đ) | Mức 3 (0,00 đ) |
Hs Lí giải hợp lí phù hợp với nội dung trong văn bản. Gợi ý: Vì nhờ có con lợn mà người bạn mới chịu gặp và đón tiếp mình . | HS lí giải có ý đúng nhưng diễn đạt chưa rõ ràng, thuyết phục | HS không trả lời hoặc trả lời sai |
Câu 9. (1,0 điểm)
Mức 1 (0,75đ- 1,0 đ) | Mức 2 (0,25 đ- 0,5đ) | Mức 3 (0,đ) |
- HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo tương đối gần với nội dung gợi ý. + Phê phán những người không coi trọng tình nghĩa, có một chút công danh, giàu sang… thì quên đi những người bạn cũ từng gắn bó… | HS trả lời cơ bản đúng ý nhưng diễn chưa rõ ràng, đầy đủ | Trả lời không đúng yêu cầu của đề bài hoặc không trả lời |
Câu 10. (0,5 điểm)
Mức 1 (0,5 đ) | Mức 2 (0,25 đ) | Mức 3 (0 đ) |
* Học sinh có thể diễn đạt ý trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Song nội dung cần bám sát yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: + Phải biết yêu quý, chân thành với bạn bè . + Không quên tình nghĩa gắn bó với bạn bè +… HS chỉ cần nêu được 1 bài học phù hợp và diễn đạt rõ ràng thì được 0,5 điểm | - Học sinh trả lời được 1 bài học phù hợp nhưng diễn đạt chưa rõ ràng | Trả lời không đúng yêu cầu của đề bài hoặc không trả lời |
PHẦN VIẾT (4đ)
Bảngđiểmchung toàn bài
Tiêu chí | Điểm |
1. Cấu trúc bài văn | 0,5 |
2. Xác định đúng vấn đề | 0,25 |
3. Trình bày vấn đề | 2,5 |
4. Chính tả, ngữ pháp | 0,25 |
5. Sáng tạo | 0,5 |
Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí
LÀM VĂN ( 4 điểm) | |
Tiêu chí đánh giá | Điểm |
* Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Sử dụng các phương pháp viết bài văn nghị luận | |
* Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề nghị luận Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình tự hợp lí. Phần kết bài: nêu suy nghĩ, ấn tượng, bày tỏ thái độ đối với vấn đề nghị luận. |
0.5 |
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa thật rõ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm - Học sinh xác định chưa đúng hoặc chưa xác định vấn đề nghị luận: 0,0 điểm | 0.25 |
3. Triển khai bài viết : Vận dụng tốt các phương pháp lập luận để triển khai các nội dung của bài viết. Trình bày trôi chảy, liền mạch, trình tự hợp lí, luận điểm rõ ràng, đảm bảo tính liên kết. Học sinh có thể trình bày linh hoạt, sau đây là một số gợi ý: | 2,5 |
* Mở bài: Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận | 0,25 |
*Thân bài Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các nội dung sau: | 2,0 |
- Nêu ra thực trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy của một số người
| 0,5 |
- Phân tích nguyên nhân : chủ quan, khách quan
| 0,5 |
- Kết hợp lí lẽ với bằng chứng để chỉ ra hậu quả nhiều mặt của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…
| 0,5 |
- Thái độ đánh giá của bản thân về vấn đề ( đó là thói quen xấu, hành vi coi thường pháp luật, cần chắn chỉnh…) - Nêu các giải pháp để khắc phục thực trạng không đội mũ bảo hiểm… ( tuyên truyền, giáo dục, xử lí vi phạm…) | 0,5 |
*Kết bài: Khái quát lại vấn đề - bài học bản thân, lời khuyên …
| 0,25 |
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. -Lưu ý: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.25 |
5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề .
| 0.5 |
Đọc hiểu đặc trưng của thể loại truyện cười
Câu 1. Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu [vị trí 1], kết thúc [vị trí 2], kể về những sự việc, hành vi [vị trí 3] của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và giáo dục.
A. Giải trí.
B. Chặt chẽ.
C. Bất ngờ.
D. Trái tự nhiên.
1B, 2C, 3D “ Chặt chẽ; Bất ngờ; Trái tự nhiên.
Câu 2. Chọn một cụm từ sau đây để điền vào dấu ba chấm […] cho hợp lý:
Truyện cười thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, đẩy mẫu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ, [….] làm bật lên tiếng cười.
A. Giải quyết mâu thuẫn.
B. Lật tẩy sự thật
C. Phê phán.
D. Châm biếm.
Câu 3. Chọn một cụm từ sau đây để điền vào dấu ba chấm […] cho hợp lý:
Truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một […] đắc dụng của nhân dân ta.
A. Tiếng cười giải trí.
B. Thứ vũ khí đấu tranh.
C. Tiếng cười phê phán.
D. Tiếng nói châm biếm.
Câu 4. Nhân vật trong truyện cười thường hiện diện với:
A. Cả số phận.
B. Một cuộc đời.
C. Một chặng đường đời.
D. Một hành động/một thói quen.
Câu 5. Dòng nào nói lên các yếu tố có khả năng gây cười trong truyện cười:
A. Ngôi kể, kết cấu, tình huống, ngôn ngữ.
B. Nhân vật, kết cấu, tình huống, ngôn ngữ.
C. Nhan đề, kết cấu, tình huống.
D. Thái độ tác giả, tình huống, ngôn ngữ.
Câu 6. Dòng nào không nói lên đặc điểm ngôn ngữ của truyện cười ?
A. Ngôn ngữ tạo liên tưởng, đối sánh bất ngờ.
B. Ngôn ngữ chứa các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng.
C. Ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh.
D. Ngôn ngữ chứa lối nói khoa trương phóng đại, chơi chữ…
Câu 7. Dòng nào nói lên các sắc thái tiếng cười trong truyện cười?
A. Tiếng cười giải trí, phê phán, châm biếm đả kích, tự trào.
B. Tiếng cười giải trí, phê phán, châm biếm đả kích, bi ai.
C. Tiếng cười soi mói, phê phán, châm biếm đả kích.
D. Tiếng cười phê phán, châm biếm đả kích, tự trào.
Câu 8. Dòng nào không nói lên mâu thuẫn trong truyện cười?
A. Mâu thuẫn giữa bên trong – bên ngoài.
B. Mâu thuẫn tư tưởng, quan điểm.
C. Mâu thuẫn giữa lời nói và hành động.
D. Mâu thuẫn trái tự nhiên, giữa thật – giả.
Câu 9. Dòng nào nói lên vai trò của tình huống trong truyện cười?
A. Lột tả bản chất nhân vật phản diện. B. Tô đậm những mâu thuẫn gây cười.
C. Khắc họa nhân vật chính diện. D. Chứa đựng thông điệp của truyện.
Câu 10. Tác giả thường phơi bày cái đáng cười ở phần nào của câu chuyện?
A. Theo chiều dọc của câu chuyện.
B. Ở phần trung của câu chuyện.
C. Phần kết của câu chuyện.
D. Phần mở đầu của câu chuyện.
Câu 11. Phần mở đầu của truyện cười thường chứa thông tin nào sau đây?
A. Giới thiệu hoàn cảnh có mâu thuẫn.
B. Giới thiệu về tình huống gây cười, các nhân vật xuất hiện.
C. Phơi bày những cái đáng cười.
D. Giới thiệu lai lịch của nhân vật gây cười.
Câu 12. Dòng nào không nói lên các phương pháp được sử dụng để gây cười:
A. Hoàn cảnh, mâu thuẫn gây cười.
B. Phóng đại, yếu tố ẩn dụ, nhân hóa.
C. Lời thoại, cử chỉ gây cười.
D. Triết lý gây cười.
Đọc hiểu truyện cười Hai kiểu áo
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp :
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu)
Câu 1: Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cười.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4: Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
A. Mua vui, giải trí.
B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.
C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại.
D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?
A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.
B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.
C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.
D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.
Câu 6 Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?
A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại
B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.
C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.
D. Cả A và B
Câu 7: Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.
B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.
C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.
D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.
Câu 8: Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?
A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.
B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.
C. Hay nịnh nọt cấp trên.
D. Khinh ghét người nghèo khổ.
Câu 9: Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.
Bài học:
- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.
- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.
Câu 10: Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:
- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình.
- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.
Đọc hiểu truyện cười Mua kính
Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn. Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta cũng không ưng ý. Chủ hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi:
- Sao đôi nào cũng chê xấu cả?
Anh ta đáp:
– Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi!
Chủ hiệu nói:
– Hay là ông không biết chữ?
Anh ta đáp:
– Ôi anh ơi! Biết chữ thì đã không cần mua kính.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?
Câu 3. Trong câu chuyện, nhân vật anh mua kính để làm gì?
Câu 4. Theo anh/chị, lời nói của ông chủ hiệu “Hay là ông không biết chữ” có ý nghĩa gì?
Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người?
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.
Đáp án:
Câu 1: Tự sự
Câu 2: Ông chủ hiệu kính và anh chàng mua kính
Câu 3: mua kính để đọc chữ
Câu 4: Có ý nghĩa: Xác nhận việc anh ta không biết chữ mà lại đi mua kính, chê kính không tốt nên không xem được chữ. Ẩn sau đó có thể là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, trào phúng nhân vật anh chàng mua kính.
Câu 5:
Thói học đòi của con người.
Câu 6:
Bài học ở đây là cần tìm hiểu căn nguyên của vấn đề chứ không nên bắt chước người khác. Hình thức bên ngoài không bao giờ có thể bao che cho sự yếu kém của con người giống như anh chàng kia học đòi nên mua kính vì nghĩ có kính là đọc được chữ. Anh ta không hiểu vấn đề là do anh không biết chữ mà lại nghĩ chiếc kính là lí do của việc biết đọc chữ hay không.
Đọc hiểu truyện cười Chiếm hết chỗ
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:– Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
-Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1: Xác định đề tài và cốt truyện của câu truyện trên.
- Cốt truyện: Cuộc đối đáp giữa người ăn mày và tên nhà giàu:
+ Người ăn mày đến ăn xin người nhà giàu nhưng bị cự tuyệt;
+ Người nhà giàu nguyền rủa người ăn xin phải ở địa ngục;
+ Người ăn xin đáp ở dưới đó nhà giàu chiếm hết chỗ nên mới phải lên đây.
- Đề tài: Thói hách dịch, coi thường người nghèo khổ của những kẻ giàu có.
Câu 2: Xác định bối cảnh của câu truyện cười trên.
Bối cảnh không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, bối cảnh không xác định chỉ là “cửa nhà giàu” xoay quanh cuộc hội thoại giữa người ăn xin và tên nhà giàu.
Câu 3: Xác định thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện.
Tình huống trào phúng: Sự đối đáp giữa người ăn xin và tên nhà giàu rất hợp lý, những hình ảnh liên tưởng bất ngờ, thú vị.
Câu 4: Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?
Nhân vật:
- Người ăn xin: Nhân vật tích cực, thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan
- Kẻ nhà giàu: nhân vật mang thói xấu coi thường và khinh bỉ người nghèo
Câu 5: Xác định trợ từ có trong câu: “Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!”.
(trợ từ tình thái)
Câu 6: Câu văn nào chứa hàm ý? Nêu hàm ý của câu đó?
Câu nói chứa hàm ý: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” Có thể hiểu hàm ý của nói này là: Địa ngục mới là chỗ của bọn nhà giàu đáng ghét.
Câu 7: Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích gì?
Câu chuyện trên chỉ rõ thực trạng phổ biến của giai cấp giàu - nghèo xã hội xưa, phê phán sự hách dịch của bọn nhà giàu và cảm thông số phận của những con người nghèo khổ.
Câu 8: Thông qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Hãytrình bày bằng một đoạn văn có độ dài từ 3 – 5 câu.
Sau khi đọc tác phẩm, em rút ra được bài học bổ ích. Cuộc sống còn có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Vì thế chúng ta không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ họ. Đồng thời, cần lên tiếng phê phán những kẻ ỷ mình giàu có, quyền lực mà coi thường khinh rẻ người khác.
Đọc hiểu Nhưng nó phải bằng hai mày
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trướccho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng.
Khi xử kiện, thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
(SGK Ngữ văn 10, Trang 80, Tập I, NXBGD 2006)
Câu 1 : Hiểu như thế nào cho đúng về nghĩa của từ "phải" trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày ?
- Chỉ lẽ phải.
- Chỉ cái đúng.
- Chỉ điều bắt buộc, nhất thiết cần phải có.
- Tất cả đều đúng
Câu 2 : Chi tiết Cải vội x oè năm ngón tay và nói “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” có ý nghĩa gì?
- Năm ngón tay bằng năm đồng.
- Năm ngón tay là lẽ phải.
- Lẽ phải của Cải là năm đồng đã đưa cho thầy lí.
- Lẽ phải của Cải là tiền.
Câu 3 : Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” muốn phê phán tệ nạn nào trong xã hội?
- Tệ nạn cờ bạc
- Mê tín dị đoan
- Tệ nạn tham nhũng
- Tệ nạn trộm cắp
Câu 4 : Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện văn học dân gian nào?
- Truyện khôi hài
- Truyện trào phúng
- Truyện vừa trào phúng vừa khôi hài.
- Truyện thần kì
Câu 5 : Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã chuẩn bị những yêu tố nào cho sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn trong truyện?
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô và Cải xích mích nhau.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô đút lót cho thầy lí.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Cải đút lót trước cho thầy lí.
Câu 6 : Tại sao thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt và nói “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải bằng hai mày!”?
- Thầy lí đã hiểu ý của Cải và cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện.
- Thầy lí đã hiểu ý của Cải và thông báo Cải đã thua kiện.
- Thầy lí muốn cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện.
- Vì đó là thói quen của thầy lí khi xử kiện.
Câu 7 : Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày gây cười bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
- Kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật
- Phóng đại và kết hợp lối chơi chữ độc đáo.
- Lối chơi chữ độc đáo và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
- So sánh và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
Câu 8 : Đối tượng nào đáng bị phê phán trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ?
- Thầy lí
- Cải
- Ngô
- Cả ba nhân vật trên
Câu 9 : Điểm chủ yếu nhất của truyện cười là gì?
- Truyện cười bao giờ cũng đặt cái đáng cười vào một tình huống, dẫn đến chỗ gay cấn, kết thúc bất ngờ, làm bộc lộ cái đáng cười.
- Truyện cười rất ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, mọi chi tiết trong truyện đều hướng vào mục đích gây cười.
- Truyện cười có rất ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng chủ yếu của truyện cười.
- Ngôn ngữ truyện cười giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ở gần kết thúc truyện.
Câu 10 : Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” sử dụng
- Cử chỉ gây cười, hành động gây cười, lời nói gây cười.
- Ngôn ngữ gây cười, thái độ gây cười, nội dung gây cười.
- Cử chỉ gây cười, mâu thuẫn gây cười, chơi chữ để gây cười.
- Mâu thuẫn gây cười, hành động gây cười, chơi chữ gây cười.
Câu 11 : Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày nhằm phê phán hiện tượng nào?
- Giàu có mà keo kiệt.
- Dốt mà hay khoe chữ.
- Sự bất công ở chốn công đường.
- Thói lười biếng mà ham hưởng thụ.
Đọc hiểu Mất rồi, Cháy
Một người sắp đi chơi xa, dặn con:
– Ở nhà, có ai hỏi, thì bảo bố đi chơi vắng nhé!
Sợ con mải chơi quên mất, ông ta lại cẩn thận lấy bút viết vào giấy, rồi bảo:
– Có ai hỏi, thì con cứ đưa cái giấy này.
Con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày, chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó lấy giấy ra xem, rồi chẳng may vô ý để giấy cháy mất.
Hôm sau, có người đến chơi, hỏi:
– Thầy cháu có nhà không?
Nó ngẩn ra, rồi sực nhớ, sờ vào túi. Không thấy giấy, liền nói:
– Mất rồi!
Khách giật mình, hỏi:
– Mất bao giờ?
– Tối hôm qua!
– Sao mà mất?
– Cháy!
(Truyện cười dân gian Việt Nam – NXB Văn học, Hà Nội – 1964)
Câu 1: Xác định bối cảnh và cốt truyện của câu chuyện trên.
- Bối cảnh không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, không xác định xoay quanh cuộc hội thoại giữa đứa bé và người khách.
- Câu chuyện kể về sự hiểu lầm hớ hênh giữa người khách và đứa bé. Người khách muốn hỏi về cha cậu nhưng cậu lại trả lời về tờ giấy. Trùng hợp câu trả lời của đứa bé lại ăn khớp với câu hỏi của vị khách khiến người khách đâm ra hoảng hốt rồi dẫn đến hiểu lầm là cha cậu chết.
Câu 2: Xác định thủ pháp gây cười được sử dụng trong câu chuyện.
Tạo tình huống bất ngờ: Lời đối đáp ngẫu nhiên mà trùng hợp bất ngờ dẫn đến hiểu lầm và bật ra tiếng cười.
Câu 3: Nhân vật trong truyện thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?
Dạng nhân vật hài hước
Câu 4: Câu chuyện gợi nhắc em đến nội dung câu thành ngữ nào?
“Ông nói gà, bà nói vịt”/ “Râu ông này cắm cằm bà kia”
Câu 5: Xác định trợ từ (thán từ) có trong câu: Ở nhà, có ai hỏi, thì bảo bố đi chơi vắng nhé! (trợ từ tình thái)
Câu 6: Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài để nhằm mục đích gì?
Làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc nói đầy đủ thành phần chủ vị của câu trong cuộc sống.
Câu 7: Thông qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày bằng một đoạn văn có độ dài từ 3 - 5 câu.
Ngụ ý trong giao tiếp không nên lạm dụng cách nói rút gọn phải sử dụng đầy đủ cả chủ ngữ, vị ngữ để tránh gây hiểu lầm cho người nghe.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Khon9 c0n gj
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 Tin học 8 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 mới nhất
Hãy viết bài văn kể lại một họat động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc lớp 8
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46
-
Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
-
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài Cảnh khuya
-
Đọc kết nối chủ điểm Loại vi trùng quý hiếm
-
Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
(3 mẫu) Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã
Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
Đoạn văn trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính
Đọc mở rộng theo thể loại Văn hay trang 87 lớp 8