Ca dao, tục ngữ về trung thực

Ca dao, tục ngữ về trung thực. Trung thực là đức tính quý giá của con người, luôn được thầy cô, gia đình giáo dục cho các thế hệ trẻ. Ông cha ta đã dạy cho thế hệ sau về lòng trung thực thông qua những câu ca dao, tục ngữ. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về những câu ca dao, tục ngữ đó nhé.

1. Ca dao, tục ngữ về trung thực

1.1 Ca dao về trung thực

Dưới đây là những câu ca dao về lòng trung thực

1. Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong gian hiểm giết người không đao.

Câu này ngụ ý nói những con người không trung thực, gian trá. Họ luôn giả tạo tốt bụng, vui vẻ bên ngoài để che đậy sự xấu xa bên trong con người.

2. Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

Câu này ý nói những người trung thực luôn được người đời yêu quý và trọng dụng. Khuyên con người nên học tập đức tính trung thực.

3. Tu thân rồi mới tề gia

Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

Câu này cũng ý chỉ những người trung thực, thật thà, họ luôn ngay thằng nên không phải sợ những điều xấu hoặc kẻ xấu hãm hại.

4. Đừng bảo rằng trời không tai

Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi

Câu này răn dạy người đời nên lựa lời mà nói, lời nói ra phải chính xác, không đơm đặt.

Ca dao, tục ngữ về trung thực

5. Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.

Câu này cũng răn dạy con người nên ngay thẳng, sống thật thà, trung thực thì mới được coi là giàu có.

6. Sông sâu còn có kẻ dò,

Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

Câu này ngụ ý nói lòng sông thì còn có thể đo được, nhưng lòng người thì lại không đáy. Bởi vậy nên những con người không thật thà, trung thực thì không nên tin bởi không biết họ còn toan tính điều gì.

7. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,

Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

Câu này ngụ ý sự ngay thẳng, trung thực sẽ tạo được niềm tin của người đời. Còn khôn ngoan đến mức khôn lỏi thì khó tránh khỏi sự đố kị của thiên hạ.

8. Nhà nghèo yêu kẻ thật thà,

Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.

Câu này ngụ ý nói những người làm quan giàu là do nói dối, không thật thà, nịnh quan trên để được hưởng bổng lộc. Còn người nghèo thì lại luôn trung thực không nói dối để nịnh ai.

9. Đời loạn mới biết tôi trung,

Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.

Trên đây là những câu ca dao về lòng trung thực, có những câu ca dao đề cao lòng trung thực, cũng có những câu ca dao khuyên mọi người không nên gian dối, tráo trở.

1.2 Tục ngữ về trung thực

Bên cạnh những câu ca dao về lòng trung thực, Việt Nam chúng ta cũng có kho tàng những câu tục ngữ về lòng trung thực, cụ thể:

1. Thẳng mực tàu đau lòng gỗ.

Câu này ý nói là nếu ứng xử thẳng thắn sẽ không được lòng nhiều người, nhưng vẫn cần nói thẳng thật để mọi người biết.

2. Thẳng như ruột ngựa.

Ý nghĩa câu tục ngữ này nói về tính cách của một người, người có tính cách trung thực ngay thằng. Vậy nên khi ai đó dùng câu này để nói về một người thì người đo có tính cách trung thực ngay thẳng.

3. Cây vạy hay ghét mực tàu.

Câu này ý nói những người xấu xa hay ghét những người chín chắn, trung thực.

4. Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

Câu này ý nói luôn trung thực vào bản thân và không màng đến những lời nói xấu xa, bịa đặt.

5. Cây ngay không sợ chết đứng.

Ngụ ý người trung thực sẽ không bao giờ lo bị vu oan, giá hoạ, làm sai.

6. Thật thà ma vật không chết.

Ý nói người có vẻ ngoài luôn thật thà nhưng thực chất là khôn ranh đến ma cũng chịu thua.

7. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

Ý nói người ở địa vị cao, có quyền cao, chức trọng nhưng không ngay thẳng.

8. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.

Câu này ngụ ý giống câu số 1

9. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

Ngụ ý người ngay thẳng, trung thực thì may mắn luôn đến để giúp đỡ những vấn đề trong cuộc sống.

10. Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.

Câu này ngụ ý ngay thẳng rất quan trọng, một lần nói thật bằng thời gian ăn chạy cả tháng. Việc nói sự thật là cũng đang tích đức cho bản thân.

11. Mất lòng trước, được lòng sau.

Khuyên con người nên trung thực từ đầu dù mất lòng nhưng về sau không có hiểu lầm, trách cứ điều gì.

2. Lòng trung thực

Ở mục 1, chúng ta đã được xem những câu ca dao, tục ngữ về lòng trung thực, vậy lòng trung thực là gì?

Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. ... Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì.

3. Biểu hiện của trung thực

Lòng trung thực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau, tồn tại xung quanh chúng ta.

Sau đây là một số biểu hiện của lòng trung thực:

  • Bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những điều đúng đắn
  • Không bao che sai phạm của người thân quen
  • Phê phán, lên án những hành vi sai trái, vi phạm
  • Dám nhận lỗi của bản thân
  • Nhặt được của rơi tìm người trả lại
  • Không nói dối người khác

Hoatieu vừa gửi đến bạn đọc những câu ca dao, tục ngữ về lòng trung thực cũng như những biểu hiện, khái niệm của đức tính trung thực. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
46 16.153
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm