Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật. Pháp luật và kỉ luật đều là những quy tắc, quy định mà con người cần tuân theo để phát triển xã hội. Vậy giữa pháp luật và kỉ luật có điểm giống và khác gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Pháp luật và kỉ luật
Pháp luật và kỷ luật là hai phạm trù có nhiều nét tương đồng trong khái niệm, áp dụng, cũng như hình thức. Hai phạm trù này có sự liên kết, tác động lẫn nhau trong các vấn đề cụ thể mà chúng quy định. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng hai khái niệm trên là như nhau và là một. Tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm bởi chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong xã hội.
1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Pháp luật khi đã ban hành thì tất cả mọi hành vi, quan hệ, ứng xử đều phải tuân theo pháp luật và không được làm trái với những gì pháp luật quy định. Khi có xảy ra sai phạm thì nhà nước sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử phạt, cưỡng chế với hành vi đó.
2. Kỉ luật là gì?
Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,...) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.
Kỷ luật sẽ điều chỉnh những cách xử sự của con người trong phạm vi của đơn vị, cơ quan nhất định. Khi người nào đó làm việc trong một cơ quan thì phải chịu sự điều chỉnh kỷ luật liên quan đến cơ quan, tài sản cơ quan, bảo mật cơ quan nhằm không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và danh tiếng của cơ quan đó.
Ví dụ công ty T có yêu cầu nhân viên được phép mang máy tính về nhà để làm việc nhưng phải có trách nhiệm bảo quản máy tính. Quy định kỷ luật này cho thấy dù không phải trong phạm vi công ty nhưng sử dụng máy tính của công ty thì vẫn phải có trách nhiệm, nếu có xảy ra vấn đề thì vẫn bị kỷ luật.
3. So sánh pháp luật và kỉ luật
3.1 Điểm giống nhau giữa pháp luật và kỉ luật
Pháp luật và kỉ luật có những nét tương đồng sau:
- Đều có tính bắt buộc
- Đều là những quy tắc xử sự chung
- Giúp cộng đồng, xã hội phát triển theo định hướng, có trật tự
3.2 Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
Ngoài những nét tương đồng, pháp luật và kỉ luật còn phân biệt nhau bởi những điểm sau đây:
Tiêu chí | Pháp luật | Kỉ luật |
Tính bắt buộc | Mạnh hơn | Yếu hơn |
Chủ thể ban hành | Nhà nước | Tổ chức, cộng đồng |
Đảm bảo thực hiện | Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước | Không có quyền lực nhà nước |
Phạm vi áp dụng | Rộng hơn, phạm vi cả nước | Hẹp hơn, trong phạm vi cộng đồng, tổ chức, tài sản liên quan đến cơ quan. |
Hình phạt | Các hình phạt do nhà nước quy định: Phạt tiền, phạt tù,... | Các hình phạt do tổ chức quy định: Trừ lương, phê bình trước tập thể,... |
4. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật
Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.
Ví dụ:
- Pháp luật quy định về chuẩn mực đạo đức của giáo viên khi giảng dạy thì kỉ luật trong trường cũng cần có quy định tuân theo quy định của pháp luật, khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức giáo viên thì cần xử lý triệt để không bao che.
- Hoặc quy định Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.
5. Ví dụ về pháp luật và kỉ luật
Ví dụ về pháp luật:
- Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm được cài quai đúng cách.
- Luật hình sự quy định nghiêm cấm những hành vi sử dụng ma tuý, chất kích thích, chất gây nghiện. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.
Ví dụ về kỉ luật:
- Trong lớp học quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị ghi tên vào sổ đầu bài.
- Kỷ luật nhà trường cũng nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện trong trường học như thuốc lá, rượu, bia,...
Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc so sánh pháp luật và kỉ luật, nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi cuối kì 1 Hóa học 8 Chân trời sáng tạo
-
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
-
Phân tích bài thơ Tự trào hay nhất
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
-
Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do mà em yêu thích hay nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 8
Bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm lớp 8 đủ 4 đề
Soạn bài Viết trang 124 văn 8 tập 2 Cánh Diều
Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 29 tập 1 Chân trời sáng tạo
Những chính sách của Nhật Bản ảnh hưởng thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam thế kỷ 19, 20?
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm?