Đã có Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa
- 1. Đáp án đề Văn vào 10 Thanh Hóa 2024-2025
- 2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
- 3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
- 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
- 5. Đề thi vào 10 chuyên Lam Sơn 2023 môn Văn có đáp án
- 6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
- 7. Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
- 8. Đề thi Văn vào lớp 10 2022 Thanh Hóa chuyên Lam Sơn
- 9. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
- 10. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa
- 11. Đáp án chính thức đề thi vào lớp 10 Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa 2021
- 12. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Thanh Hóa - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong kì thi vào lớp 10. Hoatieu sẽ cập nhật liên tục đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2024-2025 cùng với gợi ý đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2024 tỉnh Thanh Hóa trong bài viết này.
Ngày 22/5/2024 vừa qua trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa đã chính thức tổ chức kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025. Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn 2024 cùng với gợi ý đáp án, mời các em cùng tham khảo.
Lưu ý: Lịch thi vào lớp 10 THPT công lập Thanh Hóa 2024 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 13/6 và 14/6. Đề thi và đáp án môn Văn vào 10 công lập Thanh Hóa 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.
1. Đáp án đề Văn vào 10 Thanh Hóa 2024-2025
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2.
Tác giả cho rằng dưới bầu trời mưa luôn có người vui, người buồn vì:
- Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lạnh sau cơn mưa giông chiều. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi.
- Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa. Người buồn vì nước mắt rơi trên cánh đồng muối hòa theo hạt mưa rơi.
Câu 3.
Điệp ngữ: làm sao đề ....
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:
+ Tạo nhịp điệu, tăng sức biểu đạt cho câu văn.
+ Nhấn mạnh những trăn trở của tác giả trước mặt trái mặt phải của cuộc sống.
Câu 4.
HS đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình với quan điểm vì: Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỉ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng đồng, bao dung, tử tế.
- Không đồng tình với quan điểm vì: Mọi thứ ta nỗ lực làm ra thì bản thân xứng đáng được hưởng thành quả, được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Nếu chỉ lo nghĩ cho người khác thì bản thân sẽ thiệt thòi, không được sống là chính mình.
- Đồng tình không hoàn toàn.
+ Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỉ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng động, bao dung, tử tế.
+ Đôi khi trưởng thành cũng là khi con người dám sống là chính mình dám sống vì mình, nỗ lực và trân trọng bản thân mình và những gì mình tạo ra.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý chi tiết.
- Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.
- Bàn luận vấn đề:
+ Sống vì người khác là việc con người biết nhìn nhận, suy nghĩ cho cảm xúc cũng như lợi ích của người khác trước khi hành động.
+ Sống vì người khác thể hiện một trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết cho đi, biết yêu thương và vô cùng bao dung.
+ Sống vì người khác giúp chúng ta tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, tăng cường khả năng gắn kết cộng đồng.
+ Sống vì người khác là một hành động sống đẹp góp ích vào sự phát triển của xã hội.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
+ Phê phán những người sống vị kỉ, chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân.
+ Sống vì người khác không có nghĩa là quên bản thân mình. Sống vì người khác sống cũng cần có trách nhiệm với bản thân mình như thế cuộc sống mới cân bằng và tốt đẹp.
- Kết luận: tổng kết vấn đề nghị luận.
Câu 2.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: nêu được vấn đề.
+ Thân bài: triển khai được vấn đề.
+ Kết bài: khái quát được vấn đề.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
* Yêu cầu về nội dung:
Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm: Chiếc lược ngà (1966) là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm cha con cảm động và sâu sắc trong chiến tranh.
2. Thân bài
a. Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích
- Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.
+ Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
+ Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ.
- Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.
+ Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”.
+ “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”.
+ Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.
+ Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của nhiều năm xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba.
- Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu.
+ Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...
+ Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình”.
→ Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha.
- Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.
b. Ý nghĩa tình cha con trong cuộc sống
- Tình cảm cha con là một thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng.
- Tình cha con tạo nên sức mạnh tinh thần lớn nâng đỡ những đứa con trên bước đường tương lai đầy khó khăn trắc trở.
- Tình cha con luôn tồn tại một cách vĩnh hằng, là thứ tình cảm đáng được trân trọng nhất.
- Con cái phải luôn dành tình yêu thương, sự kính trọng đối với cha của mình, luôn cố gắng đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha.
3. Kết bài
- Khát quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích và toàn bộ tác phẩm.
Đáp án đề văn chuyên Lam Sơn 2024
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
Đề thi vào 10 môn Văn chung chuyên Lam Sơn 2024
Đề thi chuyên Văn Lam Sơn 2024
3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Thử nghĩ mà xem. Một người mặc một chiếc áo kì dị ra đường. Ai đó quyết định phẫu thuật giới tính. Hay một cô gái lấy người đàn ông đã một lần kết hôn. Người ta cười cợt, bàn tán, nói mãi rồi cũng thôi.
Nên thực tế là: Không ai thật sự quan tâm người khác sống ra sao, làm gì Người ta có thể lời ra tiếng vào lúc bạn bày tỏ ý định. Nhưng về cơ bản họ chẳng quan tâm nếu bạn có làm điều đó hay không. Họ còn mải lo cho cuộc sống của mình.
Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ. Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ đang đỏ, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn làm gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Nhưng, cũng giống như lũ cá, hay những ngọn núi.
Nếu bạn xuống nước khi bơi không giỏi, bạn có thể bị chết đuối.
Nếu bạn đi rừng khi không đủ kinh nghiệm, bạn có thể bị lạc.
Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ, bạn sẽ phải trả giá. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.
Quyết định là ở bạn: Nên trách nhiệm cũng là của bạn.
Thành công có được là của bạn. Thất bại cũng là do bạn.
Vì không ai quyết định cuộc đời của bạn thay cho bạn, nên cũng không ai gánh thay hậu quả.
Lựa chọn điều mình muốn. Và chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng. Hành trang, dụng cụ, vật phẩm.
Hãy sống theo cách bạn muốn.
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2021, tr.162-163)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Người ta có thể lời ra tiếng vào lúc bạn bày tỏ ý định”.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: “Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ, bạn sẽ phải trả giá. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống"?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh/chị? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm những điều mình thích.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội xã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét những nét riêng trong cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh ở bài thơ “Sang thu”.
5. Đề thi vào 10 chuyên Lam Sơn 2023 môn Văn có đáp án
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn chuyên Lam Sơn 2023
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2:
Trong đoạn trích, khi bàn về sự nâng niu, tôn trọng đời sống con người, tác giả đã nhắc đến những tôn ý sau: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo.
Câu 3:
- Câu hỏi tu từ:
+ Vậy tại sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình?
+ Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình?
+ Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?
- Hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong đoạn văn:
+ Nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống là phải biết yêu thương chính mình, phải biết trân quý sinh mạng và cố gắng sống là chính mình.
+ Tạo nhịp điệu câu văn.
+Câu hỏi tu từ giúp tạo ra những khoảng lặng để người đọc cùng suy ngẫm.
Câu 4:
Gợi ý: Đồng tình
- Sống là chính mình là một vinh dự hiếm có bởi:
+ Trong cuộc sống không phải ai cũng được sống là chính mình, ta phải mang lên mình biết bao mặt nạ để làm hài lòng những người xung quanh.
+ Khi là chính mình con người mới khẳng định được giá trị của bản thân.
+ Sống là chính mình giúp ta thỏa sức tỏa sáng, thể hiện bản thân.
+ Là chính mình khiến cuộc sống thực sự có ý nghĩa hơn.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
a. Nêu vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải yêu thương chính mình.
b. Bàn luận vấn đề:
* Giải thích: Yêu thương chính mình là việc con người hiểu và trân trọng những giá trị của bản thân mình. Từ đó có thái độ nâng niu bản thân.
* Sự cần thiết của việc yêu thương chính bản thân mình:
- Yêu thương chính bản thân là một cách giúp con người nhận ra giá trị bản thân, từ đó nỗ lực, phấn đấu hoàn thiện, nâng cao, phát triển bản thân.
- Yêu thương chính bản thân là một cách trau dồi lòng trắc ẩn bởi chỉ khi bạn biết trân trọng và yêu thương mình thì mới có thể yêu thương đến người khác.
- Yêu thương mình khiến con người sống chủ động hơn, luôn được là chính mình, từ đó cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
- Yêu thương bản thân tạo thái độ sống tích cực.
* Bản luận mở rộng:
- Phê phán thái độ sống tiêu cực, có hành vi ngược đãi bản thân.
- Cần phân biệt giữa yêu thương bản thân và nuông chiều, dung túng cho bản thân.
* Liên hệ bản thân.
Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.
c. Tổng kết vấn đề.
Câu 2:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
- Giới thiệu 3 khổ thơ cần phân tích.
2. Thân bài
2.1 Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê - quê hương, xứ sở.
+Các hình ảnh “con chim hót” “một cảnh hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
Tấm lòng thiết tha được hỏa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
+“Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
- Bài thơ khép lại trong giai điệu của khúc ca xuân xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
+ Khúc Nam ai buồn thương da diết, khúc Nam bình êm ái, dịu ngọt: gợi con đường nhiều gian khổ, hi sinh mà đất nước đã đi qua; gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.
+ Nhịp phách tiền rộn ràng trải khắp nước non ngàn dặm là giai điệu của một cuộc sống mới, sức sống mới.
→ Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
* Nhận xét lẽ sống trong đoạn thơ.
- Lẽ sống cống hiến cao đẹp cho đất nước.
- Mỗi cá nhân cần có ý thức, trách nhiệm trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Kết bài:
- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. - Nghệ thuật:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn chuyên Lam Sơn 2023
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Muốn yêu thương tích cực với thế giới và đời sống này, trước hết ta phải thương yêu chính mình. Nếu mình không yêu thương quý mến chính mình thì làm sao mình có thể yêu thương quý mến người khác được?
[...] Tất cả các tôn giáo đều nâng niu tôn trọng đời sống con người. Trong các tôn giáo thuộc truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo), con người được thượng đế tạo ra theo hình ảnh của ngài. Trong Phật giáo, “được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên khỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Ðông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác.”
Được làm người là một vinh dự khó có như vậy, được làm chính mình lại là một vinh dự càng hiếm có hơn. Vậy thì sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình? Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình? Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?
Ta không thể yêu thương và quý trọng người khác nếu ta không yêu thương và quý trọng chính mình. Muốn yêu người khác, ta phải yêu ta trước.
(Trích Yêu mình, Trần Đình Hoành, Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống, NXB Phụ nữ, 2021, tr.10-11)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). XÁc định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, khi bàn về sự nâng niu, tôn trọng đời sống con người, tác giả đã nhắc đến những tôn giáo nào?
Câu 3 (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong đoạn văn: Được làm người là một vinh dự khó có như vậy, được làm chính mình lại là một vinh dự càng hiếm có hơn. Vậy thì sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình? Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình? Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?
Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Được làm chính mình là một vinh dự hiếm có không? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
CÂu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải yêu thương chính mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...
(Trích Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.56)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về lẽ sống của tác giả được thiể hiện trong đoạn thơ.
6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2: Theo đoạn trích, người bố muốn cho con trai mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.
Câu 3:
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh những thứ người con có và những thứ người nghèo có, từ đó ngầm nhắc nhở người con về giá trị thực sự trong cuộc sống.
Câu 4:
Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Lý giải:
Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn là những giá trị đích thực nó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa, nó giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị, là sự giàu có của con người.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
- Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm.
- Giải thích: Sự trải nghiệm là việc con người tự mình trải qua những vấn đề trong cuộc sống trên tinh thần tiếp thu, học hỏi
- Ý nghĩa của sự trải nghiệm:
+ Trải nghiệm đem lại sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp ta trưởng thành về suy nghĩa, bồi đắp tình cảm
+ Trải nghiệm là cơ hội để con người nhìn lại chính mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn.
+ Trải nghiệm giúp con người khám phá sự sáng tạo của chính bản thân mình.
+ Trải nghiệm sẽ giúp con người tạo dựng được những mối quan hệ có ích trong xã hội.
- Mở rộng, bàn luận:
+ Thiếu trải nghiệm sẽ khiến con người trở nên thụ động, khép mình. + Con người cần nhận thức vai trò quan trọng của trải nghiệm cuộc sống.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
- Khái quát vấn đề nghị luận: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi từ đó nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
2. Thân bài:
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (2 khổ đầu):
* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi
+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.
+ Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cai ngang như chiếc then cửa của vũ trụ Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: 60
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới -> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống ho động bình yên.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.
* Câu hát của người dân chài:
- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu”...-> sự giàu có của biển.
- Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú: 0
+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng - > liên tưởng đến dệt luwois của đoàn thuyền.
+ Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội.
+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”
->Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người ho động mới.
2. Nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Họ là những người dân lao động bình dị nhưng lại góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Chính những người dân lao động đã tạo nên đất nước tươi đẹp.
7. Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thủ một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai
- Con thấy chuyển đi thế nào?
- Rất tuyệt bố ạ!
- Người bố hỏi.
- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?
- Vâng, con thấy rồi ạ!
- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
- Cậu bé trả lời:
- Chúng ta cả một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao, Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.
Cậu bé nói thêm:
- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào? Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mim cười đáp:
- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!
(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thủ một ngôi làng?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng".
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, long trac da, giá đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có trong văn bản không? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2. (5 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
8. Đề thi Văn vào lớp 10 2022 Thanh Hóa chuyên Lam Sơn
9. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.
2. “cái cây" mà "tôi ước" được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh là con chim sâu nhảy nhót, con chim tớ hót...
3.
Các dòng thơ có thể hiểu:
- Chúng ta phải sống trọn vẹn, sống hết mình với cuộc đời.
- Sống là cống hiến cho xã hội và không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị của bản thân.
4.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng ý với quan điểm của tác giả.
- Vì:
+ Cái cây cho chúng ta thấy rằng: Phải biết ý thức thời gian đời người hữu hạn để sống có ý nghĩa.
+ Phải biết trăn trở về ý nghĩa sự tồn tại của mình để sống sao cho có ý nghĩa.
II. LÀM VĂN:
Câu 1.
Cách giải:
1. Nêu vấn đề:
Ý nghĩa của việc sống là chính mình.
2. Giải thích:
Sống là chính mình. Nghĩa là luôn tin vào khả năng của mình, đặt ra mục tiêu, kế hoạch, ước mơ và biết phấn đấu, cố gắng, giữ vững lập trường vì mục tiêu đó. Sống là chính mình nghĩa là không bị tác động từ bên ngoài, có ý kiến, quan điểm riêng và có ý thức bảo vệ quan điểm của mình.
3. Bàn luận
- Ý nghĩa của việc sống là chính mình:
+ Mỗi cá nhân được sinh ra đều có những đặc điểm, sứ mệnh riêng biệt, có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì thế mỗi người sẽ tạo ra một giá trị riêng biệt mang dấu ấn của chúng bản thân mình. Điều đó lý giải vì sao con người cần phải sống là chính mình.
+ Sống là chính mình khiến ta không phải che giấu suy nghĩ, cảm xúc, được thành thật với bản thân. Từ đó, tìm thấy niềm vui, sự an yên trong cuộc sống.
+ Được sống là chính mình giúp ta có ý chí, kiên định, có động lực, niềm tin hoàn thiện mình và thực hiện mục tiêu sống.
+ Sống là chính mình sẽ tạo nên bản sắc riêng, làm cho cộng đồng đa sắc diện.
3. Rút ra bài học liên hệ:
- Phê phán những người chạy theo lối sống của người khác, a dua, đua đòi mà đánh mất đi bản sắc riêng của mình.
Cân phân tách rõ ràng giữa việc sống là chính mình với sự cố chấp, bảo thủ. - Bên cạnh việc sống là chính mình cũng cần hội nhập để bản thân hoàn thiện hơn.
Câu 2.
Phương pháp:phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Giới thiệu đoạn trích cần phân tích.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát: Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên qua lời tâm sự của anh thanh niên với bác họa sĩ và cố kĩ sư.
b. Nhân vật anh thanh niên:
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.
- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.
* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:
- Có lý tưởng cống hiến, đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.
- Suy nghĩ đẹp về công việc:
+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.
+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh...” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.
+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:
+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.
+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.
=>Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.
- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.
=> Nhận xét: Qua đoạn trích trên có thể thấy rằng tác giả đặc biệt yêu mến những con người lao động thầm lặng. Không chỉ vậy, ông còn tôn trọng, ngợi ca những cống hiến thầm lặng của họ cho đất nước.
3. Kết bài:
- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh.
- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.
10. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa
11. Đáp án chính thức đề thi vào lớp 10 Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa 2021
12. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2:
Theo đoạn trích người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình.
Câu 3:
Biện pháp tu từ: So sánh (tình yêu thương so sánh với ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời mỗi chúng ta)
Câu 4:
Học sinh có thể trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Đồng tình:
- Giải thích:
+ Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, lan tỏa đến mọ người, tạo động lực cho mọi người.
+ Khi bày tỏ tình yêu thương cả người cho và người nhận mới nhận được giá trị toàn diện nhất mà nó mang lại.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở đoạn
Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương.
2. Thân Bài
a) Giải thích
Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc,...
b) Phân tích
Biểu hiện của tình yêu thương: hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc khi đau ốm.
-Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn:
+ Cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần.
+ Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.
+ Tinh yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha, để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
-Tinh yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn (Thí sinh lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế.) Xã hội không có tình yêu thương sẽ chỉ toàn điều ích kỉ, dối trá, lừa lọc, tàn nhẫn.
c) Bàn luận
-Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. Những người đón nhận tình yêu thương cũng phải cho đi yêu thương. "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm." Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từtình yêu thương.
3. Kết đoạn
Khẳng định: "Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời. Không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được"-Vich-to Huy-gỏ. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương- là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghị giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước
- Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng, nó còn là một nén hương thơm dâng lên chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Vị trí đoạn thơ: trích trong phần cuối của văn bản, nói về cảm xúc của tác giả khi trực tiếp trông thấy di hài Bác và trước lúc ra về.
2. Thân bài
a. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác
(Khổ 3)
- “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
- “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người
“Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước
- Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cửa trong tim mình = Cảm xúc trong lòng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động
b. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về
( Khổ 4)
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa
- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác
- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng
Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thể hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.
c. Nghệ thuật của đoạn thơ - giọng điệu thành kính, thiêng liêng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc
- Các hình ảnh thơ gần gũi, trong sáng, đẹp đẽ
- Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là phép ẩn dụ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng
3. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ và góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Chính xác) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 An Giang
(Chính thức) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024 có đáp án
(2024) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Nam
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2024
(Mới) Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Quảng Trị năm 2024
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi thử Lý chuyên Vinh 2023 có đáp án
-
(Siêu hay) Tả hoạt động của một con vật lớp 4 ngắn, sinh động nhất
-
(Bản 1) Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo
-
Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng
-
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Trình bày ý kiến về tác dụng ý nghĩa của việc đọc sách lớp 7 KNTT
Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập - Bài 3 trang 27 sgk GDCD 8
Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích lớp 8 CTST cực hay
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo
Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì