Viết đoạn văn diễn dịch về lão Hạc là người giàu lòng tự trọng

Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề lão Hạc là người giàu lòng tự trọng - Lão Hạc là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Qua tác phẩm Lão Hạc, người đọc đã cảm nhận được Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch giàu lòng tự trọng. Sau đây là một số đoạn văn diễn dịch về lão Hạc là người giàu lòng tự trọng, đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề lão Hạc là người giàu lòng tự trọng Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn.

1. Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề lão Hạc là người giàu lòng tự trọng

Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc sống bần cùng khó khăn đối với một nông dân cao tuổi quả là khó khăn. Lão Hạc tuổi đã cao, sức khỏe yếu mà còn lủi thủi kiếm ăn một mình, lão không thể làm việc nặng nhọc được nữa nên miếng ăn cũng khó kiếm lắm. Lão đã gạt đi sự giúp đỡ miếng ăn của ông Giáo một cách hách dịch vì lòng tự trọng của một người đàn ông, suốt ngày ông đi bới củ khoai, củ sắn để ăn qua ngày. Ngoài ra, lão không muốn chuyện của mình phiền tới xóm làng nên trước khi chết đã gửi ông Giáo ba mươi đồng bạc lo đám tang cho mình. Ông biết mình không thể sống tiếp nữa vì không còn gì để ăn, khoai sắn cũng hết rồi! Vì vậy ông không để mình phải nhơ nhớp tự trọng nên đã chọn cái chết để bảo vệ toàn vẹn tự trọng.

Đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu chủ đề lão Hạc là người giàu lòng tự trọng

2. Đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu chủ đề lão Hạc là người giàu lòng tự trọng

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hạc buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ân hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Thật đáng thương!

In đậm: câu ghép

In nghiêng: câu cảm thán

3. Đoạn văn ngắn về lòng tự trọng của lão Hạc

Lão hạc là người giàu lòng tự trọng. Chính thông qua cái chết của lão, ta nhìn nhận được tự trong trong người nông dân nghèo khổ. Vì lão đã có lỗi với cậu Vàng nên lão đã trừng phạt mình bằng bả chó. Đó quả là sự ân hận tột đỉnh và cho ta thấy được tấm lòng của một con người. Nhưng lão chết đi còn vì thương con. Lão muốn là một người cha đúng với con, chết để không phạm vào tiền của con. Sự chu đáo của lão khi gửi ông giáo tiền ma chay vì không muốn phiền xóm làng giúp ta hiểu hơn về lòng tự trọng trong người nông dân. Người nông dân thà chết đi chứ không muốn là một người ích kỉ, xấu xa và bị tha hóa!

4. Đoạn văn diễn dịch về nhân vật Lão Hạc

Nhân vật Lão Hạc là một biểu tượng của người nông dân nghèo khó nhưng mang nhiều vẻ đẹp tốt đẹp. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
37 31.544
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi