(Đủ các chủ đề) Giáo án môn Tin học lớp 8 Cánh Diều 2024 cả năm

Tải về

Giáo án Tin học lớp 8 bộ sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là giáo án Tin học lớp 8 sách mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bài giảng Tin 8 Cánh Diều dưới đây được các thầy cô biên soạn trên file word theo hướng dẫn của CV 5512. File giáo án môn Tin lớp 8 Cánh Diều với đầy đủ các bài dạy từ Chủ đề A đến G sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích dành cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Để xem trọn bộ giáo án Tin học 8 Cánh Diều file word, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Kế hoạch bài dạy Tin học 8 sách Cánh Diều

Mẫu giáo án Tin học 8 Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Tin học 8 Cánh Diều file word

Giáo án Tin học 8 Cánh Diều chủ đề A bài 1

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH

BÀI 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính

- Nêu được một số thành tựu để minh họa vài nét về các máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.

- Biết được sự ra đời của máy tính điện tử và các thế hệ phát triển của máy tính điện tử.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Tin học 8, máy tính, máy chiếu, một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời kì, phiếu học tập

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập Tin học 8, vở viết…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học

b)Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển của máy tính khi so sánh hình ảnh máy tính điện tử ENIAC (Hình 1) với máy tính bảng mỏng nhẹ hiện nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Máy tính thời đầu có kích thước rất to bằng cả một căn phòng và đã được cải tiến, phát triển vượt bậc để trở thành những máy tính bảng mỏng nhẹ như ngày hôm nay.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy em có biết máy tính đã thay đổi và phát triển ra sao không?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vài nét về các máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu để minh họa vài nét về các máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.

2. Nội dung:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Theo em, vì sao chiếc máy tính em dùng lại được gọi là máy tính điện tử? (vì máy tính được lắp ráp từ các thiết bị điện tử)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.5 thảo luận nhóm (4 HS) và điền vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối mục): Em hãy tìm đặc điểm về các máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann theo các ý sau:

Ÿ Thời gian. Ÿ Người phát minh.

Ÿ Tên phát minh Ÿ Đặc điểm. Ÿ Ảnh hưởng

Thời gian 5 phút

- GV kết luận: Lịch sử phát triển máy tính đã trải qua nhiều giai đoạn. Những máy tính xuất hiện trong cùng một giai đoạn được coi là cùng một thế hệ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.5-6 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vài nét về các máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann

(phiếu bài tập đính kèm cuối mục).

...........................................

Giáo án môn Tin học lớp 8 Cánh Diều chủ đề C bài 1

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BÀI 1. DỮ LIỆU SỐ TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

- Nêu được các đặc điểm của thông tin số.

- Nêu được VD minh họa việc sử dụng công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

· SGK, SGV, SBT Tin học 8.

· Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Em hãy kể một số ví dụ về thông tin số và cho biết nó có ở đâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Hoạt động cá nhân hoặc trao đổi, thảo luận để thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV: Gọi 1 vài HS đừng tại chỗ trả lời (có thể là thông tin số dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, …)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Tổng hợp câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những đặc điểm của thông tin số.

1. Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của thông tin số.

2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Giải thích cho HS hiểu thông tin số và phân biệt được thông tin số và dữ liệu số dựa theo nội dung trong SGK Tr 10.

- Tiếp theo GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời: Thông tin số có những đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV: Gọi HS đừng tại chỗ trả lời.

- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

GV giải thích cho HS biết được từng đặc điểm của thông tin số dựa theo SGK.

GV cho HS ghi vở:

1. Những đặc đểm của thông tin số.

- Thông tin số chiếm tỉ lệ rất lớn.

- Thông tin số được tạo ra với tốc độ ngày càng tăng.

- Thông tin số rất đa dạng.

- Thông tin số có tính bản quyền.

- Thông tin số có độ tin cậy khác nhau.

Thông tin số có các đặc điểm: Đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí thông tin số hiệu quả.

Hoạt động 2: Thông tin số và các công cụ xử lí.

1. Mục tiêu: Nêu được VD minh họa việc sử dụng công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số.

2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên một vài phần mềm làm việc với dữ liệu chữ và số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi 1 vài HS đứng tại chỗ trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các công cụ trao đổi, lưu trữ và tìm kiếm.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Em hãy nghiên cứu SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu VD về công cụ trao đổi thông tin

- Nêu VD về công cụ lưu trữ thông tin

- Nêu VD về công cụ tìm kiếm thông tin

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi 3 HS đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời

HS khác: Nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu công cụ xử lí dữ liệu số.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Hãy hoạt động căp đôi và đưa ra một số VD về công cụ xử lí dữ liệu số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi 3 HS đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời

HS khác: Nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV nhấn mạnh: Mỗi công cụ được tạo ra để xử lí những kiểu dữ liệu nhất định, cho những mục đích khác nhau. Tùy theo mục đích, chúng ta cần lựa chọn sử dụng công cụ xử lí dữ liệu phù hợp.

2. Thông tin số và các công cụ xử lí.

Một vài phần mềm làm việc với dữ liệu chữ và số: Word, Excel,…

a) C ác công cụ trao đổi, lưu trữ và tìm kiếm.

- VD về công cụ trao đổi thông tin: Tin nhắn, thư điện tử, các mạng xã hội, hội nghị trực tuyến, …

- VD về công cụ lưu trữ thông tin: Ổ cứng, USB, thẻ nhớ, dịch vụ lưu trữ trên đám mây (Google Drive, One Drive,…),…

- VD về công cụ tìm kiếm thông tin: Các máy tìm kiếm như Google, Bing, …

b) Công cụ xử lí dữ liệu số đa dạng:

Một số VD về công cụ xử lí dữ liệu số:

- Phần mềm soạn thảo văn bản: Dùng để xử lí các loại văn bản.

- Phần mềm trình chiếu: Dùng để thuyết trình hay giảng bài.

Phần mềm xử lí hình ảnh: Paint, Photoshop, GIMP, …

- Phần mềm trình diễn âm thanh: Windows Media Player, Winamp, AIMP, PowerDVD, Groove Music, …

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện 2 bài luyện tập sau:

Bài 1. Hãy nêu và giải thích một vài đặc điểm của thông tin số.

Bài 2. Hãy giới thiệu tên một phần mềm ứng dụng và nêu rõ phần mềm đó làm việc với loại tệp có đuôi tên tệp là gì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi 2 HS lên trình bày bài làm của mình

HS khác: Nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi phần vận dụng và 2 câu hỏi tự kiểm tra (SGK trang 12).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ ở nhà

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV: Giờ học tiếp theo gọi 2 HS lên trình bày bài làm của mình.

HS khác: Nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức

..................................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 4.230
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • NGUYỄN TRÃI C2
    NGUYỄN TRÃI C2

    em không tải được a


    Thích Phản hồi 02/08/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn ấn Tải về, chờ quảng cáo sau 30s hoặc 60s tùy theo tài khoản là có link tải về nhé ạ.

      Thích Phản hồi 09/08/23
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm