Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín

Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín. Giữ chữ tín là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Giữ chữ tín là đức tính được dạy trong các chương trình giáo dục công dân nhằm hướng dẫn con người về những thói quen tốt đẹp. Bên cạnh đó, đức tính này còn được ghi nhận trong những câu ca dao, tục ngữ của người xưa. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín

Sau đây là những câu ca dao, tục ngữ ghi nhận về giữ chữ tín, phê phán những hành vi đi ngược lại với giữ chữ tín

1.1 Câu tục ngữ về giữ chữ tín

1. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa:

Ý nghĩa: Thà từ chối không làm, còn hơn là hứa mà không làm, bởi vì như vậy sẽ khiến người khác mất lòng tin ở bạn.

2. Chữ tín còn quý hơn vàng:

Ý nghĩa: Khẳng định giá trị của chữ tín đối với con người (có vàng cũng không mua được).

3.Hứa hươu, hứa vượn:

Ý nghĩa: Hứa rất nhiều nhưng không thực hiện được lời hứa nào cả

4. Lời nói gió bay

Ý nghĩa của câu tục ngữ này có hai nghĩa, một là một lời nói ra thì có thể truyền đi rất xa và rất nhanh, ý chỉ sự lan nhanh của một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hai là ý chỉ lời hứa, lời nói của một người nói ra là bị gió đưa đi mất, ý nghĩa này chỉ những người thất hứa nói ra mà không làm như đúng lời nói của mình.

5. Lời nói như đinh đóng cột:

Ý nghĩa: Lời nói dứt khoát, rõ ràng, đã nói là phải làm.

Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín

6. Một lần bất tín, vạn lần bất tin

Ý nghĩa : Nếu đã thất hứa một lần rồi thì sau này sẽ không còn ai tin bạn nữa.

7.Nói một đằng, làm một nẻo

Ý nghĩa : Lời nói và hành động không thống nhất với nhau.

8. Treo đầu dê, bán thịt chó

Ý nghĩa : Làm ăn lừa bịp, gian trá, trưng bày cái tốt đẹp bên ngoài để che đậy cái xấu xa ở bên trong.

1.2 Ca dao về giữ chữ tín

1. Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Ý nghĩa: Nói về hai kiểu người khác nhau về chữ tín. Một kiểu người thì luôn quan tâm đến cuộc hẹn với người khác, không bao giờ trễ, sai hay quên cuộc hẹn đó. Còn một kiểu người thì chẳng bao giờ nhớ những cuộc hẹn, lời hứa của mình.

2. Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Ý nghĩa: Câu ca dao căn dặn người đời rằng cẩn trọng trong lời nói, những lời nói ra phải luôn nhớ và làm theo không được như những chú bướm đậu rồi lại bay đi mất, không được quên lời nói của mình.

3. Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.

Ý nghĩa: Đây là chỉ những hành động trong kinh doanh, buôn bán không trung thực. Họ lừa những người mua của mình bằng cách gian dối trong chất lượng, trong cân đong,... để kiếm được lời cao về bản thân. Đây là những người không coi trọng chữ tín.

2. Giữ chữ tín là gì?

Giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, biết tin tưởng nhau, coi trọng lòng tin của mọi người với mình. Giữ chứ tín không chỉ đơn thuần là giữ lời hứa mà còn phải biết tin tưởng người khác, tin người khác thì người ta mới tin mình, mình mới giữ được cái "tín" của mình. Không thể nào mong mỏi người ta tin mình nhưng mình không tin tưởng người ta.

Giữ danh dự của bản thân cũng chính là giữ chữ tín, là giữ lấy hình tượng của bản thân được mọi người tôn trọng và yêu quý. Nhất là trong công việc, giữ chữ tín sẽ giúp người đó có được những cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống. Vì thế, mọi người cần phải giữ chữ tín mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, chữ tín trong kinh doanh vô cùng quan trọng, nó là một chuẩn mực để đối tác cam kết với nhau, đem đến sự tin tưởng làm ăn, hợp tác lâu dài. Cần rèn luyện đức tính giữ chữ tín ngay từ khi còn nhỏ để nó trở thành thói quen của bản thân.

Giữ chữ tín cũng là đặt cái tâm mình vào việc đó, khi chúng ta luôn đặt cái tâm vào bất cứ điều thì chắc chắn sẽ được mọi người tôn trọng và luôn đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế khi bạn làm bất cứ điều gì cũng nên đặt chứ tín và cái tâm của mình vào đó thì mọi việc ắt sẽ thành công.

Ví dụ như một người kinh doanh giỏ hoa quả, khách hàng mong muốn có mốt giỏ quả đẹp và vừa giá tầm trung, người kinh doanh tư vấn và khuyên khách hàng nên chọn những nhỏ nhỏ nhưng trong đó đều là những quả nhập chất lượng thì chắc chắn người nhận sẽ rất thích. Sau khi nhận khác hàng ưng ý và khen người bán hàng và hứa sẽ quay lại lần sau.

Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín
Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín

3. Biểu hiện của giữ chữ tín

Giữ chữ tín chúng ta hiểu được nhưng được thể hiện qua nhiều hành động kết hợp với nhau. Bởi khi giữ chữ tín thì người thực hiện phải hành động, không hành động, nói hoặc không nói thì chữ tín của bản thân mới được bảo vệ. Sau đây là một số biểu hiện của giữ chữ tín:

  • Giữ lời hứa
  • Biết giữ lời hứa
  • Đúng hẹn
  • Hoàn thành nhiệm vụ
  • Giữ được lòng tin
  • Nói được làm được
  • Không nói, ba hoa những gì mình không có khả năng/ không muốn làm
  • Tôn trọng những lời mình nói ra

Biểu hiện của giữ chữ tín có thể tồn tại ở những dạng hành vi khác xung quanh chúng ta, các bạn hãy bổ sung thêm cho Hoa Tiêu nhé.

Những câu ca dao, tục ngữ trên thể hiện những hành động giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. Những hành động không giữ chữ tín thì chúng ta không nên học theo. Bởi chữ tín vô cùng quan trọng, khi người khác tin tường bạn thì bạn sẽ có cơ hội học tập, làm việc lớn mang lại thành tựu lớn. Còn khi họ không tin tưởng bạn, bạn luôn dối trá thì sẽ mất đi cơ hội của bản thân mong muốn dù dốc hết sức mình. Do vậy mọi người nên học hỏi, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp về giữ chứ tín cho bản thân mình.

Hơn nữa việc giữ chữ tín còn là biểu hiện hành động hoặc không hành động của bản thân, nếu chúng ta không làm được việc đó mà nhận lời thì có thế gây ảnh hưởng đến uy tín của mình. Vì thế trong trường hợp này là không hành động là giữ chữ tín.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
38 31.088
0 Bình luận
Sắp xếp theo