(Chính thức) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024 có đáp án
Đề thi Văn vào 10 năm 2024 tỉnh Quảng Trị
- 1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024
- 2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024
- 3. Đáp án đề thi Ngữ văn vào 10 tỉnh Quảng Trị 2023
- 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2023
- 5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2022
- 6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2022
- 7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Trị
- 8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Trị
Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Quảng Trị 2024 - Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án đề thi vào 10 môn văn 2024 tỉnh Quảng Trị trong bài viết sau đây của Hoatieu.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Quảng Trị 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Quảng Trị 2024
Hôm nay các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 với môn thi đầu tiên là môn Toán với thời gian làm bài là 90 phút, tiếp theo là môn tiếng Anh. Buổi chiều cùng ngày các em sẽ tiếp tục làm bài thi môn Ngữ văn. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 tỉnh Quảng Trị cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Quảng Trị. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Các em học sinh có thể
- Phép lặp: "mục đích"
- Phép thế: "mục đích đó"
- Phép nối: "Nhưng"
Câu 3. Các em tự trình bày quan điểm cá nhân.
Gợi ý theo hướng:
Tin vào vẻ đẹp và giá trị của chính mình thì bạn sẽ dám nghĩ dám làm, hết mình tiến về phía trước, làm hết tất cả mọi chuyện trong khả năng của mình. Từ đó, biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
2. Bàn luận về tinh thần lạc quan
a. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
b. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
c. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
- Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
d. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2.
1. Mở bài: Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn
- “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ.
- Đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
a. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
- Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân VN trong giây phút vào lăng viếng Bác.
- “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
=> Một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng, làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.
b. Khổ 3: Là niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
- Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên.
- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc.
- “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.
=> Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người VN dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa…
3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
- Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không giấu được cùng với suy tư về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
- Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiêm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2024
3. Đáp án đề thi Ngữ văn vào 10 tỉnh Quảng Trị 2023
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2023
5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Bài viết theo thể thơ: Lục bát.
2. Biện pháp tu từ là:
- Điệp: Nằm trong...
- Nhân hóa:
+ Nhân hóa "hồn thiêng đất nước" với hành động "ngồi"
+ Nhân hóa "thơ" với hành động “kể”
3. Nội dung đoạn trích là: Tiếng Việt gắn liền với dân tộc và con người Việt Nam, từ thủa ấu thơ trong từng lời me hát, me ru.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
- Thực trạng của thế hệ trẻ ngày nay trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc: Học sinh học theo ngôn ngữ nước ngoài, chêm xen ngôn ngữ nước ngoài hoặc sử dụng sai nghĩa của từ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng việt:
+ Nhận thức rõ ràng sự thiêng liêng của tiếng nói dân tộc.
+ Có thái độ trân trọng tiếng nói dân tộc, sử dụng tiếng mẹ đẻ đúng chuẩn, không chêm xen tiếng nước ngoài nếu tiếng Việt đã có từ ngữ tương đương.
+ Cần bài trừ, lên án những hành vi sử dụng tiếng Việt không đúng hoặc tình trạng chêm xen từ ngữ nước ngoài.
+...
- Liên hệ bản thân, mở rộng.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
- Giới thiệu về nhân vật Phương Định.
2. Thân bài:
a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tột trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm.
=> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom.
- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom, tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu min có nổ, bom có nổ không?” Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, Phường Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá."
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
- Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này. Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
3. Kết bài:
- Nội dung:
+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị 2022
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.
Tháng ngày con mẹ lớn khôn,
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.
(Trích Nằm trong tiếng nói yêu thương - Huy Cận, Trời mỗi ngày tại sáng, NXB Văn học, 1958, tr101)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Xác định nội dung của đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong viec giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Trị
Đề thi Ngữ văn chuyên Quảng Trị
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Khóa ngày 3 tháng 6 năm 2021 Môn thi: Ngữ văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho chúng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha, "mình vì mọi người, mọi người vì mình" chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là "bệ đỡ" quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ..
Lòng trắc ẩn cũng phải "có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thân mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đông cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. .
(Nguồn: http://tuoitre.vn)
Câu 1(1,0 điểm). Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyên lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ đi một mình và đi cùng nhau trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm).
Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề “nóng” trong đời sống cộng đồng vào thời gian gần đây. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng), chia sẻ quan điểm của em về cách làm từ thiện có ý nghĩa.
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chúng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bởi bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi,
(Sang thu - Hữu Thỉnh - SGK Ngữ văn 9, tập 2 – Tr.70)
8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Trị
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Điểm khác nhau giữa con người và máy móc chính là ở tình cảm, tấm lòng.
Câu 2:
Cách giải: Lời dẫn trực tiếp: Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. -> Lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng.
Câu 3:
Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải
Gợi ý: Nghĩa của các từ:
Đi một mình và đi cùng nhau:
- Đi một mình: Là làm việc độc lập, dựa vào sức của mình
- Đi cùng nhau: Cùng làm việc dựa trên tinh thần đoàn kết, tương trợ.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Từ thiện là hoạt động quyên góp và chia sẽ giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh kém may mắn , từ thiện xuất phát từ tấm lòng tình yêu thương con người.
b. Biểu hiện
Ngày nay hoạt động từ thiện được biểu hiện dưới nhiều hình thức của các cá nhân mỗi ngày hay tổ chức hoặc tập thể như là quyên góp tiền cho người nghèo ,quyên góp quần áo, thức ăn cho người dân miền núi bị sạt lỡ lũ lụt. Những hoạt động từ thiện xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách”.
- Các nhà hảo tâm kêu gọi giúp đỡ qua mạng với những hoàn cảnh khốn khó.
- Họ đã lan toả tình thương, là sứ mệnh tình nguyện của bản thân mình tới những tấm lòng vàng, lay động lòng trắc ẩn một người ->Hành động nhân văn, cao đẹp, cần phát huy
c. Ý nghĩa
- Đi từ thiện là giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khốn cùng, đó là tình người cao đẹp.
- Đi từ thiện ngoài việc giúp đỡ chính người nghèo thì việc đó có chính ý nghĩa bản thân mình.
- Giúp đỡ, giao động lực cho những người bất hạnh vượt qua hoàn cảnh.
-> Những hành động đẹp ấy sẽ lan tỏa tích cực đến toàn xã hội, xã hội sẽ trở nên văn minh tốt đẹp hơn đất nước giàu lòng thương người.
d. Phản đề
- Không ít người lại lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động từ thiện nhằm mục đích khác: + Đánh bóng tên tuổi + Lừa gạt, trục lợi trên lòng thương của người khác
->Hành động xấu, sai trái, cân bị lên án
Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình
3.Kết đoạn
Triết lý tình thương luôn mang lại cho đời sống con người những gì tốt đẹp nhất.
Câu 2:
Cách giải:
I. Mở bài:
- Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát.
II. Thân bài:
1. Phân tích cảm nhận khổ 1
Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:
- Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
+ Khứu giác (hương ổi) -> xúc giác (gió se) -> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) --> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như". --> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.
2. Phân tích cảm nhận khổ 2
Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.
- Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ
- thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng"
- chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
- Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dênh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vị thể cảnh vật trở nên sống động có hồn.
3. Phân tích cảm nhận khổ 3
- Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
- Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.
- Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác
- ý nghĩa về con người và cuộc sống.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nghệ thuật bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc khái quát.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Sky87
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2024
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2024-2025
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Dương 2024
(Nhanh, chính xác) Điểm tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bình Dương 2024
(Mới nhất) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Quảng Ninh 2024
(Mới 22/11/2024) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2024
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Trà Vinh 2024
22/11/2024 Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Bình Dương 2024
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo 2023
-
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh Diều đầy đủ
-
5 Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức - Công nghệ cơ khí (có ma trận, đáp án)
-
Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả qua văn bản Huyện Trìa xử án
-
Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công