(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2024

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bà Rịa Vũng Tàu 2024 - Kì thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tỉnh Vũng Tàu đã cận kề. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 cùng với gợi ý đáp án đề Văn thi vào 10 Vũng Tàu 2024 mới nhất để các em cùng tham khảo sau khi kì thi kết thúc.

Kì thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 5 và 6/6/2024. Theo đó, các thí sinh thi vào lớp 10 2024 Vũng Tàu sẽ làm 3 môn thi bắt buộc bao gồm Toán, tiếng Anh và Ngữ văn. Các thí sinh dự thi vào THPT chuyên Lê quý Đôn, ngoài 3 bài thi bắt buộc sẽ phải làm thêm bài thi môn chuyên. Sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2024, mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Đáp án đề thi vào lớp 10 2024 môn Văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Vũng Tàu 2024

Đáp án đề thi vào 10 Văn 2024 Vũng Tàu đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Vũng Tàu 2024

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Vũng Tàu 2024

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Vũng Tàu 2024

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa - Vũng Tàu 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa - Vũng Tàu 2024

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bình minh lên cảng cá

biển hát lời ban mai

hải âu kéo đường chân trời xa tít tắp

thuyền về buông neo

Bình minh lên cảng cá

những gương mặt người roi rói

biển thủ thỉ ngày vui từ những con nục con thu quẫy

vọt tung tóe

mùa về bình yên

Bình minh lên cảng cá

lấp lánh giọt mồ hôi

chảy mặn đắng mắt thuyền

chảy mặn đắng mắt người thức bên sóng canh chừng

mắt bão

Thực hiện các yêu cầu sau:

(Trích Bình minh lên cảng cá, Đoàn Trọng Hải, Giao hưởng biển – Tuyển tập Thơ – Văn nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2023, tr.34)

Câu 1. Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “biển hát lời ban mai”.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ “lấp lánh giọt mồ hôi”?

Câu 3. Hình ảnh người lao động trong đoạn trích gợi cho em những tình cảm gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vai trò của lao động trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

– Cũng đoàn viên, phỏng?

– Vâng. – Cô gái nói sẽ

– Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa

– Người con trai bất chợt quyết định

– Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc bảo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cải thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ki, ảnh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày bảo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.183-184)

3. Đề thi chuyên Văn Lê Quý Đôn Vũng Tàu 2024

Đang cập nhật...

4. Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2023

Đề Văn vào 10 Vũng Tàu 2023 đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

HS lựa chọn 1 biện pháp tu từ có trong đoạn và nêu tác dụng phù hợp.

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (một), liệt kê.

Gợi ý:

- Biện pháp tu từ. điệp từ (một)

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của những món quà dù nhỏ bé nhưng chứa đựng đầy ắp tình cảm của thầy trò gửi tới các em

- Biện pháp tu từ. liệt kê

Giải thích: liệt kê ra các món quà của thầy trò chúng tôi: bộ quần áo; một cuốn sách; một món đồ chơi.

- Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt tốt → Người nghe dễ tiếp thu điều cần hiểu

+ Cho thấy tình cảm yêu thương giữa người với người.

Câu 3:

Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải phù hợp.

Gợi ý.

- Giá trị của sự sống được nhắc đến trong đoạn trích có thể hiểu là những giá trị đến từ những điều rất đơn giản, đời thường mà đôi khi con người không nhận ra. Đó có thể chỉ là việc chúng ta được khỏe mạnh, được yêu thương, được chia sẻ, được sống một cách mạnh khỏe và hạnh phúc,...

- Việc cần làm để thể hiện sự trân trọng với cuộc sống:

+ Có cái nhìn tích cực vào cuộc sống, tin vào những điều tốt đẹp, trân trọng hiện tại.

+ Học cách yêu thương chính mình, những người xung quanh và biết ơn cuộc sống.

+ ...

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc trao đi yêu thương trong cuộc sống.

2. Giải thích

- Trao đi yêu thương được hiểu là trao đi những cử chỉ hành động chân thành dành cho những người xung quanh mình.

=> Trao đi yêu thương trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

3. Bàn luận

- Ý nghĩa của việc trao đi yêu thương

+ Trao đi yêu thương bằng tình cảm chân thành sẽ giúp đỡ được nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Giúp họ tin tưởng hơn vào cuộc sống

+ Trao đi yêu thương giúp bạn luôn được sống trong niềm vui, hạnh phúc.

+ Người trao đi yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng

+ Trao đi yêu thương sẽ giúp người với người gắn kết với nhau, qua đó thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp: Chương trình nấu ăn cho em – Đen Vâu và cộng sự.

- Trao đi yêu phải trao đi bằng tấm lòng chân thành, không vụ lợi, không toàn tính

4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát bài thơ Viếng lăng Bác và dẫn dắt hai khổ thơ đầu.

- Cảm nhận chung của em về 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh ra thăm lăng Bác, khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.

2. Thân bài: Trình bày cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

a) Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác

- Bồi hồi, xúc động: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Cặp đại từ xưng hô “con - Bác”: vừa thể hiện cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa là sự tôn kính với Bác và tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình.

- "thăm": là cách nói giảm nói tránh làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát cũng như khẳng định sự bất tử của Người trong lòng nhân dân Việt Nam.

=> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Nhà thơ có ấn tượng đậm nét với hình ảnh “hàng tre bát ngát”:

+ Hình ảnh thực tạo nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Hình ảnh “hàng tre xanh xanh” chứa nhiều sức gợi: vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” - vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam.

-> Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.

b) Khổ 2: Khẳng định Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại

- Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng - mặt trời tự nhiên

+ Mặt trời trong lăng: ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau.

-> Vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”: dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác.

+ “đi trong thương nhớ”: lối nói thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 mùa xuân tương ứng 79 năm cuộc đời Bác đã hiến dâng cho quê hương, đất nước một cách trọn vẹn.

-> Tràng hoa được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

=> Liên tưởng độc đáo này rất phù hợp với khung cảnh viếng lăng, nó làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị, ý nghĩa của hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác.

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2023

6. Đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với! - Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không thể. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi. Chàng trai đến gặp một nhà thông thái: 

- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi, ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến ước mơ của mình thành hiện thực?

- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới nhưng không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được...

Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.

- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.

- Cháu có một ước mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện trước mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi nhưng không ai có thể giúp cháu.

- Không ai à - ông lão nhảy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

(Theo Ban chỉ sống có một lần, Bộ sách Keep Calm, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ 2017, trang 8-9)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ: - Mẹ ơi, giúp con với!

Câu 2. Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

Câu 3. Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình...

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giặt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao..

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang 55-56)

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1.

- Thành phần biệt lập: Ơi => Gọi đáp.

- Phép liên kết: Phép nối: Nhưng.

2. Câu nói “Cháu đã hỏi bản thân mình chưa?” có thể hiểu:

+ Chỉ có bản thân chúng ta mới biết được sức mạnh hiện thực hóa ước mơ của bản thân nằm ở đâu.

+ Sức mạnh thực ra không ở đâu xa, không phải yếu tố bên ngoài, mà sức mạnh tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Bởi vậy, hãy tìm sức mạnh ở trong chính mình và phát huy sức mạnh đó,

3. HS lựa chọn khó khăn có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ sao cho hợp lí.

Gợi ý:

- Mơ ước của bản thân không được mọi người xung quanh ủng hộ.

- Khi thực hiện mơ ước gặp những khó khăn, trắc trở như vấn đề về sức khỏe khiến mình không thể thực hiện ước mơ.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi.

b. Yêu cầu về mặt nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người.

- Ước mơ: là đích đến, là khát vọng, là mong muốn mà mỗi người trong cuộc sống đều nỗ lực để đạt được. Ước mơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người

- Ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người.

+ Ước mơ chính là đích đến quan trọng. Người có ước mơ đồng nghĩa với việc có lý tưởng, mục đích sống từ đó định hướng được cuộc đời của chính mình.

+ Ước mơ chính là bàn đạp giúp chúng ta ngày một hoàn thiện bản thân.

+ Ước mơ là động lực giúp con người dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.

+ Đôi khi ước mơ khiến chúng ta tìm ra những giá trị, thế mạnh mới của bản thân mà trước giờ chưa từng được khám phá.

+ Ước mơ giúp cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn.

- Để có thể đạt được ước mơ con người phải biết xác định mục tiêu đúng đắn cho riêng mình, gặp khó khăn gian khổ không nản chỉ, bỏ dở giữa đường. Luôn kiên định, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình. - Kiên định theo đuổi ước mơ không có nghĩa là không chịu tiếp thu đóng góp của người khác, cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để trau dồi bản thân tốt hơn.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu nội dung 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2. 1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

...........

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sống xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp, gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

+ Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời;

“Từng giọt long lanh rơi

|Tôi đưa tay tôi hứng”.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi”

+ hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân ...

... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kế để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây - Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương.

“Lộc trải dài nương mạ”:

mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả”

+ lặp cấu trúc ngữ pháp

+ các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, từng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

3. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật.

8. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

NĂM HỌC 2021-2022

ĐẺ THI MÔN: NGỮ VĂN (Chung)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 02 trang)

Ngày thi: 03/06/2021

I. PHẢN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Em bé của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng.(...) Tất cả vỡ òa cảm xúc! (...)

Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hỉ sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt băn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo cướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay là bay la... ".

Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “Khu vực cách ly đặc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người.

(Trích “Thư gửi em bé gái được sinh ra khi mẹ đang điều trị Covid-19", Đào Anh Thư, Giải nhất Quốc Gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2021) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định một phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Gọi tên phép liên kết và chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu văn: “Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm bị sinh bản thân mình hết lòng vì người bệnh.”

Câu 3. Trong cái nhìn của tác giả bức thư, khu cách ly đặc biệt hiện lên như thế nào? Điều đó gợi cho em cảm xúc gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi thể hiện lòng biết ơn của em đối với cuộc sống

Câu 2 (5.0 điểm).

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các ánh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

- Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xong chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nόng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi, Dây mạn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: Liệu mình có nổ, bom có nỗ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục 2013, tr117,118)

9. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Câu 1:

Học sinh có thể trình bày một trong các phương thức biểu đạt có trong đoạn trích.

Gợi ý: Biểu cảm, tự sự.

Câu 2:

Phép liên kết trong đoạn văn: Phép thế Từ ngữ thể hiện: “Đó là” thế cho những con người thầm lặng”

Câu 3:

Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo theo cảm nhận của mình, lý giải

Gợi ý:

- Khu cách ly hiện lên như một thế giới chứa đầy sự ân cần chăm sóc của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới của những người anh hùng thầm lặng.

- Nơi đó giúp con người hiểu ra rằng hạnh phúc là được sống trong niềm tin và tình yêu thương

- Điều đó gợi cho em niềm tự hào với truyền thông tương thân tương ái của người dân Việt Nam Đồng thời thêm tin tưởng vào chiến thắng đại dịch Covi.

II. PHẦN LÀM VĂN.

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

II. Thân đoạn 4. Giải thích thể nào là “lòng biết ơn”?

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơm, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

b. Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống

- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long - Có những hành động thể hiện sự biết ơn

- Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

c. Tại sao phải có lòng biết ơn? - Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

1. Mở rộng vấn đề

- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn. VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ..

III. Kết đoạn

Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

+ Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

+ Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm viết trong cuộc chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong.

- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nếu cảm nhận chung về nhân vật.

2. Thân bài

a. Khái quát về truyện

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

- Mà lòng phơi phới dậy tương tự, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong đặc biệt là Phương Định.

b. Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên: *Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định

- Sống trong hầm giữa chân đồi cao điểm

- Công việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

->Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

* Đoạn trích trên đã làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Phương Định trong lần phá bom

- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

+ Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày

+ Hành động chuẩn xác, thuần thục

+ Xem công việc quan trọng hơn cả tính mạng của mình

- Dùng cảm gan dạ - Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom

+ Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp.

+ Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo và cổ can đảm hơn, không cho phép mình đi khom

+ Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn

c. Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích: - Khắc họa thành công tâm lý nhân vật, làm nổi bật tượng đài anh hùng của cô thanh niên xung phong trong lần phá bom

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tố”, giúp mạch kể chuyện tự nhiên và nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc

- Sử dụng hàng loạt các kiểu cầu đặc biệt, rút gọn để cho thấy tình trạng khẩn trương, gấp gáp nơi chiến trường

3. Kết bài

- Cảm nhận về cô gái thanh niên Phương Định với vẻ đẹp anh hung.

- Bài học cho bản thân về sự biết ơn, cống hiến đối với đất nước

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 34.077
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Thế Anh John
    Thế Anh John

    thiếu ptbđ của đề 2023 ạ



    Thích Phản hồi 05/06/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Cảm ơn em, Hoa Tiêu đã cập nhật rồi đó ạ.

      Thích Phản hồi 10/06/23
  • Cat Ngọc
    Cat Ngọc

    vậy ptbd của đề 2023 là nghị luận hay tự sự ạ :)


    Thích Phản hồi 07/06/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Tự sự em nhé, theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi mà

      Thích Phản hồi 10/06/23