Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8. Khiếu nại và tố cáo là hai quyền cơ bản của công dân. Những hai quyền này có sự khác biệt nhất định mà mọi người cần nhận thấy và phân biệt rõ ràng. Cùng hoatieu.vn so sánh quyền khiếu nại và tố cáo trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Quyền khiếu nại là gì?

Quyền khiếu nại là quyền của công dân được pháp luật quy định, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là sai, trái pháp luật và xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình.

2. Quyền tố cáo là gì?

Quyền tố cáo là quyền của công dân được pháp luật quy định có quyền báo với cơ quan có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật.

Quyền tố cáo được thực hiện khi công dân phát hiện ra một tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện hành vi trái với quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình hoặc người khác.

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8
Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8

3. Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8

Từ những khái niệm được nêu ở trên thì có thể thấy quyền khiếu nại và tố cáo có những điểm giống và khác nhau như sau:

Quyền khiếu nạiQuyền tố cáo

Giống nhau

- Là quyền của công dân được pháp luật quy định và công nhận;

- Là công cụ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lý, giám sát hoạt động của nhà nước.

Khác nhau

- Chủ thể thực hiện quyền là: cơ quan, tổ chức, cán bộ, cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của quyết định hoặc hành vi hành chính nhà nước.

- Đối tượng khiếu nại: những quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhà nước;

- Chủ thể chịu ảnh hưởng là người ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. (là những cán bộ trong cơ quan nhà nước)

- Mục đích là nhằm khôi phục những quyền, lợi ích của người đã bị xâm phạm, thiệt hại.

- Chủ thể thực hiện quyền là công dân.

- Đối tượng tố cáo: những hành vi gây thiệt hại, đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân.

- Chủ thể chịu ảnh hưởng là người thực hiện hành vi phạm tội.

- Mục đích là nhằm tố giác, ngăn chặn, hạn chế và kịp thời xử lý mọi hành vi phạm tội.

4. Ví dụ để phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo

Để hiểu hơn về quyền khiếu nại tố cáo hoatieu.vn sẽ đưa ra những ví dụ như sau:

Ví dụ về quyền khiếu nại: 

Anh Q là một cán bộ công chức làm việc cho cơ quan nhà nước được 5 năm. Trong một lần thực hiện công tác thì anh đã vi phạm quy chế, nguyên tắc làm việc của cơ quan. Vì thế anh Q đã bị đưa ra xem xét kỷ luật và quyết định kỷ luật anh với hình thức kỷ luật giáng chức. Sau khi nhận quyết định bản thân anh Q xét thấy mình chưa phải chịu mức kỷ luật nặng như vậy, nên anh đã khiếu nại lên cơ quan và có lý do, căn cứ cụ thể. Sau khi xem xét lại cơ quan ra quyết định kỷ luật anh Q với hình thức là hạ bậc lương.

Ví dụ về quyền tố cáo:

Chị T trên đường đi làm về qua một con đường vắng đã phát hiện một thanh niên có dấu hiệu là bắt cóc trẻ em. Vì thế chị T đã theo dõi và biết được nơi giam giữ trẻ em bị bắt cóc. Sau khi phát hiện chị T đã trình báo với cơ quan công an về những gì mình thấy được, và khi cơ quan xác minh là địa bàn có những đứa trẻ mất tích nên đã đột nhập và bắt giữ những đối tượng vi phạm.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
5 6.950
0 Bình luận
Sắp xếp theo