(Mới) Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 8
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Văn 8
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 8 là một trong những nội quan trọng vào đầu năm học để đánh giá chất lượng học lực của các em học sinh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề khảo sát chất lượng môn Văn 8 đầu năm học có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập bổ ích cho các em học sinh.
Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 8 đầu năm có đáp án
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 2024-2025
Môn: Ngữ Văn 8
(Thời gian làm bài 60 phút: Đề có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (6,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người. Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy thét thật to:“Tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo “Quà tặng cuộc sống”, NXB Trẻ, 2002)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể trong câu chuyện trên và tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu chuyện, người mẹ đã nói với con về định luật gì trong cuộc sống?
Câu 3 (1,5 điểm): Câu văn “Ai gieo gió ắt gặp bão” gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó?
Câu 4 (0,5đ): Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người. Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu
Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày bức thông điệp sâu sắc mà câu chuyện muốn gửi đến cho người đọc.
II. VIẾT (4.0 điểm):
Từ nội dung của văn bản phần đọc–hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 12 -15 câu) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình yêu thương.
Đáp án
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn: Ngữ văn lớp 8
Phần | Câu |
| Điểm | |
I. Đọc hiểu
| 1 | - Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình. - Tác dụng: người có thể kể một cách linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật. | 1,0 | |
2 | Định luật trong cuộc sống mà người mẹ đã nói với con: “Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” | 1,0 | ||
3 | -Thành ngữ: “gieo gió gặt bão”: -Ý nghĩa của thành ngữ: Mỗi người phải chịu trách nhiệm hậu quả bởi những việc mình làm, gieo những điều không tốt sẽ nhận những hậu quả không tốt. | 1,5 | ||
4 | Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: phép lặp từ “cậu” | 0,5 | ||
5 | HS có thể đưa ít nhất 2 bức thông điệp khác nhau những phải đúng đắn, phù hợp. - Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy. - Sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với mọi người trong cuộc đời thì ta cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp nhất. - Mỗi chúng ta cần ứng xử dựa trên sự yêu thương, tình người, không nên ứng xử thô bạo. - Mỗi người phải chịu trách nhiệm hậu quả bởi những việc mình làm, gieo những điều không tốt sẽ nhận những hậu quả không tốt. | 2,0 | ||
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về giá trị của tình yêu thương | 0,25 | |||
c. Trình bày ý kiến * Nêu được vấn đề cần nghị luận: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị của tình yêu thương * Giải thích: Tình yêu thương là một trạng thái tinh thần mà người ta có thể trải nghiệm và cảm nhận. Đó là một cảm xúc tích cực, lòng nhân ái và tình cảm mà người ta có thể dành cho một người khác hoặc cho cả mọi người trong xã hội. Tình yêu thương có nhiều hình thức khác nhau * Bàn luận: - Giá trị của tình yêu thương. - Tình yêu thương sẽ sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ niềm tin, sức mạnh, nghị lực để vượt lên nghịch cảnh. - Yêu thương, nhân ái, bao dung sẽ tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, sự tự tin và cơ hội để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Khi ta mở lòng trao đi những tình cảm yêu thương chân thành thì ta cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó. Trao đi yêu thương sẽ nhận lại niềm hạnh phúc. - Lòng nhân ái sẽ là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn…Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh… -Người sống nhân ái, bao dung luôn được mọi người tin yêu, quý trọng và cảm phục. ( Dẫn chứng: HS có thể lấy 1 trong những bằng chứng: giúp đỡ những đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm, những người nghèo, những trẻ em nghèo, mồ côi, bị tật bẩm sinh….như các chương trình “ Vì khúc ruột Miền Trung; Lục lạc vàng; Trái tim cho em; … giúp đỡ Nhật Bản bị sóng thần, động đất… hủy hoại, các quốc gia trên thế giới đã có sự chung lòng giúp sức khi bị dịch bệnh Covid; khi chiến tranh… - Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. * Bài học rút ra: - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng so với mỗi người tất cả chúng ta. - Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, tiếp tục tham gia những hoạt động giải trí thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn, vất vả trong đời sống. - Cần biết trân trọng những gì mình đang có. | 3,5 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
Tham khảo thêm:
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Nội dung chính của bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
Đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức file word
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử
Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trúc)
(Mới nhất) Soạn bài Mở đầu Văn 8 Cánh Diều
Viết đoạn văn 8-10 câu về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
(Mới) Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 8
21,6 KB 04/09/2024 9:45:00 SAGợi ý cho bạn
-
(4 mẫu) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Đợi mẹ
-
Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản Đi cấp cứu trên tàu viễn dương
-
(3 mẫu) Nêu những thu nhận bổ ích qua văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long
-
Soạn Bài ca Côn Sơn lớp 8 Chân trời sáng tạo (ngắn gọn, dễ hiểu)
-
(Có dàn ý) Phân tích bài thơ ông phỗng đá
-
Thực hành tiếng Việt 8 trang 112 tập 2
-
Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
-
Theo em nhân vật tôi trong chuyện cái kính có mắc bệnh tưởng không?
-
Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân lớp 8
-
Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27