Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án. Bài thi cuối kì là một bài thi quan trọng tổng kết lại kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Vì thế những bài kiểm tra cuối kì cũng được thực hiện một cách nghiêm túc để đánh giá năng lực của học sinh. Các em cần ôn luyện vững vàng những kiến thức cơ bản để làm bài thật tốt. Bộ đề dưới đây giúp các em ôn luyện kiến thức môn Địa lí 8 tốt hơn.

1. Đề thi cuối học kì 2 Địa lí 8 số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Dãy núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có hướng cánh cung:

A. Sông Gâm.

B. Ngân Sơn

C. Bắc Sơn.

D. Con Voi.

Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ do:

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

B. Nhiệt độ thấp nhất ở miền núi có thể xuống dưới 0°C, đồng bằng dưới 5°C

C. Có mưa phùn vào cuối mùa đông.

D. Vị trí địa lí và địa hình.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là thuận lợi của mùa đông lạnh đối với sản xuất và đời sống ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

B. Trồng được rau màu, hoa quả vụ đông - xuân.

C. Hay có sương muối, sương giá và hạn hán.

D. Đưa cây vụ đông thành vụ chính.

Câu 4. Biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và kinh tế phát triển bền vững ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường biển, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Không phá rừng.

C. Không bắn giết chim, thú.

D. Không chở than qua Vịnh Hạ Long.

Câu 5. Giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Thuộc hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huê.

D. Từ Hoàng Liên Sơn đến Bạch Mã.

Câu 6. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đủ các vành đai thực vật do:

A. Đi từ chân núi lên đỉnh núi có từ vành đai nhiệt đới đến ôn đới.

B. Miền có mùa đông lạnh.

C. Miền có địa hình cao nhất nước ta.

D. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

Câu 7. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do:

A. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn về.

B. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm; nhiệt độ tháng Một thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ).

C. Nằm ở vĩ độ thấp hơn.

D. Địa hình cao hơn.

Câu 8. Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:

A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Ảnh hưởng của địa hình.

C. Ở Tây Bắc mưa nhiều vào mùa hè, còn Bắc Trung Bộ mùa mưa lệch hằn về thu - đông.

D. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.

Câu 9. Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị quan trọng nhất trong:

A. Thuỷ điện.

B. Giao thông,

C. Thuỷ sản.

D. Phù sa bồi đắp.

Câu 10. Ý nào dưới đầy không phải đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt nhỏ.

B. Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa nhiều về mùa hạ, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào mùa thu và đồng và hay có bão.

Câu 11. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nóng quanh năm do:

A. Nằm ở vĩ độ thấp hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

B. Nhiệt độ thường xuyên trên 20°C

C. Biên độ nhiệt năm từ 3°C - 7°C

D. Mưa ít.

Câu 12. Cao nguyên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Kon Tum.

B. Plây Ku.

C. Đắk Lắk

D. Mộc Châu.

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm).

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.

Câu 3 (2,0 điểm).

Sưu tầm 2 câu tục ngữ về việc sử dụng đất của ông cha ta. Nước ta đã có những biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất?

Đáp án đề số 1

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1 - D

2 - D

3 - C

4 - A

5 - C

6 – B

7 - A

8 - B

9 - A

10 - C

11 - A

12 - D

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Đặc điểm chung của địa hình nước ta.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất cùa cấu trúc địa hình. (1 đ)

- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. (1 đ)

- Địa hình nước ta mang tính chất, gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. (1 đ)

Câu 2 (2,0 điểm).

- Thuận lợi: (1 đ)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.

-> Điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết trái, giúp cho nông nghiệp xen canh, đa canh với năng suất cao.

- Khó khăn: (1 đ)

  • Sâu bệnh, dịch bệnh phát triến.
  • Thiên tai đe doạ.

Câu 3 (2,0 điểm).

Sưu tầm câu cao dao tục ngữ: (1 đ)

  • Tấc đất tấc vàng
  • Một hòn đất nỏ, một giỏ phân.
  • Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen
  • Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
  • Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Biện pháp mà nhà nước ta sử dụng: (1 đ) Học sinh nêu được đúng 3 các biện pháp chính xác là được điểm.

  • Biện pháp canh tác đất theo mô hình nông lâm để cải tạo đất dốc;
  • Sử dụng ruộng bậc thang ở khu vực đồi;
  • Sử dụng vôi để cải tạo đất;
  • Quy hoạch rừng theo mục đích;
  • Giao đất cho người dân canh tác;
  • Làm đê ngăn lũ để canh tác được ổn định;

2. Đề thi cuối học kì 2 Địa lí 8 số 2

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Cơ sở tự nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng là:

A. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đói gió mùa ấm.

B. Cây trổng nhiệt đới chiếm trên 85% cây trồng.

C. Có nhiều loại cây trổng.

D. Sản xuất nông nghiệp tiến hành thâm canh, xen canh, đa canh.

Câu 2. Theo đường chim bay hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Phan-xip-ăng tới thành phố Thanh Hoá dài bao nhiêu km?

A. 300km.

B. 320km.

C. 350km.

D. 360km.

Câu 3. Nền địa chất của khu núi cao Hoàng Liên Sơn không có những loại đá nào sau đây?

A. Đá mắcma.

B. Đá mắcma xâm nhập.

C. Đá mắcma phun trào.

D. Đá trầm tích.

Câu 4. Sườn của cao nguyên Mộc Châu thường dốc đứng do:

A. Xói mòn.

B. Sông ngòi trẻ và được cấu tạo địa chất là đá vôi.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng bị tàn phá.

Câu 5. Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Rừng cận nhiệt.

B. Rừng nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng hỗn giao.

Câu 6. Nhiệt độ của trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn thấp nhất so với trạm Mộc Chầu và Thanh Hoá vì:

A. Nhiệt độ trung bình năm chỉ có 12,8°C.

B. Tháng cao nhất nhiệt độ chỉ lên đến 16,4°C.

C. Trạm Hoàng Liên Sơn nằm trên độ cao 2.170m.

D. Một năm có 4 tháng nhiệt độ dưới 10°C.

Câu 7. Trạm Hoàng Liên Sơn có lượng mưa cao nhất so với trạm Mộc Châu và Thanh Hoá vì:

A. Lượng mưa hàng năm lên tới 3.553mm.

B. Một năm có tới 7 tháng lượng mưa đạt trên 200mm.

C. Địa hình sườn đón gió.

D. Tháng có lượng mưa cao nhất gần 700mm.

Câu 8. Kiểu rừng ôn đới của nước ta phát triển trong điêu kiện tự nhiên:

A. Có mùa đông lạnh.

B. Núi cao trên 2.000m, đất mùn núi cao, mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 10°C.

C. Núi cao.

D. Núi trung bình.

Câu 9. Kiểu rừng nhiệt đới ở nước ta phát triển trong điều kiện tự nhiên:

A. Núi thấp dưới 1000m.

B. Đất feralit vùng đồi núi thấp có mùa đông ấm.

C. Đất feralit vùng núi cao trung bình có mùa đông lạnh.

D. Đất feralit vùng đổi núi thấp có mùa đông lạnh giá.

Câu 10. Đặc điểm nôi bật của tự nhiên khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Cao nhất, lạnh nhất Việt Nam với nền địa chất mắcma - kiểu rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao.

B. Cao, chủ yếu rừng cận nhiệt.

C. Rừng ôn đới và cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit.

D. Đất feralit phát triển trên đá vôi - kiểu rừng nhiệt đới rất phổ biến.

Câu 11. Ở nước ta kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì:

A. Khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm.

B. Có một mùa đông lạnh.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng nhiều tầng.

Câu 12. Giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Nằm bên hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu đổi núi sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

C. Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. Nằm bên tả ngạn sông Hồng.

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Những khó khăn và thuận lợi của Biển đem lại cho nước ta?

Câu 2. (4,0 điểm).

Địa hình nước ta hình thành do những nhân tố nào? Ví dụ cụ thể về các dạng địa hình do nhân tố đó tạo ra?

Đáp án đề số 2

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1 - A

2 - D

3 - D

4 - B

5 - C

6 – C

7 - C

8 - B

9 - B

10 - A

11 - A

12 - C

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1:

Thuận lợi: (1,5 đ)

  • Phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản;
  • Điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải hàng hải;
  • Đem lại nguồn lợi khoảng sản như dầu khí, cát và nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp;
  • Phát triển ngành du lịch biển;
  • Phát triển nghề muối.

Khó khăn: (1,5 đ)

  • Nước ta gặp nhiều trận bão lớn từ biển vào gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân;
  • Thuỷ triều phức tạp gây khó khăn cho việc di chuyển trên biển;
  • Tình trạng sạt lở khu vực ven biển, cát bay, cát lấn diễn ra thường xuyên.

Câu 2:

Nhân tố tác động vào địa hình nước ta: (2 đ)

  • Do hoạt động kiến tạo diễn ra trong lòng đất;
  • Do tác động từ tự nhiên;
  • Do tác động của con người;

Ví dụ dạng địa hình bị tác động bởi nhân tố đó: (2 đ)

  • Ví dụ hoạt động kiến tạo sẽ tạo nên núi cao ở các khu vực;
  • Tác động từ tự nhiên như sóng biển tạo nên vách biển; nước mưa tạo nên địa hình hang động;
  • Con người đã tạo nên địa hình như đê sông, để biển ngăn lũ, sóng; tạo nên những đồi nhân tạo;

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
3 922
0 Bình luận
Sắp xếp theo