(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2024 Quảng Ninh - Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc chi tiết đề thi vào 10 môn Văn 2024 Quảng Ninh cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Quảng Ninh 2024 môn Văn giúp các em có thêm tài liệu tham khảo và đối chiếu với bài làm của mình sau khi kì thi kết thúc.

Lưu ý: Đáp án môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Quảng Ninh sẽ được Hoatieu đăng tải sau khi kì thi kết thúc.

Kì thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 1/6/2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Buổi chiều cùng ngày các em học sinh sẽ làm bài thi môn tiếng Anh. Sáng ngày 2/6/2024 các thí sinh làm bài thi môn Toán. Đối với các thí sinh thi vào chuyên Hạ Long sẽ làm thêm bài thi các môn chuyên vào chiều ngày 2/6 và sáng ngày 3/6/2024.

1. Đáp án đề thi Văn vào 10 Quảng Ninh 2024

Đáp án đề Văn vào 10 Quảng Ninh 2024 đang được các thầy cô giải. Các em ấn F5 liên tục để cập nhật đáp án mới nhất...

Đáp án đề thi Văn vào 10 Quảng Ninh 2024

Đáp án đề thi Văn vào 10 Quảng Ninh 2024

Đáp án đề thi Văn vào 10 Quảng Ninh 2024

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024

3. Lịch thi vào 10 Quảng Ninh 2024

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

01/6/2024

Sáng

Ngữ văn

120p

Chiều

Ngoại ngữ: (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp - Đối với học sinh thi vào trường THPT chuyên Hạ Long)

60p

02/6/2024

Sáng

Toán

120p

Chiều

Môn chuyên: Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp

150p

03/6/2024

Sáng

Môn chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Ngữ văn

150p

4. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2023 đang được các thầy cô giải. Các em mở sẵn bài viết này của Hoatieu sau đó nhấn F5 để xem đáp án nhé.

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

5. Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Quảng Ninh 2023

6. Đề thi chuyên Văn Quảng Ninh 2023

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020-2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: Ngữ văn (chuyên) (Dành cho thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Hạ Long)

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngay từ lúc chào đời, con chỉ thuộc về chính bản thân nó mà thôi!

Nhận thức đó ngày càng trở nên mạnh mẽ, và khắc sâu trong trái tim tôi. Vì con không thuộc về ta, ta không thể bắt con nhìn đời theo đúng cách ta nhìn. Vì con không thuộc về ta, ta không thể trả giá thay khi con phạm sai lầm. Vì con không thuộc về ta, ta không thể bắt con phải thực hiện trớc mơ của chính bản thân ta.

Và...vì con không thuộc về ta, ta không thể đau đớn thay khi con đau đớn.

Khi tôi đọc được bài viết của một người mẹ có con bị ung thư, nhận thức đó trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Tôi hiểu được nỗi đau của người mẹ ấy, và những người mẹ khác nữa có con đang đau bệnh. Giá như con thuộc về ta, như cái tay, cải chân, để khi nó trầy xước thì ta đau thay nó. Nhưng không được, không phải, con không thuộc về ta. Ta có thể ở ngay bên cạnh, đồng hành và yêu thương. Ta có thể động viên, la mắng, giải thích, ôm ấp, cười hay khóc cùng con. Nhưng ta không thể vui buồn, nhận thức, học hỏi, hạnh phúc, đớn đau, dũng cảm, chịu đựng hay khôn ngoan thay con được.

Vì con là một thực thể tách rời. Nhận thức ấy nhiều khi làm ta buồn không thể tả, làm ta đau nhói trong tim, nhưng nó giữ cho ta tỉnh táo.

Sau này tôi cũng sẽ nói với con tôi như vậy. Ba mẹ có thể sinh ra con, nhưng không thể sống thay con được. Ba mẹ có thể đặt cho con một cái tên đẹp, nhưng sẽ không tạo nên danh tiếng thay con. Ba mẹ yêu thương con hơn bất cứ thứ gì trên đời, nhưng những lời con có thể nói với thế giới này, ba mẹ sẽ không nói thay con!

Cũng như tất cả mọi người, con là một thực thể tách rời. Vì thế, hãy có trách nhiệm với chính bản thân mình!

(Đặng Nguyễn Đăng Vy, Hãy tìm tôi giữa cánh đồng, NXB Hội nhà văn, trang 75-76)

a. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn in đậm.

b. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: "Ba mẹ có thể đặt cho con một cái tên đẹp, nhưng sẽ không tạo nên danh tiếng thay con" không? Vì sao?

Câu 2. (3,0 điểm)

Từ ngữ liệu đọc hiểu ở Câu 1, em hãy viết một bài văn ngăn chia sẻ suy nghĩ về lời nhắn nhủ nhà của tác giả: hãy có trách nhiệm với chính bản thân mình!

Câu 3. (5,0 điểm)

Vẻ đẹp cuộc sống, con người được khắc họa trong hai đoạn trích sau:

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, Tập một. NXB Giáo dục Việt Nam, trang 200)

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giặt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài mương mạ

Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...

Thanh Hài, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, trang 55-56)

7. Đề thi Văn vào 10 Quảng Ninh 2022

 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ninh 2022

 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ninh 2022

8. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2022

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ninh 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Quảng Ninh

Sở GD&ĐT Quảng Ninh

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn (Dành cho mọi thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian chép đề

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

(1) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.

(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị điều gì?

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ biết gì hơn những gì bạn thấy.

Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm.

Câu 4. (0,5 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn, em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm).

Câu 1. (3,0 điểm).

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có câu sử dụng thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ).

Câu 2. (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.144)

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Quảng Ninh

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn

Câu 2. Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn

Câu 3.

Tác dụng của điệp ngữ trong các câu in đậm: thể hiện tình cảm, ước muốn mọi người được bình an, được hạnh phúc. Bên cạnh đó, còn thể hiện lòng biết ơn đến những người đã miệt mài tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống bằng tình cảm chân thành nhất

Câu 4.

II. LÀM VĂN (8,0 điểm).

Câu 1.

*Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

*Phân tích, bàn luận

1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long

- Có những hành động thể hiện sự biết ơn

- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề

- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...

*Kết thúc vấn đề

- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

II. Làm văn

Câu 2.

I. Mở bài:

*Tác giả:

– Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.

– Quê: Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội)

– Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

– Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

– Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ), Những gương mặt,những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)…

*Tác phẩm:

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

- Dẫn dắt đoạn thơ: Đó là hình ảnh người bà, những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lừa, là suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa.

II. Thân bài: Nêu cảm nhận

1. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

– Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

– Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:“rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí,bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ – ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.

=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

2. Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:

Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

– Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau.

– Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” -> diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà. Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.

– Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.

– Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên:

+ Tình yêu thương

+ Niềm vui sưởi ấm

+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.

+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ

-> Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.

– Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.

3. Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.

+ Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

+ Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

III. Kết bài: là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Đánh giá bài viết
22 28.777
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Hoàng Trang - 9D1
    Hoàng Trang - 9D1

    sao nó lạ thế


    Thích Phản hồi 01/06/22
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm