Tại sao phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?

Tại sao phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính? Chăn nuôi có vị trí quan trọng, là ngành kinh tế sản xuất chính của nông nghiệp nước ta. Lí do để đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Tại sao phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?

Chăn nuôi được đưa thành ngành sản xuất chính của nước ta vì:

Vì ngành chăn nuôi cung cấp cho con người lương thực thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sự sống, phát triển: Thịt, trứng, sữa. Con người phải đủ dinh dưỡng protein, lipit có nguồn gốc động vật thì mới có sức khoẻ tốt.

Bên cạnh đó ngành chăn nuôi còn đem lại thu nhập lớn cho nhà nước thông qua các hoạt động buôn bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngành chăn nuôi còn ảnh hưởng, chi phối đến các ngành khác, ví dụ: ngành thực phẩm. Ngành chăn nuôi có ổn định, phát triển thì ngành thực phẩm mới ổn định và phát triển.

=> Vì những lí do trên mà ngành chăn nuôi ở nước ta là ngành sản xuất chính

2. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?

Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Ngành chăn nuôi cung cấp nhiều thứ thiết yếu cho con người và chi phối các ngành khác:

  • Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….
  • Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
  • Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.
  • Đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế nước nhà thông qua các hoạt động kinh doanh

3. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt như trứng, sữa.

Định hướng chăn nuôi được thực hiện theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008:

“Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng...; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm”.

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Hoa Tiêu vừa giúp các bạn giải thích lí do phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 9.214
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm