Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 9 sách mới 2024
Đề thi thử Văn vào 10 năm 2024
Năm học 2024-2025 sẽ là năm đầu tiên các thí sinh thi vào 10 theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 cũng như làm đề thi tuyển sinh lớp 10 theo cấu trúc mới. Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi vào 10 môn Ngữ văn, trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2024-2025 được các thầy cô giáo xây dựng trên định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.
File đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025
Đề thi thử môn văn vào 10 cấu trúc mới - đề 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định bối cảnh không gian và thời gian trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Câu 4. Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?
Câu 5. Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, nếu không đoàn kết sẽ không thể thành công. Viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
Câu 2: Nghị luận văn học
Nỗi buồn quả phụ
“Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:
Gương Hằng Nga đã bụi màu trong!
Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,
Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà.
Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn:
Cánh hải đường đã quyện giọt sương!
Trông chim càng dễ đoạn trường:
Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.
Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy.
Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!
Phút giây bãi biển nương dâu,
Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?”
(Trích Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân)
Qua đoạn văn bản trên, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận nỗi buồn người quả phụ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Đoạn trích được viết theo thể thơ song thất lục bát Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Câu trả lời khác hoặc không trả lời : 0 điểm | 0,5 |
2 | Bối cảnh không gian và thời gian - Không gian: hiên vắng, ngoài rèm, trong rèm -> vắng lặng hiu hắt - Thời gian: + Ban ngày (thước chẳng mách tin) + Ban đêm (đèn biết chăng…) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 0,5 | |
3 | - Biện pháp nghệ thuật: + Điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăng – đèn chẳng biết). Điệp từ “biết” kết hợp với việc luyến láy âm “iết” + Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng – đèn có biết). - Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật trên càng làm tâm trạng người chinh phụ thêm day dứt, khắc khoải hơn. Làm cho câu thơ vang lên âm điệu da diết, hay cũng chính là âm vang của cõi lòng căng thẳng đợi chờ trong vô vọng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được biện pháp tu từ vfa không chỉ ra được tác dụng: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 1,0 | |
4 | - Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ. - Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 1,0 | |
5 | Gợi ý: - Qua đoạn trích ta thấy được tình cảnh cô đơn, lẻ loi, nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi có chồng ra trận. - Đồng thời tác giả muốn tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, ngoài ra còn thể hiện sự xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ, trân trọng, đề cao niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 1,0 | |
II |
| LÀM VĂN | 6,0 |
| 1 | Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, nếu không đoàn kết sẽ không thể thành công. Viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Thân đoạn: - Giải thích vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết là sự hợp tác, chung vai sát cánh, tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng mục đích, chí hướng. - Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Khẳng định tinh thần đoàn kết thực sự cần thiết trong cuộc sống. + Vì cuộc sống có nhiều thử thách bất ngờ (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh), đặt ra những bài toán nan giải và lâu dài mà một cá nhân khó giải quyết được nếu không có trí tuệ, sức mạnh tập thể, vì thế đòi hỏi con người phải đoàn kết. + Ý nghĩa của sự đoàn kết: Giúp mỗi cá nhân không cô đơn, lẻ loi; Tiếp thêm động lực cho mỗi người vượt qua khó khăn; Tạo ra sự gắn kết, thống nhất cao làm nên sức mạnh tinh thần, trí tuệ của tập thể; Lan tỏa tinh thần đoàn kết, họp tác đến mọi người... (Chứng minh về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống) + Mở rộng: Đoàn kết khác với tư tưởng bao che, dung túng cho đồng đội; phê phán sự chia rẽ, bè phái... * Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Qua đoạn văn bản, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận nỗi buồn người quả phụ. | 4,0 | |
| a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận nỗi buồn người quả phụ. | 0.5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cuả bài viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Lê Ngọc Hân hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vãn” được ra đời. - Nỗi buồn quả phụ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất được trích từ tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân. - Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình. 2. Thân bài: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích - “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời. - Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân. a. Khổ thơ 1, 2: - Hình ảnh: + “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. + Đứng trước gương, gương soi chiếu hình ảnh của chính mình, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn. + “Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà”: ngỡ là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hui của chính mình. + “Hoa buồn”, “Cánh hải đường đã quyện giọt sương”: hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương, hay chính ý tác giả là hải đường đang khóc như là một điềm gở. Thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng. + “Trông chim càng dễ đoạn trường/ Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”: trông chim bay thì thấy chim tan đà lẻ bóng, uyên ương nay chỉ còn lại chiếc bóng, phượng hoàng cùng chỉ còn là lẻ đôi. Nhìn vào đâu đâu cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách. - Từ ngữ: + Các từ ngữ: “buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lẻ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ. - Biện pháp tu từ: + Điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buồn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ. + Nhân hóa; hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi => Làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian. b. Khổ 3: - Hình ảnh: + “Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy/ Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!”: Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này. + Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân. - Từ ngữ: “ngùi ngùi”, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ. - Biện pháp tu từ: Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi tu từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời. 3. Đánh giá chung - Nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bi thương, u tối. + Giọng điệu u buồn, xót xa. + Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích. - Nội dung: Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” khắc họa nỗi buồn triên miên của người phụ nữ cũng như thể hiện tình yêu của bà dành cho vua Quang Trung. 4. Liên hệ mở rộng Có thể liên hệ với một số câu thơ cũng viết về tình cảnh lẻ loi, cô đơn hoặc sự buồn tủi của người phụ nữ trong văn học trung đại. Ví dụ: Sự lẻ loi, cô đơn, luôn ngóng trông người chồng mình trở về của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn * Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm | 1.0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1.5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề thi thử môn văn vào 10 cấu trúc mới - đề 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH ( Nguyễn Du)
…Cũng có kẻ mắc vào khóa lính
Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan
Nước khe cơm vắt gian nan
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời
Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!
Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.
………………………
( https://www.thivien.net )
Chú thích:
- Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Văn tế được viết bằng tiếng Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).
Câu 1: Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai?
Câu 2: Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính?
Câu 3: Yếu tố “ thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có đồng âm với yếu tố “thác” trong từ “ thoái thác” không? Vì sao?
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Câu 5: Qua đoạn trích trên, em rút ra cho mình thông điệp gì sâu sắc nhất?
Phần II: Viết ( 6,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích đoạn thơ được trích từ bài “ Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du ở phần Đọc – hiểu.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Môn: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm có .... trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.ĐỌC HIỂU | 1 | Đối tượng chiêu hồn trong đoạn trích là: Những người mắc vào khóa lính, những người phụ nữ lỡ làng một kiếp, và những người hành khất. | 0,5 |
2 | Nguyễn Du dùng những hình ảnh sau để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính: - Nguyễn Du gợi cuộc sống gian nan, đau khổ của những người mắc nạn khoa lính qua các hình ảnh: “Bỏ cửa nhà , "nước khe cơm vắt", "dãi dầu nghìn dặm", và cái chết trên chiến trường "mạng người như rác". | 0,5 | |
3 | -Yếu tố “ thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” đồng âm với yếu tố “thác” trong từ “ thoái thác” . Vì: + “Thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có nghĩa là chết. + “ thác” trong từ “ thoái thác” có nghĩa là viện cớ để từ chối việc gì đó. =>Nghĩa của hai yếu tố này khác nhau nên chúng là yếu tố đồng âm | 1,0 | |
4 | Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Buổi chiến trận mạng người như rác Phận đã đành đạn lạc tên rơi -Biện pháp tu từ so sánh: mạng người như rác -Tác dụng: so sánh số phận của những người lính với cỏ rác thể hiện tính mạng họ bị coi thường, vô giá trị trong chiến tranh. Qua đó vừa nhấn mạnh sự khắc nghiệt và tàn khốc của chiến trận, đồng thời phản ánh cái nhìn cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của con người. | 1,0 | |
5 | Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra và lý giải hợp lý. HS có thể đưa ra suy nghĩ riêng của mình về vấn đề, tuy nhiên cần phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một gợi ý: VD: Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì: + Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. + Sự cảm thông, chia se giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, dễ rung cảm với những biến động của cuộc sống, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. + Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. + Sự cảm thông và chia sẻ còn là nền tảng cần thiết cho một xã hội lành mạnh, văn minh và phát triển. | 1,0 | |
II:VIẾT | 1 | Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay. a) Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận : Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay c) Triển khai vấn đề một cách mạch lạc, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một hướng giải quyết: 1. Giải thích vấn đề -Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi của khí hậu do tác động của con người, chủ yếu là do việc thải ra quá nhiều khí nhà kính như CO2… -Ô nhiễm môi trường: Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. ….. => Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường làm cho môi trường sống của con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. 2. Thực trạng: nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mực nước biển dâng cao đe dọa hạn hán và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn. 3. Nguyên nhân: sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế. Hậu quả: Thiên tai, dịch bệnh gia tăng, mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, kinh tế bị thiệt hại nặng nề. 4. Giải pháp - Tiết kiệm năng lượng: tắt đèn, quạt, điều hòa khi không sử dụng, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện công cộng - Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải:Phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường , tái chế các vật liệu có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...). - Trồng cây xanh:Tham gia các hoạt động trồng cây của nhà trường, địa phương, trồng cây xanh tại nhà, trường học, khu dân cư, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường:Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và các giải pháp bảo vệ môi trường qua sách báo, internet, các chương trình giáo dục.Chia sẻ kiến thức với bạn bè, gia đình và cộng đồng.Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. => Bằng những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực, chúng ta có thể góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực cho môi trường sống của chúng ta và cho thế hệ tương lai. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... | 2,0 |
2 | Viết bài văn phân tích đoạn thơ được trích từ bài “ Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du ở phần Đọc – hiểu a) Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề: phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài I. Mở Bài - Nguyễn Du là đại thi hào của văn học Việt Nam, người đã để lại nhiều tác phẩm giá trị, trong đó "Văn tế thập loại chúng sinh" nổi bật với giá trị hiện thực và giá tri nhân đạo vô cùng sâu sắc. -Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích không chỉ thể hiện sự đau xót, thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn trong xã hội mà còn là lời thức tỉnh về những bất công xã hội và kêu gọi tấm lòng yêu thương, đồng cảm đối với những kiếp người bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời. II. Thân bài: 1.Giới thiệu tác giả và tác phẩm: -Giới thiệu Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. - Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX…. - Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. -Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lòng cảm thông đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... Bên cạnh đó còn lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. - “Văn tế thập loại chúng sinh” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với các số phận đau khổ con người trong xã hội xưa. -Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích là niềm thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn : người lính, người phụ nữ, người hành khất. 2. Đoạn trích thể hiện sự đau xót, thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn trong xã hội. Đoạn trích phản ánh nỗi đau và sự bất công mà các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến phải gánh chịu đựng. Mỗi khổ thơ thể hiện một số phận bi thảm thông qua ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc: -Khổ thơ đầu: Nói lên niềm cảm thương của nhà thơ đối với những người lính phải rời bỏ gia đình để tham gia chiến tranh: …Cũng có kẻ mắc vào khóa lính Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan Nước khe cơm vắt gian nan Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời Buổi chiến trận mạng người như rác Phận đã đành đạn lạc tên rơi + Cụm từ "khóa lính" và "gồng gánh việc quan" cho người lính bắt buộc phải ra đi . Họ vốn găn bó với gia đình, với quê hương, ruộng đồng nhưng vẫn phải giã từ những thứ thân thuộc ấy, đó đã là nỗi khổ đau. + Họ còn phải chịu đựng khó khăn, cực khổ nơi chiến địa: "Nước khe cơm vắt gian nan" và "Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời". Nguyễn Du sử dụng các từ ngữ như "nước khe", "cơm vắt", "dãi dầu" để miêu tả cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, vất vả, gian nan của họ + Câu thơ "Buổi chiến trận mạng người như rác" sử dụng biện pháp tu từ so sánh để chỉ nói lên sự mong manh của số phận con người và sự tàn khốc của chiến tranh =>Khổ thơ đã biểu lộ nỗi đau và sự thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với những người lính trong xã hội phong kiến. Nhà thơ phản ánh sự hi sinh lớn lao, gánh nặng mà họ phải chịu , qua đó gián tiếp phản đối những cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây đau khổ cho con người. - Khổ thơ thứ hai: là niềm cảm thương của nhà thơ dành cho một cảnh đời khác cũng không kém phần đau khổ: những người phụ nữ vì “ lỡ làng” mà phải “ buôn nguyệt bán hoa”: Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa Ngẩn ngơ khi trở về già Ai chồng con tá biết là cậy ai? -Câu thơ: "Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa" gợi lên hình ảnh của những phụ nữ vì cảnh ngộ đưa đẩy mà phải chấp nhận cảnh đời ô nhục. +"Ngẩn ngơ khi trở về già, Ai chồng con tá biết là cậy ai?": bộc lộ niền cảm thông của nhà thơ với cảnh ngộ của họ: cô đơn và tuyệt vọng khi về già, không còn ai để dựa dẫm. + Câu hỏi “Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?” không nhằm tìm câu trả lời cụ thể mà khơi gợi suy ngẫm về bao bất công ngang trái, những khổ đau mà phụ nữ phải chịu. Câu thơ phản ánh một thực tế diễn ra trong xã hội phong kiến, đó là phận đàn bà thường bị coi thường và đối xử tệ bạc. Nguyễn Du bày tỏ sự bất bình và đồng cảm với những khổ đau mà phụ nữ phải gánh chịu. -Khổ thơ thứ ba: Là niềm cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du hướng đến những kẻ ăn xin, người nghèo khổ không nơi nương tựa: +"Cũng có kẻ nằm cầu gối đất": gợi hình ảnh người ăn xin nằm co ro trên đất khiến người đọc xót xa. +Những con người đó lúc sống chịu cảnh khốn khó, thiếu thốn. Đến khi ra đi cũng vô cùng khô sở : "Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan". Sống phụ thuộc vào lòng từ thiện của người khác đến khi chết không được chôn cất tử tế, chỉ được vùi lấp một cách thảm thương. -> Đoạn thơ không chỉ là sự thể hiện nỗi đau của những kiếp người bất hạnh trong xã hội bấy giờ mà còn là tiếng nói phản kháng với bao bất công, ngang trái trong xã hội, gợi lên niềm trắc ẩn và lòng thương người của Nguyễn Du. Qua đó, nhà thơ như muốn thức tỉnh mỗi người hãy thay đổi cách nhìn nhận và đối xử với những số phận bất hạnh. Đoạn trích mang giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo sâu sắc. 3. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: - Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cụ thể và sinh động để khắc họa nỗi đau và số phận của các nhân vật. Các từ ngữ như "mạng người như rác", "nước khe cơm vắt", "dãi dầu nghìn dặm" không chỉ miêu tả chân thực cuộc sống khắc nghiệt của những phận người mỏng manh mà còn gợi lên nhiều cảm xúc xót xa, thương cảm cho người đọc. - Nhà thơ sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, và nhất là khai thác hiệu quả câu hỏi tu từ, nhằm làm nổi bật nỗi thống khổ của con người và những bất công, ngang trái trong xã hội. - Mỗi khổ thơ đều bắt đầu với "Cũng có kẻ" tạo nên tính nhạc, tăng thêm sự đồng điệu, nhấn mạnh vào sự đa dạng của nỗi đau trong xã hội và tạo ra ám ảnh cho người đọc. -Đặc biệt thể thơ song thất lục bát với cách gieo vần , cách ngắt nhịp đa dạng, phong phú, các câu thơ dài ngắn đan xen, cách sử dụng thanh bằng, thanh trắc linh hoạt khiến câu thơ rất giàu nhạc tính, diễn tả được những cung bậc tính cảm phong phú và gần gũi với điệu hồn của con người Việt Nam. III. Kết Bài : Khẳng định của đoạn trích và tài năng, tấm lòng của Nguyễn Du d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... | 4,0 |
Đề thi thử môn văn vào 10 cấu trúc mới - đề 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp. Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh. Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó chính là nàng tiên Giáng Hương, con của bà tiên cai quản vùng núi Phù Lai, động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả. Để báo đáp ơn cứu mạng trước kia, phu nhân đã tác hợp cho Từ Thức và Giáng Hương nên duyên vợ chồng trong sự chúc phúc của quần tiên.)
Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:
- Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.
Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:
- Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?
Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói:
- Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước.
Giáng Hương khóc mà nói:
- Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về, nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.
Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:
- Không ngờ chàng lại thắc mắc vì mối lòng trần như vậy.
Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:
- Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ kĩ..
Rồi trào nước mắt mà chia biệt.
Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:
- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.
Chàng bấy giờ mới buồn bực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên biển, dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.
(Trích Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 259 - 260)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra không gian và thời gian trong đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra lời của nhân vật, lời của người kể chuyện trong những câu văn sau:
Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:
- Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị hãy lí giải sự lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích: Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.
Câu 5. Rút ra một thông điệp ý nghĩa nhất và lí giải.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận văn học (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ở ngữ liệu Đọc hiểu
Câu 2: Nghị luận xã hội (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | - Không gian trong đoạn trích: đan xen giữa cõi trần và cõi tiên. + Cõi trần: huyện Tiên Du, quê cũ của Phạm Tử Hư. + Cõi tiên: vùng núi Phù Lai – động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả. - Thời gian: kết hợp thời gian thực và thời gian kì ảo + Thời gian thực: năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh, đời ông vua thứ ba triều Lê. + Thời gian kì ảo: Từ Thức ở động tiên khoảng một năm nhưng ở cõi trần đã hơn 80 năm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Câu trả lời khác hoặc không trả lời : 0 điểm | 0,5 |
2 | - Lời của người kể chuyện: Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng - Lời của nhân vật (Từ Thức): Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc nêu được người đàn bà nhà quê chắc chắn, thấp bé, da mặt và chân tay răn reo: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 0,5 | |
3 | - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: + Từ Thức gặp tiên và kết duyên với nàng tiên Giáng Hương trong sự chúc phúc của quần tiên. + Cỗ xe cẩm vân đưa Từ Thức về nhà trong thoáng chốc. + Xe mây thoáng chốc đã hóa chim loan mà bay mất. - Tác dụng của các yếu tố kì ảo: + Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. + Kín đáo bộc lộ thái độ của người viết: Cõi tiên là hình ảnh của thế giới mà con người muốn tìm đến khi chán ngán thế giới thực tại. Nhưng thế giới cũng chỉ là hư vô như giấc mộng chiêm bao. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm | 1,0 | |
4 | - Lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích: Chọn vào núi, xa rời cuộc sống trần gian. - Lí giải: Từ Thức trở nên lạc lõng bơ vơ khi chàng không còn thuộc về chốn thần tiên cũng không còn hợp với cõi nhân gian. Chính vì vậy ra đi là cách tốt nhất cho chàng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm (Chấp nhận cách diễn đạt tương đương) | 1,0 | |
5 | * HS có thể lựa chọn một trong những thông điệp sau: - Chúng ta là con người trần thế dù có được sống nơi tiên cảnh cũng không thoát được nỗi nhớ quê hương - Cuộc đời con người chúng ta không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là khoảng thời gian hữu hạn, chúng ta cũng không được hưởng đặc ân vô biên từ tạo hóa. - Chúng ta không thể tham lam, không thể có tất cả, khi ta không chấp nhận bằng lòng ta sẽ mất hết. ... * HS tự lí giải hợp lí thông điệp đã chọn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm (Chấp nhận cách diễn đạt tương đương) | 1,0 | |
II |
| LÀM VĂN | 6,0 |
| 1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ở ngữ liệu Đọc hiểu | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu vấn đề. Tác giả Nguyễn Dữ - ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời. Trong đó tác phẩm nối tiếng của ông là "Truyền kỳ mạn lục", có truyện "Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên" đó cũng là một trong những câu chuyện hay của tập truyện. Câu chuyện để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc về nét đặc sắc nghệ thuật. * Thân đoạn: - Không gian, thời gian đan xen giữa cõi trần và cõi tiên - Sử dụng yếu tố kì ảo là một đặc trưng của truyện truyền kì góp phần tạo nên màu sắc kì ảo, hấp dẫn cho tác phẩm - Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, đan xen giữa hiện thực và kì ảo. Cách kể này đã giúp cho tác phẩm trở nên sống động, hấp dẫn người đọc. - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, phù hợp với tính cách nhân vật (Học sinh tự lấy dẫn chứng để chứng minh) -> Nỗi nhớ quê hương tha thiết của Từ Thức * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay. | 4,0 | |
| a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay. | 0.5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cuả bài viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề. 2. Thân bài: Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm 1: Bản chất của tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn - Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ đảm bảo các tiêu chí được quy định rõ bởi pháp luật của nhà nước. Đây là nơi khởi nguồn cho cánh rừng của một khu vực nào đó, nơi đó vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống vùng rừng thấp,xuống đồng bằng sông ngòi rồi mới chảy ra biển lớn. - Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống… - Phá rừng phòng hộ đầu nguồn là hoạt động chặt cây vĩnh viễn để nhằm lấy gỗ hoặc lấy đất sử dụng cho mục đích khác. Thực trạng phá rừng đầu nguồn đã diễn ra từ lâu và ngày càng phức tạp. Theo như thống kê gần đây cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Một số điểm nóng chặt phá rừng đầu nguồn ở nước ta hiện nay như ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị,... Luận điểm 2: Hậu quả của việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn Rừng phòng hộ phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ. Việc chặt phá rừng phòng hộ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể kể đế như sau: - Làm gián đoạn chu kỳ nước, gây xói mòn đất, có thể dẫn đến sa mạc hóa và mất môi trường sống cho các loài; từ đó dẫn đến mất đa dạng sinh học, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật và mất vẻ đẹp tự nhiên. - Làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước. - Gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn, nghiêm trọng và khốc liệt hơn. * Ý kiến trái chiều: Nhiều người cho rằng việc bảo vệ rừng phòng hộ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc nhận thức như vậy là chưa đúng, bởi hâu quả của nạn phá rừng đầu nguồn không phải chỉ một vài cá nhân phải gánh chịu mà tất thảy mọi người. Do đó, vì sự bền vững của cuộc sống, tất cả chúng ta đều cần phải ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn. *Giải pháp cho sự việc: Vậy cần làm gì để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn? - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ rừng phòng hộ và rừng nói chung. Người dân cần báo tin, tố giác tội phạm với cơ quan chức năng khi phát hiện các vụ việc, hoặc nghi có hành vi phá rừng nhằm ngăn chặn kịp thời. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống con người. - Xử lí nghiệm những hành vi chặt phá rừng, tiếp tay cho việc chặt phá rừng. - Tuyên truyền mọi người trồng rừng thay thế; có những dự án “trồng cây gây rừng”. - Xây dựng những khu bảo tồn. 3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. | 1.0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1.5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề thi thử môn văn vào 10 cấu trúc mới - đề 4
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2025 – 2026
DẠNG 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bỡi đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. (3) Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghép Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
- Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng:
- Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê. Sinh không đừng được, mới bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam. Không ngờ lòng giời khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Lưu thị…”
(Trích Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo em, nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
Câu 3. Chi ra một cách dẫn được dùng trong đoạn trích. Cho biết dấu hiệu để nhận biết?
Câu 4. Vì sao Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng hay chơi bời lêu lổng?
Câu 5. Em hiểu gì về đức hạnh Nhị Khanh qua lời khuyên chồng “… Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê”.
II. VIẾT
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Nhị Khanh trong đoạn trích và bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam?
Câu 2. (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động cần thiết của các bạn trẻ.
------------------------Hết-------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm.
2. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | PTBĐ chính: Tự sự | 0,5 |
2 | Nhân vật chính trong đoạn trích là Nhị Khanh | 0,5 |
3 | - Cách dẫn được dùng là dẫn trực tiếp: "- Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến." - Dấu hiệu nhận biết là dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trước lời nói của nhân vật. | 0, 5 0, 5 |
4 | Trong đoạn trích, Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ vì chàng thường chơi bời lêu lổng, điều này có thể gây ra rắc rối và ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình. | 1,0 |
5 | Lời khuyên của Nhị Khanh cho chồng mình phản ánh tình cảm sâu sắc và lòng hiếu đạo của cô đối với gia đình. Cô muốn chồng mình hiểu rằng, dù có những khó khăn và thử thách, họ nên đứng vững và bảo vệ lợi ích của gia đình. Điều này cũng phản ánh tầm quan trọng của việc giữ vững lập trường và trách nhiệm trong mối quan hệ gia đình. | 1,0 |
Phần II. VIẾT (6điểm) | ||
Câu 1 (2 đ) | a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn | 0,25 |
b. Xác định đúng và nêu được vấn đề nghị luận | ||
c. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản trình bày được - Nhị Khanh là người phụ nữ hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp mà bao người ngưỡng mộ. + Yêu thương chồng + Có trách nhiệm, hết lòng vun vén cho gia đình.... - Qua nhân vật này, ta càng thêm nể phục phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sáng ngời trái tim ấm nóng, tấm lòng giàu đạo đức. Họ đều yêu chồng, thương con và chăm lo vun vén cho gia đình. Họ cũng rất đỗi tần tảo, chăm chỉ. Hình như phụ nữ Việt thời nào cũng vậy, cũng đều khiêm nhường, vị tha và giàu đức hi sinh. Bởi vậy, họ luôn là người giữ lửa gia đình. Họ đều mang thiên tính dịu dàng, thùy mị. Họ cũng rất đỗi tần tảo, chăm chỉ. Nhận ra những vẻ đẹp đáng quý ấy, ta càng thêm trân trọng, kính yêu người phụ nữ Việt. | 1.5 | |
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. | 0,25 | |
Câu 2 (4,0 điểm)
|
| |
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề . | 0,25đ | |
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và hành động cần thiết của các bạn trẻ trước tình trạng này. | 0,25đ | |
- Triển khai vấn nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. Có thể viết bài theo định hướng sau: 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và hành động của con người trước tình trạng này. - Ý kiến nhận định của em về vấn đề này: là vấn đề toàn xã hội, nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của con người, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng khắp... 2. Thân bài a. Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng ô nhiễm nguồn nước: - Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, có nguyên nhân từ tự nhiên, có nguyên nhân do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. - Châu Á là khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cao nhất thế giới, phần trăm chất độc hại trong nước cao gấp 3 lần chỉ số trung bình trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. b. Luận điểm 2: Vai trò của nước đối với đời sống con người - Nước là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và tất cả các loài sinh vật trên thế giới này. Thiếu nước, con người sẽ khó tồn tại được. Nước là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. - Dẫn chứng: lượng nước chiếm 75% diện tích bề mặt Trái Đất, chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Trong cơ thể con người, lượng nước là phần lớn, chiếm khoảng gần 70% trong cơ thể và phân bố ở các cơ quan khác nhau. c. Luận điểm 3: Ảnh hưởng tiêu cực của việc ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống con người - Ảnh hưởng 1: Ô nhiễm nguồn nước khiến môi trường sống không còn trong lành, dễ gây biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người + Môi trường sống trong lành sẽ mang đến sự hài hòa, hữu ích cho sự tồn tại của các loài sinh vật và con người. + Ô nhiễm nguồn nước khiến môi trường bị thay đổi, kéo theo sự thay đổi của các sinh vật trong môi trường đó, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan Dẫn chứng: Theo thống kê của tổ chức Unicef Việt Nam, khoảng 74% các trận lũ lụt thiên tai từ năm 2001 đến 2018 có liên quan đến nước, như hạn hán và lũ lụt. - Ảnh hưởng 2: Con người và sinh vật tồn tại trong môi trường chung. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm từ các nguồn hóa chất độc hại sẽ khiến các sinh vật chậm phát triển hoặc không thể tồn tại được + Các loại hóa chất độc hại sẽ gây tác động vô cùng xấu đối với môi trường, phá hủy các yếu tố có lợi, cản trở sự tồn tại của sinh vật, con người + Môi trường nước ô nhiễm bởi hóa chất sẽ sản sinh ra các chất độc hại giết chết sinh vật, ảnh hưởng đến con người Dẫn chứng: hiện tượng xả thải của các nhà máy Formusa Hà Tĩnh năm 2016 làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường biển miền Trung khiến tôm cá chết hàng loạt - Ảnh hưởng 3: Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người + Tất cả các hoạt động của con người như vệ sinh, ăn uống, tắm giặt… đều cần tới nước, nên nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chúng ta sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, về da, về hô hấp… và nguy hiểm hơn là các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ… + Khi con người sử dụng các sản phẩm được nuôi, trồng trong môi trường nước bị ô nhiễm cũng dẫn đến hấp thụ các chất độc hại vào cơ thể. Dẫn chứng: khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Sử dụng nước có hàm lượng chì khiến nguy cơ mắc bệnh thận, thần kinh… - Ảnh hưởng 4: Ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả xấu đến việc phát triển kinh tế + Các ngành kinh tế như du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng… đều liên quan mật thiết và chịu ảnh hưởng của nguồn nước. Nguồn nước ô nhiễm làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. + Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ phải đầu tư các khoản chi tốn kém cho việc khắc phục hậu quả của ô nhiễm Dẫn chứng: Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây mất mĩ quan tại các điểm du lịch, gây phản cảm cho du khách. Ô nhiễm nước khiến các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp không đảm bảo chất lượng, không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu… Điển hình như sông Tô Lịch giữa thủ dô Hà Nội hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cư dân xung quanh, làm xấu cảnh quan đô thị… d. Luận điểm 4: Ý kiến trái chiều và phản bác - Ý kiến: Chỉ cần sinh sống tránh xa khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm là đảm bảo cuộc sống và sức khỏe, việc bảo vệ và cung cấp nước sạch là của các cơ quan chức năng. - Phản bác: Quan điểm ích kỉ, bo bo giữ mình, không hợp lí. Sống xa khu vực nước bị ô nhiễm là lựa chọn cá nhân, tuy nhiên để nhận diện được mức độ ô nhiễm nước là rất khó khăn; hơn nữa còn có môi trường và các sản phẩm từ môi trường nước mà con người sử dụng hàng ngày. Bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm là trách nhiệm của tất cả mọi người. e. Luận điểm 5: Hành động cần thiết của các bạn trẻ để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước - Mỗi người cần sử dụng nước một cách tiết kiệm. - Giữ sạch nguồn nước xung quanh mình bằng cách không xả thải bừa bãi trong cuộc sống, sinh hoạt. - Phân loại rác và xử lí rác thải sinh hoạt một cách hợp lí từ trong mỗi gia đình, ở các địa phương để tránh ô nhiễm môi trường nước nói riêng, môi trường nói chung - Hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm sử dụng một lần gây hại cho môi trường, hướng đến tiêu dùng xanh, giữ nguồn nước sạch. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường nước, bảo vệ nguồn nước sạch, thu gom rác tại các ao, hồ, sông, suối… - Có chính sách quản lí nghiêm khắc, giám sát chặt chẽ việc xử lí nước thải ở các nhà máy để tránh xả nước thải trực tiếp ra môi trường.... 3. Kết bài: - Khẳng định vấn đề: ô nhiễm nguồn nước và thực trạng đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. - Liên hệ: mỗi người cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm nước, giữ gìn môi trường sống. | 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ | |
| - Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. | 0,25đ |
| - Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 0,25đ |
---------------------Hết-----------------------
Đề thi thử môn văn vào 10 cấu trúc mới - đề 5
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT 2025-2026
MÔN THI : NGỮ VĂN 9
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
1. Ngư tinh
Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...
Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cả tinh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cả tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỉ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá cá tinh, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cả tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cầu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.
2. Hồ tinh
Thành Thăng Long xưa còn có tên là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bờ sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, vì vậy đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy, tức là đất kinh thành ngày nay vậy.
Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ. Trong hang dưới chân núi, có con chồn chín đuôi sống được hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu tinh, biến hóa thiên hình vạn trạng, hoặc thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người mọi chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần, người mọi thường thờ phụng. Thần dạy người mọi trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là “mọi áo trắng” (Bạch y man). Con chồn chín đuôi biến thành người mọi áo trắng nhập vào giữa đám dân mọi cùng ca hát, dụ bắt trai gái rồi trốn vào trong hang núi đá. Người mọi rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá, làm thành một đầm nước lớn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là “đầm Xác Chồn” (tức Hồ Tây ngày nay). Rồi cho lập miếu để trấn áp yêu quái (tức chùa La đã ngàn năm). Cánh đồng phía Hồ Tây rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là “đồng Chồn” (Hồ Đồng). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, thường gọi là “thôn Chồn” (Hồ Thôn). Chỗ hang chồn xưa, nay gọi là đầm Lỗ Hồ (Lỗ Hồ Đàm).
(trích Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Pháp soạn thảo, theo https://dotchuoinon.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Vì sao Lạc Long Quân phải diệt trừ Ngư Tinh và Hồ Tinh? Lạc Long Quân đã dùng cách nào để đánh Ngư Tinh và Hồ Tinh
Câu 3: Yếu tố “ kinh” trong từ “ kinh thành” có phải là yếu tố đồng âm với “ kinh” trong “ kinh hoàng” không? Vì sao?
Câu 4: Theo em, chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh phản ánh điều gì trong quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng trong việc bảo vệ cộng đồng?
Câu 5: Từ nhân vật Lạc Long Quân, em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối, hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống (Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu)
PHẦN II: 6,0 điểm
Câu 1: 2,0 điểm.
Yếu tố kỳ ảo được coi là phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống của truyện truyền kỳ. Qua những chi tiết kỳ ảo, người đọc có thể nhân thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan điểm, thái độ của tác giả. Em hãy nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh ( Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2: 4,0 điểm
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động của chúng ta.
-----------------Hết---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KỲ
Môn: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm có .... trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.ĐỌC HIỂU | 1 | Nội dung chính của văn bản trên là :Lạc Long Quân diệt trừ các loại yêu quái là Ngư Tinh và Mộc Tinh chuyên gây tai họa, đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân. | 0,5 |
2 | - Lạc Long Quân phải diệt trừ Ngư Tinh và Hồ Tinh vì chúng gây hại cho dân chúng, ăn thịt người và làm cuộc sống của người dân trở nên nguy hiểm và khổ sở. -Cách diệt trừ Ngư Tinh: Lạc Long Quân hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho Ngư Tinh ăn. Khi Ngư Tinh há miệng định nuốt, ông ném vào miệng cá một khối sắt nung đỏ, khiến nó bị thương nặng. Sau đó, ông cắt đứt đuôi cá và lột da nó. -Cách diệt trừ Hồ Tinh: Lạc Long Quân ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá nơi Hồ Tinh ẩn náu, biến chỗ đó thành một đầm nước lớn (Hồ Tây ngày nay). | 0,5 | |
3 | Yếu tố "kinh" trong từ "kinh thành" đồng âm với yếu tố "kinh" trong các từ "kinh dị" và "kinh hoàng". Vì : +"Kinh" trong "kinh thành" có nghĩa là nơi đặt kinh đô, trung tâm chính trị của một quốc gia. +"Kinh" trong "kinh dị" và "kinh hoàng" có nghĩa là "sợ hãi" hoặc "hoảng sợ". Hai yếu tố này có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau nên là những yếu tố Hán Việt đồng âm. | 1,0 | |
4 | - Chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh của Lạc Long Quân phản ánh quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng là bảo vệ cộng đồng, mang lại bình an và sự thịnh vượng cho dân chúng. -Người anh hùng không chỉ cần có sức mạnh và lòng dũng cảm mà còn phải có trí tuệ và lòng nhân ái. Các vị thần hay anh hùng trong truyền thuyết thường được xem là biểu tượng của sức mạnh bảo vệ, công lý và lòng yêu nước. | 1,0 | |
5 | Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra và lý giải hợp lý. HS có thể đưa ra suy nghĩ riêng của mình về vấn đề, tuy nhiên cần phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một gợi ý: VD: Lạc Long Quân diệt trừ yêu quái giúp đỡ nhân dân, được nhân dân kính trọng, ghi nhớ công ơn. Hành động của người anh hùng gợi suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối Bởi vì: + Khi mọi người biết đứng ra bảo vệ và giúp đỡ những người yếu đuối, sẽ góp phần ngăn chặn những hành động bất công và bạo lực, tạo ra một xã hội an toàn, công bằng, nhân ái, tốt đẹp + Bảo vệ mọi người trong tình huống khó khăn, ta sẽ giúp họ vượt qua thử thách trong cuộc sống, có niềm tin vào cuộc đời + Bản thân người biết giúp đỡ sẽ hạnh phúc vì được mọi người tin yêu và thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa. + Giáo dục thế hệ trẻ làm việc có ích, có ý nghĩa cho cuộc đời. | 1,0 | |
II:VIẾT | 1 | Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh a) Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận : Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh. Cụ thể: c) Triển khai vấn đề một cách mạch lạc, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một hướng giải quyết: +Chỉ ra yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh và Hồ Tinh: Ngư Tinh có hình dạng kỳ lạ và khả năng siêu phàm, có thể biến hóa thành hình dạng khác như gà trắng, tác oai, tác quái gây hại cho dân Hồ Tinh: Chồn chín đuôi biến hình thành người, có phép thuật có thể gây hại cho dân Lạc Long Quân: là vị thần, có khả năng biến hóa và sử dụng phép thuật: hóa phép thành thuyền lớn và sử dụng sắt nung đỏ để chiến đấu với Ngư Tinh, chặt đuôi cá và lột da phủ lên núi, làm biến đổi địa hình thành danh thắng + Cách sử dụng yếu tố kỳ ảo: Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố hiện thực như địa danh có thưc: Hòn đá Ngư Tinh, cảng Phật Đào, Núi Đầu Chó, Hồ Tây, Thăng Long, Nhĩ Hà……. + Vai trò, ý nghĩa: : Phản ánh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, hiểm nguy mà con người phải đối mặt. Ngư Tinh, Hồ Tinh tượng trưng cho là các thế lực, thử thách khó khăn mà con người phải vượt qua. Lạc Long Quân là biểu tượng cho quá trình chinh phục thiên nhiên và khát vong của ông cha ta -Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo để thể hiện khát vọng của nhân dân về sự công bằng, chiến thắng của cái thiện với cái ác, ca ngợi công cuộc chinh phục thiên nhiên của cha ông, và mong muốn về người anh hùng có năng lực siêu phàm, dũng cảm, sẵn sàng đứng ra bảo vệ cộng đồng -Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, sử dụng kết hợp yếu tố kỳ ảo và hiện thực cũng góp phần làm tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... | 2,0 |
2 | Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động của chúng ta a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và giải pháp để giải quyết vấn đề c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài - Giới thiệu vấn đề: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và sự cần thiết phải hành động của con người trước tình trạng này + Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của con người trên toàn thế giới + Hiện nay ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, đòi hỏi phải có hành động kịp thời. Thân bài 1. Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng (ô nhiễm nguồn nước là gì?) - Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, có nguyên nhân từ tự nhiên, có nguyên nhân do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. - Châu Á là khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cao nhất thế giới, phần trăm chất độc hại trong nước cao gấp 3 lần chỉ số trung bình trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. 2. Luận điểm 2: Vai trò của nước đối với đời sống con người - Nước là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và tất cả các loài sinh vật trên thế giới này. Thiếu nước, con người sẽ khó tồn tại được. Nước là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. - Dẫn chứng: lượng nước chiếm 75% diện tích bề mặt Trái Đất, chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Trong cơ thể con người, lượng nước là phần lớn, chiếm khoảng gần 70% cơ thể và phân bố ở các cơ quan khác nhau. 3. Luận điểm 3: Hiện trạng của việc ô nhiễm nguồn nước Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ. 4. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước -Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số Khi con người ngày càng nhiều, dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết. -Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt Đặc biệt là rác thải nhựa, không phân hủy được bị vứt tràn lan khắp nơi, không được xử lý đúng quy định gây ô nhiễm môi trường nước. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. -Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. -Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng. -Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp Đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. -Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất. -Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển làm ảnh hưởng đến môi trường nước 5. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường -Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.4 Luận điểm 6: Ý kiến trái chiều và phản bác - Ý kiến: Chỉ cần sinh sống tránh xa khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm là đảm bảo cuộc sống và sức khỏe, việc bảo vệ và cung cấp nước sạch là của các cơ quan chức năng. - Phản bác: Quan điểm ích kỉ, bo bo giữ mình, không hợp lí. Sống xa khu vực nước bị ô nhiễm là lựa chọn cá nhân, tuy nhiên để nhận diện được mức độ ô nhiễm nước là rất khó khăn; hơn nữa còn có môi trường và các sản phẩm từ môi trường nước mà con người sử dụng hàng ngày. Bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm là trách nhiệm của tất cả mọi người. 7. Luận điểm 5: Hành động của chúng ta để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả. Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng. Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại. -Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại./. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường nước: - Mỗi người cần sử dụng nước một cách tiết kiệm, giữ sạch nguồn nước xung quanh mình bằng cách không xả thải bừa bãi trong cuộc sống, sinh hoạt. - Phân loại rác và xử lí rác thải sinh hoạt một cách hợp lí từ trong mỗi gia đình, ở các địa phương để tránh ô nhiễm môi trường nước nói riêng, môi trường nói chung - Hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm sử dụng một lần gây hại cho môi trường, hướng đến tiêu dùng xanh, giữ nguồn nước sạch. Kết bài - Khẳng định vấn đề: ô nhiễm nguồn nước và thực trạng đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. - Liên hệ: mỗi người cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm nước, giữ gìn môi trường sống. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... | 4,0 |
Đề tham khảo tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025 Phú Thọ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2025 - 2026 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề tham khảo có 02 trang) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU(4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Thường thường, người ta đi xa bao nhiêu lâu thì mới cảm thấy nhớ nhà?
Tôi đã không ít lần tự hỏi mình điều đó, mặc dù cũng như bạn, tôi biết rằng câu trả lời đơn giản là “tùy cảnh tùy người”…
Tôi biết rằng một khi ta đã cảm thấy nhớ nhà, lòng ta sẽ khác. Chắc chắn như vậy, lòng ta sẽ khác. Khi chúng ta nhận ra mình nhớ là khi ta nhận ra mình đang yêu. Yêu thương một người, một gia đình, một xóm thôn, một thành phố hay một đất nước…Đó chính là lý do mỗi chúng ta đều cần trải qua cảm giác nhớ nhà. Và để có cảm giác đó chúng ta phải ra đi. Bạn có thể dễ dàng trở về, cũng khó có thể quay trở lại. Bạn có thể tìm lại những cảm xúc cũ xưa sau rất nhiều năm tháng, cũng có thể không. Khả năng thứ hai có thể xảy ra hơn. Nhưng hãy bình tâm, bởi Helen Keller nói đúng rằng: “Những điều tốt nhất và đẹp nhất trong thế gian này thì không thể nhìn thấy hay chạm đến được - chúng phải cảm nhận bằng trái tim”.
Nếu như bạn nhớ nhà, hãy nhận ra rằng đó chính là yêu thương, và hãy để nó là yêu thương, chứ không phải luyến tiếc, tủi hờn hay oán giận. Bạn biết chăng, nỗi nhớ nhà sẽ khiến bạn nhận ra rằng chúng ta luôn có thể yêu thương từ một nơi rất xa. Và tình yêu thương, cho dù là yêu thương một ảo ảnh của hạnh phúc, thì vẫn luôn là một khởi đầu đẹp đẽ…
Một ngày nào đó, bạn sẽ đi xa. Và tôi mong rằng tất cả những người trẻ đều sẽ có dịp đi xa. Lên thành phố học đại học. Lập nghiệp ở tỉnh khác. Ra nước ngoài du học, định cư. Hay thường xuyên nhất, đi du lịch.
Khi ấy, thêm một lần nữa, hãy trả lời giùm tôi câu hỏi:“Mất bao lâu để bạn cảm thấy nhớ nhà?”.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Thế giới, 2023, tr.28-33)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1. Theo văn bản, lý do mỗi chúng ta đều cần trải qua cảm giác nhớ nhà là gì?
Câu 2. Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau: Một ngày nào đó, bạn sẽ đi xa. Và tôi mong rằng tất cả những người trẻ đều sẽ có dịp đi xa. Lên thành phố học đại học. Lập nghiệp ở tỉnh khác. Ra nước ngoài du học, định cư. Hay thường xuyên nhất, đi du lịch.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói của Helen Keller được tác giả trích dẫn trong văn bản: Những điều tốt nhất và đẹp nhất trong thế gian này thì không thể nhìn thấy hay chạm đến được- chúng phải cảm nhận bằng trái tim?
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT(6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Nếu phải xa nhà em sẽ làm gì để có thể luôn yêu thương từ một nơi rất xa?
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ sau:
Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ
Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước
Đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc
Chẳng nơi nào... có vị cơm năm xưa...
Cơm cháy quê nghèo...có nắng, có mưa
Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng
Có những hi sinh, nhớ thương thầm lặng
Con yêu nước mình... từ những câu ca...
Cơm cháy quê nghèo... mặn mồ hôi cha
Có vị thơm rơm, cánh đồng mùa gặt
Muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt
Có ánh trăng vàng...chị múc bên sông...
(Trích Mùi cơm cháy, Vũ Tuấn, Khúc ru quê, NXB Hội nhà văn, 2022, tr.130-131)
* Chú thích:
- Tác giả: Vũ Tuấn quê ở Thanh Ba - Phú Thọ. Vốn là một giáo viên dạy Toán, nhưng anh thích thơ từ nhỏ. Tác giả thường viết về quê hương với những hương vị ngọt ngào, thể hiện sự gắn bó sâu đậm, tha thiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 4 bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối
Top 11 bài phân tích Những ngôi sao xa xôi siêu hay
Top 10 bài phân tích nhân vật Vũ Nương siêu hay
Top 9 bài phân tích nhân vật Từ Hải siêu hay
(12 mẫu) Phân tích Trao duyên hay nhất
Top 15 mẫu phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
Top 11 mẫu phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính hay chọn lọc
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Top 3 mẫu cảm nhận về hình tượng rừng xà nu siêu hay
-
Top 4 mẫu viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
-
(4 mẫu) Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
-
Nội dung chính của bài thơ Tức cảnh Pác Bó
-
Giải thích câu tục ngữ ăn được ngủ được là tiên không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
-
Top 6 bài cảm nhận hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ siêu hay
-
Top 14 bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà hay nhất
-
9 mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
-
Top 5 bài nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
-
Top 5 mẫu cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn học
Bài thơ Chiều tối được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Top 9 bài phân tích nhân vật bé Thu hay nhất
Top 8 bài phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
Top 10 mẫu đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
3 mẫu dàn ý cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi
Cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích