(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2024
Đề thi Văn vào 10 năm 2024 tỉnh Lào Cai
Ngày 4/6/2024 tới đây các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai 2024 mới nhất cùng với gợi ý đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai để các em có thể so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau khi thi.
Lịch tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 04/6/2024 đến ngày 05/6/2024. Theo đó, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 tỉnh Lào Cai sẽ được thực hiện theo phương thức thi tuyển và xét tuyển. Các môn thi vào 10 Lào Cai 2024 bao gồm Toán, Ngữ văn và ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung). Sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai 2024, mời các bạn cùng theo dõi.
Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Lào Cai 2024
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm |
04/6/2024 | Sáng | Ngữ văn | 120 phút |
Chiều | Toán | 120 phút | |
05/6/2024 | Chiều | Ngoại ngữ | 90 phút |
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai 2024-2025
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2024 môn Văn Lào Cai đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.
2. Đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai 2024
3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai các năm
Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai 2023
Đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Lào Cai
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2. Theo tác gia, lợi ích khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học” là bổ sung được nhiều kiến thức mới.
3. “Phá vỡ các giới hạn của nhận thức” là vượt qua những rào cản, những hiểu biết hạn hẹp, tầm thường của mình và mọi người để hướng tới một suy nghĩ tích cực hơn, nhân văn hơn, hoàn thiện hơn.
4. Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học là mỗi con người cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức cho bản thân để có thể biết được nhiều điều mới mẻ hơn. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tìm cho bản thân những kiến thức rộng lớn, bao la ngoài xã hội
II, LÀM VĂN:
Câu 1 (2 điểm):
1. Giới thiệu chung
Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách để nâng cao kiến thức cho bản thân
2. Bàn luận
- Kiến thức: Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn. Tiếp thu kiến thức cho bản thân là điều cần thiết với mỗi người.
- Để bản thân có kiến thức mỗi con người cần:
+ Ra sức học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân ở mọi lĩnh vực.
+ Luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi và khám phá với những điều mình chưa biết.
+ Gia đình, trường học, xã hội nên có các chương trình đào tạo học sinh hợp lý, trau dồi về cả kiến thức và kĩ năng sống.
+Mỗi cá nhân cần có ý thức học tập cho chính bản thân mình và giúp đỡ mọi người cùng phát triển, tiến bộ.
- Phản đề:
+ Những kẻ lười biếng, không muốn học hỏi, chỉ dậm chân tại chỗ,
+ Những người ích kỉ, chỉ biết bản thân mình mà không muốn giúp đỡ người khác học hỏi, tiến bộ.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác.
- Nêu cảm nhận chung về hai khổ thơ được trích.
- Giới thiệu vấn đề: tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Thân bài
a. Khổ thứ nhất:
Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác - Bồi hồi, xúc động
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”:
+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.
+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt. Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác. Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:
+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng | quê, đất nước Việt.
+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; bão táp...thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là bi ểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.
Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.
b. Khổ thứ hai: Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác
- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.
+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng - mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
- Đặc biệt, nhà thơ Viễn Phương đã diễn tả tình cảm của nhân dẫn dành cho Bác qua hai câu thơ:
Ngày ngày lòng người đi qua thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.
+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
c. Nhận xét tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua hai đoạn thơ là tình cảm chân thành, kính trọng, biết ơn cùng niềm thương nhớ khôn nguôi .
3. Kết bài
- Thể hiện tình cảm nhớ thương, biết ơn của nhà thơ cũng như của nhân dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt chân thật, thiết tha.
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai 2022
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêucầu
“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr 17, 18)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, chúng ta sẽ có lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào là “phá vỡ các giới hạn của nhận thức”?
Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.58, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)
Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Lào Cai
Đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Lào Cai 2021
I. PHẦN ĐỌC HIỂU( 3.0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm): Tự Do
Câu 2 (0.5 điểm):
Những hành động thể hiện cả nước đồng lòng chống dịch: Tự nguyện khai báo, cách ly tập trung, tránh tụ tập đông người, hành động hy sinh thầm lặng của các vị bác sĩ, những chiến sĩ, công an nơi tuyến đầu chống dịch….
Câu 3 (1.0 điểm): Gợi ý:
“Lặng lẽ để hồi sinh”. Những việc làm âm thầm lặng lẽ, tự nguyện dù nhỏ bé nhưng lại góp phần làm nên chiến thắng đại dịch.
Câu 4 (1.0 điểm): Em tự lựa chọn thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra được qua đoạn trích trên, lý giải hợp lý.
Gợi ý: Thông điệp: Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng chiến đấu chống đại dịch. Giải thích: Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngay lúc này, tỉnh thần đoàn kết vô cùng cần thiết để chiến thắng đại dịch.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
Giới thiệu vấn đề: Van trò của tình đoàn kết trong cuộc sống.
Phân tích và bàn luận.
- Giải thích: Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.
- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:
- Thời chiến: đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi.....
- Thời bình : Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng. .....
- Vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết:
- Yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công
- Tạo nên sức mạnh to lớn vượt qua khó khăn, thử thách
- Làm thế nào để có được tinh thần đoàn kết? Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.
Kết thúc vấn đề:
- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.
Câu 2
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.
b) Thân bài
* Khái quát về công việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".
* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
- Thái độ của anh với công việc:
+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.
=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.
* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:
+ Biếu bác lái xe củ tam thất
+ Tặng bó hoa cho cô gái
+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ
- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm
=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.
* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy
- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...
-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.
* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:
+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.
- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp
- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.
c) Kết bài
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Anh Dũng
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới 27/12/2024) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2024
(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Quảng Ninh 2024
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2024-2025
(Nhanh, chính xác) Điểm tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bình Dương 2024
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Dương 2024
27/12/2024 Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Bình Dương 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Ý nghĩa của bài tập đọc Bài ca về trái đất là gì?
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án (12 đề)
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?
Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó
Phân phối chương trình Giáo dục thể chất 5 Chân trời sáng tạo 2024
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ về cây cối hoặc con vật