Top 3 Đề thi học kì 2 Địa lí 8 Kết nối tri thức (có ma trận, đáp án)

Đề thi Địa lý lớp 8 cuối học kì 2 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là mẫu đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lí 8 sách kết nối tri thức bao gồm ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 8 KNTT kèm theo đề thi và đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa 8 KNTT sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để các em củng cố kiến thức ôn thi cuối kì 2 Địa 8 sách mới.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 8 KNTT

TT

Chủ đề/ Bài học

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

( 10% - đã kiểm tra giữa kì II)

– Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng

– Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính

– Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam

– Đặc điểm chung của sinh vật

– Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

2 TN

5%

0,5 điểm

2

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

( 7 tiết)

– Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

– Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

– Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Nhận biết

– Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

– Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

Thông hiểu

– Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

Vận dụng

– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Vận dụng cao: Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

4TN

1TL*

1TLa

1TLb

30%

3,0 điểm

3

Chủ đề chung 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

( 3 tiết)

- Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

- Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nhận biết:

- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam
(theo Luật Biển Việt Nam).

- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Thông hiểu: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

2TN*

2TN*

1TL*

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 câu

TNKQ

1 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

10 câu

( 8TN,

2TL)

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

2. Đề thi cuối học kì 2 Địa lí 8 KNTT

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2đ)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm )

Câu 1: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Câu 2: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất

A. phù sa.

B. feralit.

C. xám.

D. badan.

Câu 3: Việt Nam có đường bờ biển trải dài bao nhiêu km?

A.Hơn 2.260 km

B.Hơn 3.260 km

C.Hơn 4.260 km

D.Hơn 5.260 km

Câu 4: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

A. 26 tỉnh, thành phố
B. 27 tỉnh, thành phố
C. 28 tỉnh, thành phố
D. 29 tỉnh, thành phố

Câu 5: Đảo vừa có diện tích lớn nhất và vừa có giá trị về du lịch, về an ninh - quốc phòng là đảo nào?

A. Đảo Phú Quốc
B. Đảo Trường Sa Lớn
C. Đảo Lý Sơn
D. Đảo Song Tử Tây

Câu 6: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được 150 quốc gia các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Hội nghị đã thông qua vào ngày tháng năm nào?

A. 30/4/1982

B. 30/5/1982

C. 10/12/1982

D. 11/11/1982

Câu 7:Trong các loại tài nguyên sinh vật biển dưới đây, loại nào có sản lượng khai thác chiếm ưu thế tuyệt đối?

A. Cá biển.

B. Các loài giáp xác.

C. Các loài nhuyễn thể.

D. Bò sát biển.

Câu 8:Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cần:

A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.

B. thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt.

C. sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ.

D. hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt.

B.PHẦN TỰ LUẬN (3đ)

Câu1:(1,5đ)

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Câu 2: (1,5đ)

a. Xác định lãnh hải của đảo, các quần đảo Việt Nam. Nội thủy là gì?

b. Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

3. Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 Địa lí 8 KNTT

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Phân môn Địa lí (2đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

B

C

A

C

A

A

PHẦN TỰ LUẬN

Phân môn Địa lí (3,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

Ý nghĩa việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

1 đ

0,5đ

2

a ) Xác định lãnh hải của đảo, các quần đảo Việt Nam. Nội thủy là gì?

* Lãnh hải của đảo, quần đảo Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật Biển Việt Nam 2012, trong đó:

- Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 Luật Biển Việt Nam 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Như vậy, mỗi đảo, quần đảo đều có phần nội thủy, lãnh hải riêng, cùng với đường cơ sở tương ứng. Đường biên giới quốc gia trên biển của đảo, quần đảo được xác định từ đường cơ sở tính ra biển 12 hải lý và căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012.


* Là vùng nước phía trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, cửa vịnh, các vùng nước. Tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tối cao và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Người và tàu thuyền nước ngoài muốn vào phải xin phép và phải được sự đồng ý của Việt Nam.

0,5đ

0.5 đ

b) Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

- Tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bạn bè cùng các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển biển, đảo bền vững.

- Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

- Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo.

0,5

...........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm toàn bộ nội dung bộ đề thi học kì 2 Địa lí 8 KNTT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.076
0 Bình luận
Sắp xếp theo