Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại
Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào? Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.
Đây là một câu hỏi trong phần bài tập luyện tập môn Giáo dục công dân lớp 8 bài 19. Bạn đọc tham khảo gợi ý đáp án dưới đây.
Em hãy chỉ ra phương án giúp các bạn đóng góp ý kiến xây dựng Luật giáo dục
- Việc học sinh tham gia ý kiến xây dựng Luật giáo dục là được phép.
Được biết nước ta luôn đảm bảo những quyền và lợi ích của mọi đối tượng trong xã hội, vì thế những vấn đề liên quan đến lợi ích của mỗi người đều được tham gia ý kiến đóng góp. Luật giáo dục là luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của học sinh nên các em được phép đóng góp ý kiến về dự thảo Luật giáo dục.
- Phương án giúp các bạn đóng góp ý kiến xây dựng Luật giáo dục.
Để tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật giáo dục thì học sinh có thể thực hiện bằng những phương pháp sau đây:
- Thứ nhất là tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp trong các cuộc họp lấy ý kiến của người dân tại địa phương, trường học,...
- Cách thứ 2 gửi đơn đóng góp ý kiến trực tiếp đến cơ quan xây dựng dự thảo Luật giáo dục để được trực tiếp xem xét.
- Cách thứ ba là đóng góp ý kiến về Luật giáo dục đến các cơ quan chức năng bằng hình thức trực tuyến. Các hình thức lấy ý kiến nhân dân hiện nay đang ngày càng phổ biến bằng hình thức trực tuyến, vậy nên các bạn hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến nhanh chóng bằng cách này.
Khi tham gia đóng góp ý kiến chặt chẽ thì các em học sinh cần nắm bắt những quy định luật đã được dự thảo, thấy được những bất cập trong đó và thực tế hiện nay để đưa ra những ý kiến đóng góp hay nhất. Việc học sinh tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật đang được thực hiện phổ biến vì quyền và lợi ích của trẻ em, học sinh. Vậy nên các em tham gia đóng góp, xây dựng luật là thực hiện các quyền, lợi ích của bản thân.
Tuy nhiên việc những ý kiến đó có được đưa vào luật hay không thì cần phải xem xét, đánh giá của các chuyên gia, cán bộ trực tiếp xây dựng luật cũng như ý kiến của nhân dân về vấn đề đó. Do đó các em cần đóng góp những ý kiến thực tế, đúng đắn, không nên đưa những ý kiến viển vông và sai lệch.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học
Những nhân tố nào là nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? Giải Địa lí 8 Bài 31
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Giải câu 1 trang 133 bài 27 Lịch sử 8
Đề thi học kì 2 môn GDCD 8 có đáp án Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Địa lí 8 có đáp án Bộ đề thi cuối học kì 2 Địa lí 8
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử Viết đoạn văn về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh
Chứng minh Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản Chứng minh nước ta là nước giàu tài nguyên khoáng sản
Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? Giải câu 2 trang 133 SGK Lịch sử 8
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Đặt câu với từ lạch bạch lớp 8
-
Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?
-
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
-
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
-
Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?