Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật
Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật. Pháp luật và kỉ luật là những quy tắc giúp cho xã hội, cộng đồng phát triển theo ý chí nhất định, giúp con người làm việc, hành động theo khuôn phép đúng đắn của đạo đức. Pháp luật và kỉ luật được ghi nhận trong các câu ca dao, tục ngữ như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Những câu ca dao, tục ngữ nói về pháp luật và kỉ luật
1. Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật
1.1 Ca dao, tục ngữ về pháp luật
Tục ngữ về pháp luật:
- Đất có lề, quê có thói
- Nước có vua, chùa có bụt
- Phép Vua thua lệ làng
- Vua phạm tội cũng giống thứ dân.
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.
- Luật pháp bất vị thân.
- Tha kẻ gian, oan người ngay.
- Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
- Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
- Rõ ràng phải trái phân minh.
- Cầm cân nảy mực.
- Bênh lí, không bênh thân.
Ca dao về pháp luật:
- Làm người trông rộng nghe xa
Biết luật biết lí mới là người tinh.
Ý nghĩa: Người khôn ranh thì phải biết những quy định pháp luật, biết cái sai cái đúng, biết điều gì nên làm và không nên làm.
- Bề trên chẳng giữ kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
Ý nghĩa: Câu này ngụ ý phê phán những con người có quyền lực trên cao không có kỷ cương, pháp luật sẽ khiến cho kẻ dưới dễ làm gian xảo, dối trá.
- Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là Giặc, cướp ngày là Quan.
Ý nghĩa: Câu này cũng ngụ ý pháp luật không chặt chẽ, không bình đẳng khiến cho những kẻ làm quan tham lam rút tiền của nhân dân. Nhân dân thì lại cùng cực khổ sở vì không có tiền, cuộc sống khó khăn.
- Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Ý nghĩa: Pháp luật luôn được đặt lên hàng đầu, không vì mối quan hệ thân thiết mà làm trái với những quy định pháp luật.
1.2 Ca dao, tục ngữ về kỉ luật
Tục ngữ về kỉ luật
- Tiên học lễ hậu học văn
- Tôn sư trọng đạo
- Kính lão đắc thọ
- Không thầy đố mày làm nên
- Ăn cây nào, rào cây nấy
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ người đào giếng
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
- Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Ca dao về kỉ luật
- Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe
Ý nghĩa: Ý nói người không biết thì nên lắng nghe người khác để rút ra bài học cho mình. Đây cũng là kỷ luật cần có trong cuộc sống.
- Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
Ý nghĩa: Muốn con trẻ được ngay thẳng thì cần có kỷ luật để rèn giũa, nắn từ nhỏ như muốn vẽ hình tròn phải có khuôn. Khuôn ở đây ngụ ý là kỷ cương, kỷ luật.
- Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Ý nghĩa: Ý nói muốn học hành tốt nên thì phải có thầy, muốn thành thợ giỏi thì có thợ chỉ bảo. Ngụ ý là muốn thành tài, giỏi giang thì cần có người chỉ bảo và có kỷ luật đúng đắn.
2. Pháp luật và kỉ luật
2.1 Pháp luật là gì?
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Pháp luật khi đã ban hành thì tất cả mọi hành vi, quan hệ, ứng xử đều phải tuân theo pháp luật và không được làm trái với những gì pháp luật quy định. Khi có xảy ra sai phạm thì nhà nước sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử phạt, cưỡng chế với hành vi đó.
2.2 Kỉ luật là gì?
Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: trường học, bệnh viện, công ty,...) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.
Kỷ luật sẽ điều chỉnh những cách xử sự của con người trong phạm vi của đơn vị, cơ quan nhất định. Khi người nào đó làm việc trong một cơ quan thì phải chịu sự điều chỉnh kỷ luật liên quan đến cơ quan, tài sản cơ quan, bảo mật cơ quan nhằm không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và danh tiếng của cơ quan đó. Sự điều chỉnh này được gói gọn trọng phạm vi trong cơ quan, liên quan đến tài sản cơ quan và liên quan đến bảo mật thông tin.
3. So sánh pháp luật và kỉ luật
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung là đều quy định về quy tắc xử sự của con người. Nhưng giữa hai khái niệm này lại có những điểm khác nhau về phạm vi, chủ thể ban hành, tính chất của quy định,....
Để biết các tiêu chí so sánh pháp luật và kỉ luật cũng như mối liên hệ giữa pháp luật và kỉ luật, mời các bạn tham khảo bài: Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về pháp luật và kỉ luật cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật và kỉ luật. Pháp luật và kỉ luật là những yếu tố cần thiết cho mỗi người và cho xã hội để phát triển. Chúng giúp cho mỗi người không bị lệch chuẩn khỏi cộng đồng, khiến bản thân trở nên có quy tắc, không bị xã hội đào thải và đưa xã hội, cộng đồng vận hành theo ý chí chung, có thể quản lý được.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Bài 2: Liêm khiết
- Bài 3: Tôn trọng người khác
- Bài 4: Giữ chữ tín
- Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
- Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác đúng không?
- Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay GDCD 8 trang 15
- Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật
- Bản nội quy của nhà trường những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?
- Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
- Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
- Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội
- bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư
- Bài 10: Tự lập
- Bài 11: Lao động tự giác, sáng tạo
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt
- Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao?
- Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà GDCD 8
- Chi là một nữ sinh lớp 8 một lần Chi nhận lời đi chơi xa GDCD 8
- Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng GDCD 8
- Lâm 13 tuổi. Một lần Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều GDCD 8
- Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào?
- Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người
- Có ý kiến cho rằng chúng ta không nên tiếp xúc với người bị nhiễm HIV vì sẽ mang tiếng xấu và lây bệnh?
- Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
- Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- Bài 20:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 8
Bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm lớp 8 đủ 4 đề
Soạn bài Viết trang 124 văn 8 tập 2 Cánh Diều
Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 29 tập 1 Chân trời sáng tạo
Những chính sách của Nhật Bản ảnh hưởng thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam thế kỷ 19, 20?
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm?