Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2024
Đề thi Văn vào 10 năm 2024 tỉnh Lai Châu
- 1. Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2024
- 2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lai Châu 2024
- 3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 Lai Châu môn Văn 2023
- 4. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2023
- 5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Lai Châu
- 6. Đáp án đề thi vào 10 môn văn Lai Châu 2022
- 7. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Lai Châu
- 8. Đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Lai Châu 2021
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2024 - Sáng ngày 26/5 các bạn học sinh tỉnh Lai Châu đã chính thức bước vào kì thi vào lớp 10 năm 2024. Sau đây là chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Lai Châu có gợi ý đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Lai Châu 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Lai Châu 2024
Theo đó, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Lai Châu 2024-2025 sẽ diễn ra trong 2 ngày 26, 27 tháng 5/2024. Các môn thi vào lớp 10 Lai Châu 2024 bao gồm Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Các thí sinh thi vào trường chuyên Lê Quý Đôn ngoài 3 môn thi chung sẽ phải làm thêm bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đã đăng kí. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu 2024 chính thức cùng với gợi ý đáp án đề Văn vào 10 tỉnh Lai Châu 2024 của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.
1. Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2024
2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lai Châu 2024
3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 Lai Châu môn Văn 2023
4. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2023
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.
Câu 2:
- Thể thơ 5 chữ.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: So sánh (so sánh “Đất nước” với “vì sao)
- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.
Câu 4:
Nội dung chính của đoạn thơ: Niềm yêu mến tự hào cùng tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2 điểm):
1. Giới thiệu chung: vai trò của đức tính khiêm tốn.
2. Giải thích
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.
=> Khiêm tốn có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
3. Bàn luận
- Vai trò của đức tính khiếm tốn:
+ Khiêm tốn giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn bản thân, biết những chỗ tốt, chỗ chưa tốt để ngày càng hoàn thiên mình.
+ Khiêm tốn giúp chúng ta tránh thói kiêu căng, tự mãn.
+...
+ Khiếm tốn cũng giúp chúng ta luôn được những người xung quanh yêu quý, kính trọng.
- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,...
4. Tổng kết.
Câu 2:
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao.
b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước
- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:
+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.
- Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
3. Tổng kết
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Lai Châu
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập một)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (1,0 điểm): Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ " trong hai câu thơ dưới đây:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
Câu 3. (1,0 điểm): Từ “lại” ở câu thơ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi điên là điều gì?
Câu 4: (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên em có cảm nhận gì về tinh thân lao động của người dân làng chài? Em học tập được điều gì từ họ?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
6. Đáp án đề thi vào 10 môn văn Lai Châu 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1.
- Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá.
- Tác giả: Huy Cận.
2.
Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:
- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. => Tác dụng: Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống.
- Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa.
=> Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
3. Từ “lại” diễn tả:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới.
=> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.
Qua đoạn thơ có thể thấy họ là những người yêu lao động, lao động hăng say, nghiêm túc, miệt mài. Ta có thể học tập được ở tinh thần làm việc nghiêm túc và hăng say của họ.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Giới thiệu chung: nghị lực của con người trong cuộc sống.
2. Giải thích.
- Nghị lực là: Là ý chí vươn lên trong cuộc sống, bản lĩnh vượt qua nhiều thử thách khó khăn trên đường đời...
=>Trong cuộc sống ta sẽ gặp vô vàn những khó khăn, thử thách bởi vậy việc có nghị lực sống là vô cùng quan trọng và cần thiết.
3. Bàn luận
- Những người có nghị lực sống là những người không ngại khó khăn, không sợ vấp ngã. Đối với họ những khó khăn đó chỉ là thử thách để tiếp thêm nghị lực cho họ không ngừng vươn lên.
- Ý nghĩa của nghị lực sống: + Nghị lực sống sẽ giúp họ vứt bỏ những vướng bận, những thứ khiến họ nản chí, tiếp thêm sức mạnh, động viên họ để vượt qua được thử thách. + nghị lực sống ấy còn bồi đắp cho con người sự khiêm tốn, lòng dũng cảm, lòng kiên trì bền bỉ. Họ luôn tự tin vào chính bản thân mình, rằng mình có thể vượt qua được những chông gai ấy.
+ ...
4. Mở rộng vấn đề
Phê phán những người luôn sống bi quan, khi gặp khó khăn chỉ nghĩ đến bỏ cuộc.
Trong cuộc sống đầy những thử thách, khó khăn thì nghị lực sống là liều thuốc tinh thần quan trọng nhất để con người tiến đến thành công.
Câu 2. Cách giải:
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định.
2. Thân bài:
a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom.
- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
- Vậy mà, cổ vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng PĐ trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ..
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom, tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu min có nổ, bom có nổ không?”
=> Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mi.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, PD rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trưởng thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
- Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song PĐ vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cổ lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia định. + Khi đồng đội trên cao điểm, PĐ ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.
=> Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.
=> Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật PĐ, người thiếu nữ HN với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
3. Kết bài
- Nội dung:
+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
7. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Lai Châu
Sở GD&ĐT Lai Châu ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG PTDTNT VÀ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn thi: Ngữ văn (môn chung) |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.
Câu 2. (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” .
Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng” của Kim Lân.
8. Đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Lai Châu 2021
Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn gợi ý đáp án đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 tỉnh Lai Châu danh cho khối trường chuyển và Phổ thông dân tộc nội trú. Sau đây là chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Lai Châu 2021 giúp bạn học sinh so sánh và đối chiếu với bài làm của mình để xem mình làm đúng được bao nhiêu điểm nhé.
Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Lai Châu 2021
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn thơ trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Câu 2:
- Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi danh từ “Mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.
- Ý nghĩa: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:
+ Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
+ Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. => Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 3:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” Hai câu trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
Thể hiện khát vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là 1 mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
Câu 4:
Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải hợp lý
Gợi ý:
Trong những ngày tháng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID – 19, đoạn thơ đã gợi cho em về khát vọng sống mãnh liệt trong mỗi con người, đồng thời với đó là tình yêu thương và mong muốn dâng hiến hết mình cho quê hương, đất nước nói riêng, cho cả cuộc đời rộng lớn nói chung. Đó là hình ảnh những anh chị tình nguyện viên không ngại khó, không sợ khổ lao vào tâm dịch giúp đỡ người dân; là bóng dáng những anh hùng áo trắng ngày đêm chăm lo cho người bệnh không tiếc thân mình, hay cả những tấm gương chống dịch, giúp đỡ cộng đồng trong khả năng của bản thân,... Tất cả nhắc nhở chúng em về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng em phải tự giác học tập và rèn luyện không ngừng để tích lũy kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, tùy theo sức của mình mà giúp đỡ cộng đồng xung quanh, sau này trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội, đất nước.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Mở đoạn
Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.
II. Thân đoạn
- Giải thích:
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.
- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết:
+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.
+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:
+ Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.
+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.
+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống...
+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đấu chống dịch COVID-19.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
- Phê phán những hành động xấu Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.
+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.
+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận...
- Phát huy tinh thần đoàn kết:
Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.
III. Kết đoạn
- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai.
2. Thân bài
a. Tình yêu làng của ông Hai:
*Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về Làng của mình: Dù đã rời làng nhưng ông vẫn luôn:
- Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.
- Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá” *Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:
- Cổ ống nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào...” rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.
- Ông nhìn trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng kinh bỉ và không chứa chấp Việt gian => Với ông Hai, tin làm Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất này cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.
*Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làm được cải chính:
- Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình
-> đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai.
b. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai:
- Hồi ở làng, ông rất tích cực tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào, khuân đả,..
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Khi nghe tin làm Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về các làng ấy nữa”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
- Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tay nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! đốt nhẵn!”.
-> Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.
-> Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nồng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động. Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản trong tình yêu làng và tình yêu nước của nhân vật ông Hai, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới 22/12/2024) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2024
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Dương 2024
Lịch thi vào lớp 10 2023
(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Quảng Ninh 2024
22/12/2024 Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Bình Dương 2024
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024
(Cập nhật nhanh nhất) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh tỉnh Hà Tĩnh 2024
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích khổ 5 6 bài Bếp lửa
-
(Mẫu Chuẩn) Viết một câu giới thiệu bản thân hoặc bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng
-
Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất hay nhất (5 mẫu)
-
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Nghệ An lần 1 năm 2024
-
Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức (Tuần 1-34)
Top 13 Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích lớp 2
Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
(Mới) Kế hoạch dạy học Lịch sử Địa lí 5 Kết nối tri thức 2024-2025 Công văn 2345